Giáo trình Miễn dịch học - Chương VI: Một số hệ thống hiệu ứng của huyết tương

4.3.1 Tác nhân hoạt hoá

Kháng thể kết hợp đặc hiệu với kháng nguyên là tác nhân phổ biến, mạnh mẽ nhất, gây ra hoạt hoá bổ thể theo đường cđ điển. Chỉ có kháng thể IgM và IgG1, IgG2 và IgG3 là có khả năng này. Đây là những kháng thể có nồng độ cao nhất trong máu và các dịch cơ thể, do vậy sự hoạt hoá C (bổ thể) theo đường cổ điển xẩy ra rất phổ biến.

Trường hợp kháng nguyên không gắn trên màng tế bào, mà ớ dạng hoà tan khi kết hợp với kháng thể tạo thành một cấu trúc phân tử khổng lồ ở dạng lưới (mạng) gọi là phức hợp miễn dịch cũng vẫn gây được hoạt hoá bổ thể.

 Sự vón tụ của các phân tử IgG, IgM (mặc dù không có mặt kháng nguyên) cũng là một tác nhân hoạt hoá. Ví dụ: khi ủ chúng ở 65oC trong 30 phút ở phòng thí nghiệm.

 Ngoài ra, còn một số virut, hoặc chất plasmin, thrombin, protein phản ứng C. với nồng độ đủ cao cũng gây được hoạt hoá bổ thể theo con đường cổ điển.

4.3.2 - Các bước hoạt hoá.

Mô hình thực nghiệm đầu tiên về nghiên cứu hoạt hoá bổ thể đường cổ điển gồm kháng nguyên là hồng cầu cừu, viết tắt là E (Erythrocyte) với ưu điển là dễ kiếm, dễ bảo quản lâu và dễ đo mức, độ tan huyết (dựa vào lượng hemoglobin giải phóng ra); còn kháng thể (ký hiệu A: Antibody) chống hồng cầu (hemolyzin, chất làm tan máu) thì sản xuất bằng cách tiêm hồng cầu cừu cho thỏ.

4.3.2a - Bước đầu tiên: là sự kết hợp kháng thể với hồng cầu cừu. Phản ứng được biểu thị:

E + A > EA

Khi kết hợp kháng nguyên, phần Fc của kháng thể IgM và IgG thay đổi cấu hlnh làm bộc lộ một vị trí là Clq có thể gắn vào. Đó là sự mớ màn cho quá trình hoạt hoá, nó cũng giải thích vì sao thiếu kháng nguyên thì Clq không gắn vào kháng thể để khởi phát chuỗi phản ứng.

4.3.2b Kết hợp với C1

 

