Tài liệu về Hoạt động phản xạ của hệ thần kinh

1. Định nghĩa phản xạ:

Xuất phát từ quan niệm về sự thống nhất giữa cơ thể và môi trường, Paplôp cho rằng: Phản xạ là những nhân tố của sự thích ứng thường xuyên hay là thăng bằng thường xuyên giữa cơ thể và môi trường hoặc có thể nói: phản xạ là hoạt động trả lời của cơ thể đối với sự thích nghi của cơ quan nhận cảm, được thực hiện qua hệ thần kinh trung ương. Ví dụ: Sờ tay vào nước nóng thì rụt tay lại.

 

2. Cung phản xạ:

- Cung phản xạ là đường truyền của xung động thần kinh từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh đến cơ quan thực hiện.

- Cung phản xạ gồm: 5 khâu

• Bộ phận nhận cảm.

• Đường thần kinh truyền vào (dây thần kinh hướng tâm).

• Trung ương thần kinh: não bộ, tuỷ sống.

• Đường thần kinh truyền ra (dây thần kinh ly tâm).

• Cơ quan thực hiện (cơ quan hiệu ứng).

 

Sơ đồ cung phản xạ

- Phản xạ không chỉ dừng lại ở sự trả lời kích thích mà từ cơ quan trả lời đó có những xung động thần kinh chạy ngược về hệ thần kinh trung ương để báo cáo lại kết quả của hành động đã thực hiện (đó là tín hiệu phản hồi hay đường liên hệ ngược). Tại trung ương thần kinh có sự đối chiếu với dự định ban đầu, nếu cần thiết sẽ đưa ra mệnh lệnh mới để bổ sung, điều chỉnh. Do đó đường đi của phản xạ là một vòng khép kín, hay là một vòng xoáy chôn ốc cứ mở rộng mãi ra do kết quả của tín hiệu phản hồi. Chính vì vậy mới có khái niệm vòng phản xạ.

 

3. Trung khu thần kinh:

- Trong hệ thần kinh trung ương có những vùng liên quan chặt chẽ với từng chức phận sinh lí của cơ thể, mỗi vùng như vậy gọi là trung khu thần kinh.

- Trung khu thần kinh là một nhóm các tế bào thần kinh tham gia điều khiển một phản xạ hoặc điều hoà một chức năng nào đó.

- Một trung khu thần kinh có thể nằm ở một hay nhiều nơi.

Ví dụ: Trung khu hô hấp vừa nằm ở hành tuỷ, vừa nằm ở vỏ não.

 

 

