Một số câu hỏi tham khảo phần Sinh lý động vật

Câu 1: Xét ty thể A của tế bào tuyến tụy và ty thể B của tế bào cơ tim, hãy dự đoán ty thể của tế bào nào có diện tích màng trong lớn hơn? Tại sao?

Trả lời: - Tế bào cơ tim có diện tích bề mặt màng trong ty thể lớn hơn.

Vì: Tế bào cơ tim cần nhiều năng lượng cho hoạt động do đó cần nhiều protein và enzim tham gia vào chuỗi truyền điện tử vì thế nên diện tich màng trong ty thể lớn hơn.

Câu 2:

a)Các chất độc hại có trong cơ thể được gan xử lí theo những cơ chế chủ yếu nào?

Trả lời: Theo cơ chế chủ yếu:

- Cơ chế khử độc: Quá trình này thường bao gồm gắn hay kết hợp các chất độc với các chất hữu cơ khác tạo thành các nhóm hoạt động như 1phân tử "đánh dấu". Nhờ đó thận có thể nhận biết và đào thải ra ngoài như các chất cặn bã.

- Cơ chế phân huỷ trực tiếp (bởi enzym): Gan phân huỷ trực tiếp các chất độc thành các chất không độc để có thể được sử dụng trong quá trình chuyển hoá.

b) Phản ứng sinh lí gì xảy ra khi các yếu tố kích thích tác động đến cơ thể người làm tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, tăng tiết mồ hôi ? Nêu cơ chế hình thành phản ứng đó.

Trả lời: Đây là phản ứng stress báo động ngắn hạn. Cơ chế: Tín hiệu gây stress được chuyển tới vùng dưới đồi → tăng cường hoạt động của hệ thần kinh giao cảm → tăng tiết adrênalin và noadrênalin (từ tuyến thượng thận); đồng thời xung từ thần kinh giao cảm làm xuất hiện những biến đổi có tính chất báo động như: tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, giãn phế quản, tăng tiết mồ hôi Các phản ứng báo động cùng với các phản ứng đề kháng có tác dụng giảm stress cho cơ thể.

Câu 3: Sự tăng lên của nồng độ ion H+ hoặc thân nhiệt có ảnh hưởng như thế nào đến đường cong phân li của ôxi - hêmôglobin (HbO2)? Liên hệ vấn đề này với sự tăng cường hoạt động thể lực.

Trả lời:

- Sự tăng ion H+ và nhiệt độ máu làm đường cong phân li dịch về phía phải nghĩa là làm tăng độ phân li của HbO2, giải phóng nhiều O2 hơn.

- Sự tăng giảm về ion H+ và nhiệt độ máu liên quan đến hoạt động của cơ thể. Cơ thể hoạt động mạnh sẽ sản sinh ra nhiều CO2 làm tăng ion H+ và tăng nhiệt độ cơ thể cũng sẽ làm tăng nhu cầu oxi, nên tăng độ phân li HbO2 giúp giải phóng năng lượng.

Câu 4: Ở người, trong chu kì tim, khi tâm thất co thì lượng máu ở hai tâm thất tống đi bằng nhau và không bằng nhau trong những trường hợp nào? Giải thích.

Trả lời:

- Trong trường hợp bình thường, lượng máu hai tâm thất tống đi trong mỗi kì tâm thu bằng nhau, vì tuần hoàn máu thực hiện trong 1 vòng kín nên máu tống đi bao nhiêu thì nhận về bấy nhiêu. Theo quy luật Frank – Starling thì máu về tâm nhĩ nhiều sẽ chuyển đến tâm thất gây căng các cơ tim, cơ tim càng căng càng chứa nhiều máu sẽ co càng mạnh và lượng máu tống ra càng nhiều. Đây là cơ chế tự điều chỉnh của tim đảm bảo cho lượng máu qua tâm thất hai bên luôn bằng nhau.

- Có thể không bằng nhau trong trường hợp bệnh lí: giả sử mỗi kì tâm thu, máu từ tâm thất trái tống ra nhiều hơn tâm thất phải thì máu sẽ bị ứ lại trong các mô gây phù nề, hoặc nếu ngược lại vì lí do nào đó tâm thất phải bơm nhiều mà tâm thất trái chỉ bơm được ít thì sẽ gây nên phù phổi.

