Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình Giáo dục Phổ thông môn Sinh học cấp THCS - Đỗ Thị Hà

Phần thứ nhất: Giới thiệu chung về chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thông

I. Mục tiêu của chương trình giáo dục Trung học cơ sở (THCS).

Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố, phát triển những kết quả của giáo dục Tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học Trung học phổ thông, trung cấp học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

 

II. Yêu cầu đối với nội dung giáo dục THCS

Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố, phát triển những nội dung đã học ở Tiểu học, bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết phổ thông cơ bản về Tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có những hiểu biết cần thiết tối thiểu về kĩ thuật và hướng nghiệp

 

III.Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của Chương trình giáo dục THCS

 Chuẩn kiến thức, kĩ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học, hoạt động giáo dục mà học sinh cần pahỉ và có thể đạt được.

 Chuẩn kiến thức, kĩ năng được cụ thể hóa ở các chủ đề của môn học theo từng lớp và các lĩnh vực học tập. Yêu cầu về thái độ được xác định cho cả cấp học.

 Chuẩn kiến thức, kĩ năng là căn cứ để biên soạn sách giáo khoa, quản lí dạy học, đánh giá kết quả giáo dục ở từng môn học, hoạt động giao dục nhằm bảo đảm tính thống nhất, tính khả thi của chương trình giáo dục THCS, bảo đảm chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục.

 

IV. Phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục THCS

 

1. Phương pháp giáo dục THCS phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học; khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.

Sách giáo khoa và các phương tiện dạy học khác phải đáp ứng yêu cầu của phương pháp giáo dục THCS.

 

2. Hình thức tổ chức giáo dục THCS bao gồm các hình thức tổ chức dạy học và hoạt động giáo dục trên lớp, trong và ngoài nhà trường. Các hình thức giáo dục phải đảm bảo cân đối, hài hòa giữa dạy học các môn học và hoạt động giáo dục; giữa dạy học theo lớp, nhóm và cá nhân, bảo đảm chất lượng giáo dục chung cho mọi đối tượng và tạo điều kiện phát triển năng lực cá nhân của học sinh.

Đối với học sinh có năng khiếu, có thể vận dụng hình thức tổ chức dạy học và hoạt động giáo dục phù hợp nhằm phát triển các năng khiếu đó.

Giáo viên cần chủ động lựa chọn, vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục cho phù hợp với nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể.

 

V. Đánh giá kết quả giáo dục THCS

1. Đánh giá kết quả giáo dục đối với học sinh ở các môn học và hoạt động giáo dục trong mỗi lớp và cuối cấp học nhằm xác định mức độ đạt được của mục tiêu giáo dục THCS, làm căn cứ để điều chỉnh quá trình giáo dục, góp phần nâng cao giáo dục toàn diện.

2. Đánh giá kết quả giáo dục các môn học, hoạt động giáo dục trong mỗi lớp và cuối cấp học cần phải:

Bảo đảm tính khách quan, toàn diện khoa học và trung thực.

Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của từng môn học và hoạt động giáo dục ở từng lớp, cấp học;

Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh, đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng;

Kết hợp giữa trắc nghiệm khách quan, tự luận và các hình thức đánh giá khác.

Sử dụng công cụ đánh giá thích hợp.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét của giáo viên hoặc chỉ đánh giá bằng nhận xét của giáo viên cho từng môn học và hoạt động giáo dục. Sau mỗi lớp và sau cấp học có đánh giá, xếp loại kết quả giáo dục của học sinh.

 

 