doc9 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 1653 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu về Hoạt động phản xạ của hệ thần kinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng, từ đời này sang đời khác. 
- Phản xạ không bền vững (vì nó là phản ứng thích nghi với nhân tố mới của môi trường. Vì thế muốn duy trì phản xạ thường xuyên củng cố. 
- Tác nhân kích thích phải là tác nhân thích. 
Ví dụ: Muốn có phản xạ tiết nước bọt thì kích thích phải là thức ăn. 
- Tác nhân kích thích có thể là bất kỳ. 
Ví dụ: Chó có thể chảy nước bọt, liếm mép, vẫy đuôi khi bị kích thích bằng ánh sáng. 
- Nơi đóng mở của phản xạ là phần dưới vỏ não 
- Nơi đóng mở của phản xạ là phần cao nhất của hệ thần kinh - vỏ não. 
- Báo hiệu trực tiếp kích thích gây ra phản xạ. 
- Báo hiệu gián tiếp kích thích gây ra phản xạ không điều kiện tương ứng. 
4.2. Điều kiện để thành lập phản xạ có điều kiện:
Phản xạ có điều kiện được thành lập trên cơ sở một phản xạ không điều kiện. Hay nói cách khác, cơ sở sinh lí của phản xạ có điều kiện là phản xạ không điều kiện.
Tác nhân kích thích có điều kiện phải tác động trước tác nhân kích thích không điều kiện và khoảng cách giữa hai tác nhân  không quá lâu.
Phải thường xuyên củng cố. Nếu không thường xuyên củng cố tác nhân kích thích không điều kiện thì phản xạ sẽ mất đi.
Đối tượng thực nghiệm phải có bộ phận nhận cảm lành mạnh và phần vỏ não tương ứng nguyên vẹn.
Cường độ kích thích của tác nhân có điều kiện và tác nhân không điều kiện phải đủ mạnh và theo một tỷ lệ tương ứng. Thường tác nhân kích thích không điều kiện mạnh hơn tác nhân kích thích có điều kiện
Không có tác nhân phá rối (kể cả bên ngoài và bên trong).
4.3. Cơ chế  thành lập phản xạ điều kiện:
4.3.1.Thí nghiệm của Paplốp:
Khi cho chó ăn thì chó tiết nước bọt. Đây là phản xạ không điều kiện.
Bật đèn kết hợp với cho chó ăn thì chó cũng biết tiết nước bọt. Làm thí nghiệm này lặp đi lặp lại nhiều lần. Kết quả: chỉ cần bật đèn chó cũng biết tiết nước bọt. Đây là phản xạ có điều kiện.
Sở dĩ bật đèn chó tiết nước bọt là do ở chó đã thành lập được đường liên hệ thần kinh tạm thời (đường mòn thần kinh) giữa trung khu ăn uống và trung khu thị giác trên vỏ não.
4.3.2. Cơ chế:
a. Khi cho chó ăn, thức ăn chạm vào lưỡi làm xuất hiện luồng xung động thần kinh trung khu ăn uống (ở hành tuỷ) và gây hưng phấn trung khu này. Từ trung khu ăn uống, hưng phấn được truyền đến tuyến nước bọt gây tiết  nước bọt (phản xạ không điều kiện). Đồng thời, hưng phấn từ trung khu ăn uống cũng được truyền lên trung khu ăn uống ở võ não và làm cho trung khu này cũng bị hưng phấn.
b. Có hai giả thuyết giải thích về cơ chế 
Thuyết 1 cho rằng: Đường mòn thần kinh được hình thành do sự lan toả của hai trung khu đang cùng hưng phấn trên vỏ não.
Thuyết 2 cho rằng: Do có sự hút của trung khu hưng phấn ưu thế (trung khu ăn uống) đối với trung khu hưng phấn yếu hơn (trung khu thị giác).
+ Theo quan niệm của Paplốp: khi trên vỏ não có 2 trung khu thần kinh hưng phấn thì có hiện tượng khuếch tán từ trung khu yếu sang trung khu mạnh và lặp đi lặp lại nhiều lần thí nghiệm, thì mỗi lần sẽ để lại một dấu vết. Cuối cùng, giữa hai trung khu đó đã thành lập được đường liên hệ thần kinh tạm thời. Như vậy, đường liên hệ thần kinh tạm thời đã được hình thành giữa hai nhóm tế bào của vỏ não theo con đường nằm ngang vỏ não - vỏ não.