 

doc24 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 789 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Một số câu hỏi tham khảo phần Sinh lý động vật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n syên, tuyến tuỵ nội tiết, tuỷ thượng thận, tuyến giáp.
Hoocmon của vỏ tuyến thượng thận, hoocmon sinh dục
Câu 58 : Khi con người lâm vào tình trạng căng thẳng, sợ hãi hay tức giận thì loại hoocmon nào tiết ra ngay? Hoocmon đó ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của tim?
Hoocmon tiết ra ngay đó là ađrenalin là chất hoá học trung gian Axetincolin, được giải phóng từ các chuỳ xinap thần kinh.
- Ảnh hưởng hoạt động của tim :
+ Mới đầu Ax.. được giải phóng ở chuỳ xináp thần kinh - cơ tim, kích thích màng sau xináp mở kênh K+ => giảm điện thế hoạt động ở cơ tim => tim ngừng đập.
+ Sâu đó, Ax... ở chuỳ xináp thần kinh – cơ cạn, chưa kịp tổng hợp trong khi đó Ax tại màng sau xinap đã phân huỷ( do E) => tim đập trở lại nhờ tính tự động.
Câu 59 : Nếu một người bị ung thư tuyến giáp phải cắt bỏ .theo em trong trường hợp này thì nồng độ hoocmon TSH tăng hay giảm ?
- Nếu tuyến giáp bị cắt bỏ => hoocmon TSH trong máu sẽ tăng : Vì khi tuyêếngiáp bị cắt bỏ thì mối liên hệ ngược từ tuyến giáp về vùng dưới đồi và thuỳ trước không còn nữa => tuyên syên tiếp tục tiết TSH => tăng lượng TSH trong máu.
Câu 60 : Tuyên yên là một tuyến nội tiết rất quan trọng của cơ thể người. Em hãy cho biết tuyên yên có ảnh hưởng như thế nào đến bệnh lùn cân đối, bệnh to đầu ngón, bệnh đái tháo nhạt ?
- Bệnh lùn cân đối : Do thiếu hoocmon tăng trưởng(GH) từ nhỏ. Tuy cơ thể ở mức cân đối nhưng mức độ phát triển của cơ thể bị giảm.
- Bệnh khổng lồ :Do hoạt động của hoocmon Gh cuả tuyến yên tăng cường lức nhỏ => người to quá mức bình thường.
- Bệnh to đầu ngón : Do hoocmon tuyên yên tiết ra hoocmon GH quá nhiều vào tuổi đã trưởng thành.
- Bệnh đái tháo nhạt : Do tuyến yên giảm tiết hoocmon ADH => giảm khả năng tái hấp thu nước của các ống góp ở thận.
Câu 61: Giải thích cơ chế truyền tin qua xinap hóa học. Tại sao mặc dù có cả xinap điện lẫn xinap hóa học, nhưng đại bộ phận các xinap ở động vật lại là xinap hóa học?
* Cơ chế dẫn truyền xung thần kinh qua xinap: Khi điện thế hoạt động tới đầu cùng của xinap gây khử cực màng sinh chất, làm mở kênh điện dẫn đến giải phóng Ca2+ vào trong chuỳ xinap. Ca2+ làm bóng tải gắn kết với màng và giải phóng chất truyền tin axetincolin vào khe xinap. Chất truyền tin sau đó được gắn vào thụ thể trên màng sau xinap làm xuất hiện thế điện động ở tế bào sau xinap.
* Ưu điểm của xinap hoá học:
- Việc truyền thông tin tại xinap hoá học dễ được điều chỉnh hơn so với ở xinap điện, nhờ điều chỉnh lượng chất truyền tin được tiết vào khe xinap. Ngoài ra, mức độ đáp ứng với tín hiệu ở màng sau xinap cũng dễ được điều chỉnh hơn.
- Dẫn truyền xung thần kinh theo một chiều.
- Chất trung gian hóa học khác nhau ở mỗi xinap gây ra các đáp ứng khác nhau.
Câu 62: Để tối ưu hóa hiệu quả trao đổi khí thì bề mặt hô hấp phải có những đặc điểm gì? Giải thích đặc điểm cấu tạo cơ quan hô hấp của chim thích nghi với đời sống bay lượn.
* Đặc điểm của bề mặt hô hấp:
- Bề mặt hô hấp cần phải mỏng, rộng và ẩm ướt để các chất khí dễ dàng khuếch tán.
- Có mạng lưới mao mạch phát triển và thường chảy theo hướng ngược chiều với dòng khí đi vào để làm chênh lệch phân áp các chất khí giữa hai phía của bề mặt hô hấp.
* Đặc điểm cơ quan hô hấp của chim:
- Dòng máu chảy trong các mao mạch trên thành ống khí ngược chiều với dòng khí đi qua các ống khí.
- Phổi của chim gồm nhiều ống khí song song và các túi khí có thể co giãn giúp cho việc thông khí qua phổi theo một chiều và luôn giàu ôxi cả khi hít vào và khi thở ra.
1/Khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật ? ví dụ ?
Trả lời : 
 - Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào .
 Vd:
Phát triển của cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng ,phân 
 hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan của cơ thể .
 Vd:
Phát triển ở động vật thường chia thành 2 giai đoạn : 
 + Giai đoạn phôi thai ,giai đoạn sau sinh ( đvật đẻ con )
or + Giai đoạn phôi ,và gia đoạn hậu phôi ( đvật đẻ trứng )
*Quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật có thể trải qua biến thái or không biến thái .
Biến thái là sự thay đổ đột ngột về hình thức ,cấu tạo sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra .
Kiểu phát triển 
+Phát triển không qua biến thái 
+Phát triển qua biến thái 
 ~ Biến thái hoàn toàn 
 ~ Biến thái không hoàn toàn 
2/ Trình bày quá trình phát triển không qua biến thái ?
Trả lời:
Là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm và hình thái ,cấu tạo sinh lí tương 
tự con trưởng thành 
Gặp ở : đvật có xương sống và nhiều loài không xương sống 
Đại diện : con người 
Quá trình phát triển gồm hai giai đoạn 
~ Giai đoạn phôi thai :
Diễn ra trong tử cung của người mẹ 
Phân hoá ,biệt hoá 
Nguyên phân 1 số lần 
Hợp tử Phôi Các cơ quan Thai nhi 
Giai doạn sau khi sinh 
- Phát triển không có biến thái 
- Con non có các đặc điểm hình thái ,cấu tạo sinh lí tương tự con trưởng thành 
- Con non phát triển không phải lột xác 
3/Trình bày quá trình phát triển qua biến thái ?
Trả lời :
 - Là quá trình phát triển có đặc điểm về hình thái ,cấu tạo sinh lí khác nhau ở các giai đoạn sinh trưởng phát triển , và con non khác với con trưởng thành .
 - Con non phải trải qua nhiều lần lột xác và các gia đoạn trung gian : Nhộng (côn trùng ) ,biến đổi thành con trưởng thành .
Đại diện : côn trùng ,lưỡng cư .
*Biến thái hoàn toàn
Xét quá trình phát triển của sâu bướm .
~ Giai đoạn phôi :
Phân hoá ,biệt hoá 
Nguyên phân 1 số lần 
Hợp tử Phôi Cơ quan Sâu non
~ Giai đoạn hậu phôi :
Tu chỉnh hình thành mô cơ quan 
Lột xác nhiều lần 
Sâu non (ấu trùng) Nhộng Sâu trưởng thành (bướm)
*Biến thái không hoàn toàn 
- Gặp ở một số loài côn trùng 
 - Là kiểu phát triểng mà con non phát triển chưa hoàn thiện ,trải qua lột xác nhiều 
 lần biến đổi thành con trưởng thành 
Xét quá trình phát triển của châu chấu :2 giai đoạn 
Giai đoạn phôi :
Diễn ra trong trứng đã thụ tinh 
Nguyên phân nhiều lần 
Phân hoá thành cơ quan 
Hợp tử Phôi Ấu trùng 
Giai đoạn hậu phôi 
Lột xác nhiều lần 
Ấu trùng Con trưởng thành 
4/ Tại sao sâu bướm phá hoại mùa màng ghê gớm ,song bướm trưởng thành thường không gây hại cho cây ?
Trả lời :
Sâu bướm ăn lá cây nhưng không có enzim tiêu hoá xenlulozo nên tiêu hoá và hấp thụ hiệu quả thấp vì vậy sâu phải ăn rất nhiều lá cây mới đáp ứng được nhu cầu chất dinh dưỡng cho cơ thể ,trong khi đó bướm chỉ ăn mật hoa nên không phá hoại cây trồng mà còn giúpcây trồng thụ phấn .
5/Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật ?
Trả lời :
Thức ăn : có ảnh hưởng mạnh nhất đến sinh trưởng và phát triển của động vật và người 
 Vd: 