doc125 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 617 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình Giáo dục Phổ thông môn Sinh học cấp THCS - Đỗ Thị Hà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g trong tế bào gồm 2 quá trình đồng hoá và dị hoá có mối quan hệ thống nhất với nhau
- Trình bày mối quan hệ giữa dị hoá và thân nhiệt.
- Giải thích cơ chế điều hoà thân nhiệt, bảo đảm cho thân nhiệt luôn ổn định.
- Trình bày nguyên tắc lập khẩu phần đảm bảo đủ chất và lượng.
Kĩ năng :
- Lập được khẩu phần ăn hằng ngày.
- Phân biệt được trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào: 
+ Môi trường trao đổi
+ Sản phẩm trao đổi. 
- Nêu được mối quan hệ giữa hai cấp độ trao đổi chất
- Nêu được quá trình chuyển hóa 
+ Đồng hóa: Tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng
+ Dị hóa: Phân giải các chất và giải phóng năng lượng
- Phân tích mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa: Trái ngược nhau, mâu thuẫn nhau nhưng thống nhất với nhau
- Phân biệt trao đổi chất và chuyển hóa
- Nêu mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa 
- Năng lượng do dị hóa giải phóng một phần tham gia sinh nhiệt bù đắp vào phần nhiệt cơ thể mất đi do tỏa nhiệt vào môi trường
-Nêu cơ chế :
+ Qua da: Bằng bức xạ nhiệt:
Phân tích khi trời nóng, trời lạnh quá trình điều hòa thân nhiệt qua da như thế nào
+ Qua hệ thần kinh: Điều khiển điều hòa sinh nhiệt, tỏa nhiệt
- Nêu được khẩu phần là gì, Vì sao cần cần xây dựng khẩu phần ăn cho mỗi người
- Nêu nguyên tắc lập khẩu phần
+ Phù hợp,đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng với đối tượng: lứa tuổi, thể trạng, tình trạng sứckhoẻ
+ Đảm bảo cân đối thành phần các chất 
+ Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng
- Các bước thực hiện:
+ Tìm hiểu bảng số liệu khẩu phần
+ Xây dựng khẩu phần 
+ Lập bảng phân tích số liệu khẩu phần
+ Tính giá trị dinh dưỡng
+ Đối chiếu với bảng nhu cầu khuyến nghi của người Việt Nam
- Học sinh tự phân tích khẩu phần ăn của bản thân nhận xét và tự điều chỉnh sao cho phù hợp.
7. Bài tiết
Kiến thức :
- Nêu rõ vai trò của sự bài tiết:
- Mô tả cấu tạo của thận và chức năng lọc máu tạo thành nước tiểu
- Kể một số bệnh về thận và đường tiết niệu. Cách phòng tránh các bệnh này.
Kĩ năng :
Biết giữ vệ sinh hệ tiết niệu
- Vai trò của sư bài tiết
+ Giúp cơ thể thải các chất cặn bã do hoạt động trao đổi chất của tế bào tạo ra, và các chất dư thừa.
+ Đảm bảo tính ổn định của môi trường trong
- Nêu cấu tạo thận: Có các đơn vị chức năng gồm cầu thận nang cầu thận và ống thận để lọc máu và hình hành nước tiểu
- Nêu quá trình bài tiết nước tiểu:
+ Tạo thành nước tiểu
+ Thải nước tiểu
- Nêu các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết và biện pháp bảo vệ hệ bài tiết phòng tránh các bệnh thận, tiết niệu.
- Nêu và giải thích các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết
+ Vệ sinh để hạn chế vi sinh vật gây bệnh
+ Khẩu phần ăn hợp lí: Để thận không làm việc quá sức,hạn chế tác hại của các chất độc, tạo điều kiện thuận lợi lọc máu.
+ Không nhịn tiểu: Để quá trình tạo nước tiểu liên tục, hạn chế tạo sỏi.
- Biết vệ sinh cơ thể và hệ bài tiết hàng ngày và không nhịn tiểu
8. Da
Kiến thức :
- Mô tả được cấu tạo của da và các chức năng có liên quan.
- Kể một số bệnh ngoài da (bệnh da liễu) và cách phòng tránh.
Kĩ năng :
- Vận dụng kiến thức vào việc giữ gìn vệ sinh và rèn luyện da.
- Nêu cấu tạo phù hợp chức năng của da:
+ Lớp biểu bì:
Cấu tạo