+ Sau Paplốp, người học trò của ông Astrachian cùng làm thí nghiệm như trên, nhưng sau khi thí nghiệm đã hoàn thành, ông đã đào hẳn một rãnh giữa hai khu ăn uống và trung khu thị giác (nghĩa là làm cho 2 trung khu thần kinh này tách rời nhau ra), hoặc đào rãnh trước khi làm thí nghiệm. Kết quả phản xạ vẫn còn thực hiện. Điều đó chứng tỏ rằng: đường liên hệ thần kinh tạm thời giữa hai trung khu trên không nằm hoàn toàn trên vỏ não mà còn nằm ở dưới vỏ. Theo ông khi hưng phấn vào đến đồi thị, thể lưới, nó có thể truyền đến các vùng khác của vỏ não, rồi lại truyền xuống dưới vỏ, rồi lại truyền lên vỏ não theo sơ đồ vỏ não - dưới vỏ não - vỏ não.
+ Astrachian và Cogan cũng đã tiến hành thí nghiệm bằng cách tách phần vỏ não nằm ngang giữa hai trung khu ăn uống và thị giác nhưng điều đó không ảnh hưởng đến việc hình thành đường liên thần kinh tạm thời. Từ đó các ông đã đưa ra giả thuyết rằng, việc hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời có sự tham gia của cấu trúc dưới vỏ (đồi thị, thể lưới).
+  Sau này Bêlencốp đưa ra một sơ đồ chung 
Sơ đồ hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời
Ngoài ra, từ cơ quan thực hiện có sự liên hệ ngược báo về hệ thần kinh trung ương về mức độ của phản ứng và từ đó hệ thần kình trung ương lại có những mệnh lệnh để điều chỉnh tiếp phản ứng.
4.4. Phân loại phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện:
4.4.1. Phản xạ không điều kiện gồm
Phản xạ dinh dưỡng (phản xạ ăn uống): phản xạ bú, nuốt, nhai, tiết nước bọt, tiết dịch vị
Phản xạ tự vệ: là những phản xạ cử động tránh những kích thích đau và tránh những kích thích gây tổn thương.
Phản xạ sinh dục: xuất hiện sau khi sinh ra, trong đó có những phản xạ mẫu tử (bản năng làm tổ, bản năng nuôi con).
Phản xạ cân bằng gồm:
Phản xạ cân bằng tư thế trong không gian.
Phản xạ cân bằng nội môi: cân bằng huyết áp, nồng độ axit trong máu, nhiệt độ, điều hoà các chất trong cơ thể.
Phản xạ định hướng (phản xạ cái gì thế, phản xạ tò mò): là những phản xạ hướng về những kích thích mới lạ.
4.4.2.Phản xạ có điều kiện: Có nhiều loại, tuỳ thuộc vào tiêu chí:
Nếu lấy phản xạ không điều kiện làm tiêu chuẩn thì có thể phân phản xạ có điều kiện thành: phản xạ có điều kiện tự vệ, dinh dưỡng, sinh dục
Nếu lấy điều kiện xuất hiện và sự hình thành phản xạ có điều kiện làm tiêu chí thì có thể phân thành: phản xạ có điều kiện tự nhiên và phản xạ có điều kiện nhân tạo.
Nếu xét về tính chất của kích thích có điều kiện thì có thể phân thành nhiều loại phản xạ có điều kiện. Chẳng hạn:
+ Phản xạ có điều kiện với kích thích từ các thụ quan bên trong.
Bưcốp đã làm thí nghiệm: nếu nhiều lần bơm nước nóng có pha thuốc ngủ và trực tràng làm chó ngủ, về sau chỉ cần bơm nước nóng không có thuốc ngủ cũng gây được phản xạ có điều kiện ngủ nhưng không phải với tác động của nhân tố có điều kiện, mà là với dấu vết của sự tác động đó trong trung ương thần kinh.
+ Phản xạ có điều kiện đối với tác nhân kích thích là thời gian: thời gian cũng có thể tác động như là một tác nhân kích thích có điều kiện.
Loại phản ứng này là cơ sở sinh lí của việc tuân thủ một loại chế độ thời gian chặt chẽ trong mọi sinh hoạt của trẻ.
+ Phản xạ có điều kiện nhiều cấp: là phản xạ được hình thành trên cơ sở phản xạ có điều kiện đã có một cách vững chắc. Ở trẻ em có thể thành lập được phản xạ có điều kiện cấp sáu.
5. Các quy luật của hoạt động thần kinh cấp cao:
5.1. Quy luật chuyển từ hưng phấn sang ức chế