Nhiệt độ : Mỗi loài đvật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ thích hợp .Nhiệt độ quá cao or quá thấp có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật ,đặc biệt là với đvật biến nhiệt .
Ánh sáng : ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của đvật và con người :
 + Trời rét ,đvật mất nhiệt nhiều .Vì vậy ,chúng phơi nắng để thu thêm nhiệt và giảm mất 
 nhiệt .
 + Tia tử ngoại tác động lên da ,biến tiền vitamin D thành vitamin D
Ở người ,đặc biệt là phụ nữ mang thai ,các tác nhân vi rút ,cúm ,viêm gan ,các chất kích thích ảnh hưởng đến ST-PT của thai nhi .
6/ Tại sao cá sấu lại hay bò lên bờ để phơi nắng ?
Trả lời :
Cá sấu là đvật biến nhiệt ,khi bơi ở dưới nước ,cơ thể bị lạnh nên bò lên bờ để phơi nắng hấp thụ nhiệt ,giữ cho thân nhiệt ổn định ,đảm bảo cho các hoạt đọng sinh lí của cơ thể diễn ra bình thường ,Khi cơ thể ấm lên ,nó lại xuống nước để kiếm ăn .
7/Nêu 1 số phương pháp điều khiển ST-PT ở động vật và con người ?
Trả lời :
Cải tạo giống : chọn lọc ,lai gống công nghệ phôi ,công nghệ gen tạo ra vật nuôi có khả năng ST-PT mạnh .
Cải thiện môi trường sống : chuồng trại thoáng mát ,hợp vệ sinh , thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng 
Cải thiện chất lượng dân số : tư vấn di truyền , chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ mang thai 
8/Có những hình thức sinh sản nào ? Nêu đặc điểm của ~ hình thức đó ?
Trả lời :
Hình thức
Đại diện
Đặc điểm
Phân đôi
Đvật nguyên sinh
Sinh sản = cách phân chia cở thể gốc thành 2 cơ thể mới có kích thước xấp xỉ = nhau
Nảy chồi
Ruột khoang(Thuỷ tức )
Cá thể mẹ hình thành các chồi lớn dần lên bề mặt cơ thể ,các chồi lớn dần lên nhờ các tế bào của chồi phân bào nguyên nhiễm ,cuối cùng ,chồi tách ra khỏi cơ thể mẹ để tạo thành cá thể mới
Phân mảnh
Giun dẹp ,bọt biển
Cá thể mẹ phân thành nhiều mảnh nhỏ ,mỗi mảnh sẽ phát triển thành các cá thể mới
Trinh sinh
Ong ,kiến ,rệp
Giao tử cái không qua quá trình thụ tinh phát triển thành các cá thể mới có bộ NST đơn bội (n) .Xen kẽ giữa sinh sản hữu tính vs sinh sản vô tính
9/ Sinh sản cô tính ở đvật là gì ? Tại sao cá thể con trong sinh sản vô tính lại giống hệt cơ thể mẹ ?
Trả lời :
Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản chỉ cần 1 cá thể gốc ,trong đó 1 cá thể sinh ra một or nhiều cá thể mới có bộ NST giống hệt mẹ ,không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng .
Cá thể con giống hệt cá thể mẹ vì : Không có sự tổ hợp lại vật chất di truyền ,cơ sở tế bào học của sinh sản vô tính là phân bào nguyên nhiễm.
10/Hiện tượng thằn lằn đứt đuôi ,tái sinh được đuôi ; tôm cua có chân và càng bị gãy tái sinh được chân và càng có phải là hình thức sinh sản vô tính không ? Vì sao ? 
Trả lời :
Không phải là hình thức sinh sản vô tính .
Vì nó chỉ tái sinh tạo thành một bộ phận của cơ thể chứ ko tái sinh hình thành 1 cơ thể mới .
11/Nhân bản vô tính ở đvật là j ? Ý nghĩa ?
Trả lời :
Là hiện tượng chuyển nhân của 1 tế bào xôma vào 1 tế bào trứng đã mất nhân ,rồi kích thích phát triển thành 1 phôi ,từ đó làm cho phôi phát triển thành 1 cơ thể mới .
Có ý nghĩa rất lớn trong chăn nuôi ,trong y học và thẫm mĩ .
12/ Nuôi cấy mô sống là j ? Vd ?
Trả lời :
Tách mô từ cơ thể đvật để nuôi cấy trong môi trường có đủ chất dinh dưỡng ,vô trùng và nhiệt độ thích hợp ,giúp cho mô đó tồn tại và phát triển .
VD: 
13/ Sinh sản hữu tính là j ?
Trả lời : 
Là kiểu sinh sản tạo ra cá thể m

File đính kèm:

  • docCÂU HỎI THAM KHẢO SLĐV 2014.doc