Chức năng: bảo vệ
+ Lớp bì:
Cấu tạo
Chức năng: tiếp nhận, kích thích, điều hoà thân nhiệt, làm da mềm mại 
+ Lớp mỡ dưới da 
Cấu tạo
Chức năng: dự trữ và cách nhiệt
- Nêu tác nhân có hại cho da và biện pháp phòng tránh
- Nêu và giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp
+ Bảo vệ da
+ Rèn luyện da.
- Học sinh biết cách vệ sinh thân thể để da sạch sẽ, bảo vệ da khỏi trầy xước, biết cách luyện tập để rèn luyện da. 
9. Thần kinh và giác quan 
Kiến thức :
- Nêu rõ các bộ phận của hệ thần kinh và cấu tạo của chúng.
- Khái quát chức năng của hệ thần kinh.
- Liệt kê các thành phần của cơ quan phân tích bằng một sơ đồ phù hợp. Xác định rõ các thành phần đó trong cơ quan phân tích thị giác và thính giác.
- Mô tả cấu tạo của mắt qua sơ đồ (chú ý cấu tạo của màng lưới) và chức năng của chúng.
- Mô tả cấu tạo của tai và trình bày chức năng thu nhận kích thích của sóng âm bằng một sơ đồ đơn giản.
- Phòng tránh các bệnh tật về mắt và tai. 
- Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Nêu rõ ý nghĩa của các phản xạ này đối với đời sống của sinh vật nói chung và con người nói riêng.
- Nêu rõ tác hại của rượu, thuốc lá và các chất gây nghiện đối với hệ thần kinh. 
Kĩ năng : 
Giữ vệ sinh tai, mắt và hệ thần kinh.
* Hệ thần kinh ( theo cấu tạo): có hai phần chính
- Trung ương: 
+ Não: Trụ não điều hoà hoạt động của nội quan, dẫn truyền
 Tiểu não điều hoà, phối hợpcác cử động phức tạp và giữ thăng bằng cho cơ thể
 Não trung gian điều khiển quá trình trao đổi chất và điều hoà thân nhiệt 
 Đại não trung tâm của phản xạ có điều kiện, dẫn truyền 
+ Tuỷ sống: Chất xám trung khu của phản xạ không điều kiện
 Chất trắng đường dẫn truyền
- Ngoại biên : 
+ Dây thần kinh
+ Hạch thần kinh
* Hệ thần kinh ( theo chức năng):
- Phân hệ thần kinh vận động điều hoà hoạt động của cơ vân
- Phân hệ thần kinh sinh dưỡng điều hòa hoạt động của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản 
+ Phân hệ thần kinh giao cảm 
+ Phân hệ thần kinh đối giao cảm 
Phân tích hoạt động của hai phân hệ trong điều hòa hoạt động của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản
 ví dụ 
- Nêu ba bộ phận của cơ quan phân tích và mối liên hệ giữa ba bộ phân đó.
- Cơ quan phân tích thị giác :
+ Tế bào thụ cảm thị giác
+ Dây thần kinh thị giác
+ Vùng thị giác ở thùy chẩm
- Cơ quan phân tích thính giác:
+ Tế bầo thụ cảm thính giác
+ Dây thần kinh thính giác
 + Vùng thính giác ở thùy thái dương
- Sơ đồ mắt:
+ Các phần phụ
+ Cầu mắt:
Màng cứng
Màng mạch
Màng lưới: tế bào nón và tế bào que
- Nêu được sự tạo ảnh ở màng lưới
- Cấu tạo tai:
+ Tai ngoài
+ Tai giữa 
+ Tai trong
- Nêu chức năng thu nhận sóng âm theo sơ đồ đường đi của sóng âm
- Nêu các tật mắt: Cận thị và viền thị
+ Biểu hiện 
+ Nguyên nhân
+ Cách khắc phục
+ Cách phòng tránh
- Nêu các bệnh về mắt: Đau mắt đỏ, đau mắt hột
+ Biểu hiện 
+ Nguyên nhân
+ Cách phòng tránh
- Nêu các tác nhân có thể gây hại cho tai và các biện pháp bảo vệ tai
- Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện các ý sau:
+ Khái niệm
+ Tính chất
+ Ý nghĩa
+ Ví dụ 
- Nêu tác nhân ảnh hưởng xấu tới hệ thần kinh
+ Chế độ làm việc và nghỉ ngơi không hợp lí
+ Ngủ không đủ
+ Các chất kích thích và ức chế đối với hệ thần kinh
- Nêu biện pháp bảo vệ hệ thần kinh, có giấc ngủ tốt
+ Làm việc và nghỉ ngơi hợp lí
+ Hạn chế tiếng ồn
+ Đảm bảo giấc ngủ hợp lí
+ Giữ cho tâm hồn thư thái
+ Không lạm dụng các chất kích thích, ức chế với hệ thần kinh
-Tự ý thức bản thân để bảo vệ tai mắt và hệ thần kinh