    Paplốp đã nêu lên nội dung của quy luật này như sau: "Bất cứ một kích thích nào kéo dài ít nhiều khi đã chạm đến một điểm nhất định của bán cầu đại não, dù cho ý nghĩa sinh tồn của nó to lớn đến đâu đi chăng nữa và tất nhiên là nếu nó chẳng có hậu quả gì đối với những kích thích đồng thời của những điểm khác nhau thì nhất định sớm hay muộn nó sẽ dẫn  đến trạng thái buồn ngủ và đến giấc ngủ".
Ví dụ: Tiếng ru nhè nhẹ, kéo dài của bà, của mẹ làm cho cháu bé ngủ dần. Hoặc học sinh sẽ buồn ngủ khi thầy giảng bài đều đều, buồn tẻ.
Quá trình chuyển từ hưng phấn sang ức chế có thể diễn ra  một cách nhanh chóng, đột ngột, nhưng sự chuyển hoá ấy cũng có thể xảy ra một cách dần dần qua một số giai đoạn (hay pha) quá độ.
Quy luật này có ý nghĩa bảo vệ rất lớn đối với các tổ chức thần kinh  ở vỏ não và đối với toàn bộ cơ thể.
5.2. Quy luật tương tác giữa cường độ kích thích và cường độ phản xạ:
Nội dung của quy luật này như sau: trong một phản xạ có điều kiện, kích thích có cường độ càng mạnh thì cường độ phản xạ cũng càng lớn. Hay nói cách khác, cường độ phản xạ có điều kiện tỷ lệ thuận với cường độ của kích thích.
Quy luật này mang tính chất tương đối, nghĩa là không phải quy luật này đều đúng trong mọi trường hợp. Nếu kích thích quá yếu (dưới ngưỡng) hoặc quá mạnh (trên ngưỡng) thì khi kích thích càng tăng, phản xạ sẽ càng giảm, vì xuất hiện ức chế vượt giới hạn.
5.3. Quy luật khuếch tán và tập trung của hưng phấn và ức chế:
Tại một điểm trên vỏ não đang hưng phấn hoặc ức chế được lan toả ra xung quanh theo hình thức phóng xạ, đó là quá trình khuếch tán của hưng phấn hoặc ức chế.
Sự khuếch tán của hưng phấn xảy ra từ  0,5 - 1 giây, còn khuếch tán của ức chế tùy từng loại mà kéo dài từ 20 giây - 5 phút. Mức độ khếch tán ra xung quanh phụ thuộc vào sự hưng phấn của các tiêu điểm trên vỏ não và cường độ của kích thích tác động. Nếu trên vỏ não có 2 điểm cùng hưng phấn thì khuếch tán hưng phấn của điểm yếu sẽ bị hút về điểm mạnh. Đây là cơ sở để hình thành con đường mòn thần kinh.
Tiếp sau tự khuếch tán của hưng phấn hoặc ức chế là quá trình tập trung của hưng phấn hoặc ức chế. Quá trình tập trung của hưng phấn là 1 phút và của ức chế kéo dài 20 phút.
Sự khuếch tán và tập trung của hưng phấn và ức chế không những theo chiều nằm ngang của vỏ não mà còn theo đường: vỏ não - dưới vỏ - vỏ não.
Sự khếch tán và tập trung của hưng phấn và ức chế trên vỏ não là một hiện tượng mang tính quy luật. Đó là quy luật khuếch tán (lan toả) và tập trung.
Ví dụ: Quá trình từ buồn ngủ, ngáp, "díp mắt", ngủ gật rồi ngủ say thực sự chính là quá trình lan toả của ức chế từ một điểm ban đầu nào đó trên vỏ não ra toàn bộ vỏ não. Và quá trình ngược lại, ngủ sang thức dậy là quá trình tập trung của ức chế sau khi đã lan rộng khắp vỏ não.
5.4. Quy luật cảm ứng qua lại:
Cảm ứng là khả năng gây ra quá trình đối lập ở xung quanh mình (không gian) hoặc tiếp sau mình (thời gian) của các quá trình thần kinh cơ bản (hưng phấn và ức chế).
Chẳng hạn: khi một điểm nào ở trên vỏ não hưng phần thì sẽ làm cho điểm khác xung quanh ở trạng thái ức chế. Đó là cảm ứng theo không gian hay còn gọi là cảm ứng đồng thời. Hoặc một điểm nào đó của vỏ não, lúc này ở trạng thái ức chế thì sau một thời gian cũng chính điểm đó lại chuyển sang trạng thái hưng phấn mà không cần tác động hỗ trợ của một tác nhân ngoại lai nào. Đó là hiện tượng cảm ứng theo thời gian hay còn gọi là cảm ứng nối tiếp.
Theo Paplốp có 2 loại cảm ứng:

File đính kèm:

  • docphan xa.doc