 10. Nội tiết
Kiến thức :
 - Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết
- Xác định vị trí, nêu rõ chức năng của các tuyến nội tiết chính trong cơ thể có liên quan đến các hoocmôn mà chúng tiết ra (trình bày chức năng của từng tuyến).
- Trình bày quá trình điều hoà và phối hợp hoạt động của một số tuyến nội tiết
- Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết theo các tiêu chí sau:
+ Cấu tạo 
+ Vai trò
+ Ví dụ
- Tuyến yên 
+ Các hoocmôn
+ Vai trò
- Tuyến giáp : 
+ Hoocmôn
+ Vai trò
- Tuyến trên thận
+ Các hoocmôn
Vỏ tuyến: Lớp ngoài, lớp giữa, lớp trong
Tủy tuyến
+ Vai trò
- Tuyến tuỵ là tuyến pha 
+ Ngoại tiết
+ Nôi tiết
Hoocmôn
Vai trò
- Tuyến sinh dục: 
+ Hoocmôn: 
+ Vai trò
- Phân tích ví dụ cụ thể về sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết như quá trình điều hòa đường huyết trong cơ thể
11. Sinh sản 
Kiến thức :
- Nêu rõ vai trò của các cơ quan sinh sản của nam và nữ. 
-Trình bày những thay đổi hình thái sinh lí cơ thể ở tuổi dậy thì.
- Trình bày những điều kiện cần để trứng được thụ tinh và phát triển thành thai, từ đó nêu rõ cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai.
- Nêu sơ lược các bệnh lây qua đường sinh dục và ảnh hưởng của chúng tới sức khoẻ sinh sản vị thành niên: 
-Nắm được các bộ phận của cơ quan sinh sản:
+ Ở nam 
+ Ở nữ
- Nắm được những thay đổi cơ thể ở tuổi dậy thì
+ Ở nam:
Sự sinh tinh
Có khả năng có con
+ Ở nữ
 Sự rụng trứng, hiện tượng kinh nguyệt
Có khả năng mang thai và cócon
Dấu hiệu có khả năng mang thai 
- Biết cách vệ sinh thân thể đặc biệt là nữ ở tuổi dậy thì vào những ngày có kinh nguyệt.
- Nêu được điều kiện để trứng được thụ tinh và phát triển thành thai: 
+ Trứng gặp được tinh trùng
+ Trứng đã thụ tinh bám và làm tổ trong niêm mạc tử cung
- Nêu được các biện pháp tránh thai và giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
+ Ngăn trứng chín và rụng- giải thích
+ Ngăn không cho tinh trừng gặp trứng- giải thích
+ Ngăn không cho trứng đã thụ tinh làm tổ- giải thích
-Nêu được các dụng cụ và phương tiện tránh thai phù hợp 
- Nêu nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên: 
+ Ảnh hưởng tới
Sức khoẻ
Vị thế xã hội 
Hậu quả khác. 
+ Học sinh tự ý thức về cách sống các quan hệ để phòng tránh những nguy cơ cho bản thân:
Tránh quan hệ tình dục ở lứa tuổi học sinh
Đảm bảo tình dục an toàn
- Nêu một số bệnh:
+ Giang mai:
Nguyên nhân
Triệu chứng
Tác hại
Cách lây truyền
+ Lậu:
Nguyên nhân
Triệu chứng
Tác hại
Cách lây truyền
+ AIDS:
Nguyên nhân
Triệu chứng
Tác hại
Cách lây truyền
2.4. SINH HỌC 9
CHỦ ĐỀ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
I. DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
 1. Các thí nghiệm của Menđen 
 Kiến thức: 
Nêu được nhiệm vụ, nội dung và vai trò của di truyền học
Giới thiệu Menđen là người đặt nền móng cho di truyền học
Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen
Nêu được các thí nghiệm của Menđen và rút ra nhận xét
Phát biểu được nội dung quy luật phân li và phân li độc lập
Nêu ý nghĩa của quy luật phân li và quy luật phân ly độc lập.
Nhận biết được biến dị tổ hợp xuất hiện trong phép lai hai cặp tính trạng của Menđen
Nêu được ứng dụng của quy luật phân li trong sản xuất và đời sống
Kĩ năng :
Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình để giải thích được các kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Menđen.
Biết vận dụng kết quả tung đồn

File đính kèm:

  • docSINH HOC CHUAN KIEN THUC.doc
Giáo án liên quan