doc9 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình Miễn dịch học - Chương VI: Một số hệ thống hiệu ứng của huyết tương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trú ổ viêm...) thì sau đó việc tiều cục máu đông là nhờ vai trò của hệ plasmin. Thoạt tiên, cục máu đông co lại do các chất từ tiểu cầu (là chủ yếu), tiếp đó plasminogen - một chất do gan tiết vào máu, tiền enzym - biến thành enzym plasmin, có tác dụng phân huỷ fibrin (dạng sợi) trong cục máu đông thành dạng hoà tan. Nhờ vậy, cục máu đông bị tan huỷ.
III. HỆ THỐNG KININ 
Tiền enzym đầu tiên của hệ thống này là prekallicrein hoặc còn có tên kallicreinogen (pre: tiền, trước; nogen: sinh ra). Chất trên sẽ biến thành enzym chính thức, có tên là kallicrein do tác dụng của các yếu tố sau: 
pH thấp (thường gặp trong ổ viên). 
Có mặt plasnin, trypsin và một số protease khác (dễ gặp chúng trongổ viêm)
Hoạt hoá bổ thể
Yếu tố Hageman bị hoạt hoá (XII)
Kallicrein có tác dụng đặc hiệu lên chất bradykininogen (là một peptit gồm 9 axit amin: arginin – prolin - glyxin – phenyl - alanin - serin - prolin - phenylalanin - arginin) làm tách arginin ra, thì phần còn lại mang tên brađykinin là chất có hoạt tính sinh học. Nhiều proteaza khác cũng tác dụng không đặc hiệu lên bradykininogen để tạo ra bradykinin với hiệu suất thấp: trypsin, chymotrypsin, carboxypeptidase, enzym của thể tiêu (lysosom) trong tế bào. 
Trong máu còn có một peptit gồm 10 axit amin, chi khác bradykininogen là có thêm lysin tên là kallidinogen, hoặc lysyl - bradykinin. Bị các men proteinase nói trên (nhất là kallicrein), phân cắt nó biền thành kallidin (9 axit amin) có hoạt tính. Chất này, dưới tác dụng tiếp tục của các proteaza, cuối cùng cũng biến thành Bradykinin (hình 49 và 50).
Arg
Kallicrenogen
(Tiền enzyme)
Kallicrein
Kininogen
(Bradykininogen)
(Kallidinogen)
Kinin
(Bradykinin)
(Kallidin)
Proteinase, low pH, XIIa
Hình: Sự tạo thành bradykinin từ tiền chất bradykininogen.
Chất tác dụng của hệ thống này là bradykinin, được xem là một kinin chủ yếu gây ra các hiện tượng cơ bản của ổ viêm. Nó có tác dụng gây co cơ trơn, dãn mạch, tiến tới xung huyết động mạch và xung huyết tĩnh mạch. Nó cũng gây tăng mạnh mẽ tính thấm thành mạch ở vi tuần hoàn (gấp 15 lần histamin), đồng thời có tác dụng thu hút bạch cầu, làm bạch cầu bám vào vách mạch và ra khỏi mạch máu và tập trung vào nơi có nồng độ bradykinin cao (ổ viêm). Một tác dụng nổi bật của bradykinin là kích thích đầu tận của thần kinh cảm giác, gây đau đớn. Như vậy, nó tham gia hầu hết các hiện tượng quan sát được tại ổ viêm (sưng, nóng, đỏ, đau, tập trung bạch cầu...)
IV. HỆ THỐNG BỔ THỂ
4.1 Mở đầu
4.1.1 Lịch sử
Cuối thế kỷ 18, ngay sau khi phát hiện kháng thể, Bordet đã có nhận xét : huyết thanh con vật khỏi bệnh có khả năng làm ngưng kết vi khuẩn gây bệnh, sau đó còn làm vi khuẩn tan ra. Hiện tượng này được làm sáng tỏ: Nó do hai yếu tổ phụ trách. Yếu tố thứ nhất bền với nhiệt, chịu được nhiệt độ 56oC trong 30 phút, chỉ xuất hiện sau khi con vật nhiễm khuẩn, gây ngưng kết đặc hiệu nhưng chưa làm chết vi khuẩn. Đó là kháng thể. Yếu tố thứ hai có sẵn trong huyết thanh, không bền với nhiệt, có tác dụng làm tan vi khuẩn sau khi bị kháng thể làm ngưng kết. Đó là alecin, nay gọi là bổ thể (complement, viết tất là C) do tác dụng ''bổ sung' của nó. Từ lâu, đã biết bổ thể hoạt động không có tính chất đặc hiệu loài, nghĩa là nó làm tan được tế bào kháng nguyên bị ngưng kết do kháng thể lấy từ các loài khác. Hoạt tính bổ thể thay đổi giữa các loài, cao nhất lả ở chuột lang, trung bình ở người, chó..., thấp ờ thỏ, chuột nhắt... Ngoài tác dụng làm tan vi khuẩn (tế bào mang kháng nguyên nói chung), người ta xếp bổ thể vào miễn dịch không đặc hiệu vì vai trò của nó trong viêm. Những cơ thể thiếu bổ thể bẩm sinh rát dễ nhiễm khuẩn.
Bổ thể không phải một chất, mà là một hệ thống gồm nhiều thành phần, trong đó có những thành phần không bền với nhiệt. Khi bảo quản huyết thanh cẩn thận vẫn làm mất bổ thể nhanh chóng. Điều đó chứng tỏ bổ thể có tốc độ phân huỷ cao. Cho đến năm 1940, người ta thấy bổ thể gồm 4 thành phần, theo thứ tự phân lập được, có tên Cl, C2, C3 và C4. Sự kết hợp kháng nguyên - kháng thể chính là tác nhân khởi phát làm cho C1 (tiền enzym) biến thành enzym - tác động lên C4 và C2, tạo ra enzym mới, tác động lên C3. Như vậy, thứ tự hoạt hoá của C' trên thực tế không giống với thứ tự phát hiện, phân lập và đặt tên các thành phần. Các thành phần này tham gia "con đường thứ nhất: hoạt hoá bổ thể. Từ những năm 1950 đă tách biết thêm được các thành phần mới là C5, 6, 7, 8 và 9.
Còn ''con đường thứ hai" được tìm ra từ năm 1953, khi Pillenler phát hiện trong huyết thanh, chết properdin (P), chất này mất đi khi trộn huyết thanh với zymosan (là một polysaccarit từ vách tế bào nấm men), đồng thời làm giảm C3 và các thành phần C5-C9. Sau đó còn phát hiện ra các yếu tố B và D, phối hợp với P, thực hiện con đường thứ hai của sự hoạt động của bổ thể mà không cần sự có mặt của kháng thể. Con đường thứ nhất dược đặt tên là đường cổ điển, vì phát hiện sớm hơn, mặc dù trong quá trình tiến hoá sinh vật nó xuất hiện muộn hơn (khi đã xuất hiện miễn dịch đặc hiệu) so với con đường thứ hai (nay gọi là ''đường khác'' - altemative pathway).
4.1.2. Các ký hiệu và quy ước quốc tế : 
Bổ thể có chung ký hiệu là C'. Các chất của đường cổ điển được gọi là thành phần (fraction), ký hiệu là C kèm theo một con số (viết lớn ngang với C): C1, C2, C3,... ,C9. Riêng C1 gồm 3 bán đơn vị: C1q, C1r và C1s. Các chất của đường thứ hai gọi là yếu tố (factor), gồm B, D và P.
Các chất điều hoà sự hoạt hoá bổ thể - bằng cách kìm hãm phản ứng - cũng có những ký hiệu riêng INH (inhibitor = chất ức chế), INA (inactivator = chất bất hoạt), hoặc thuần tuý là các chữ cái H, S... 
Nhiều thành phần (yếu tố) bổ thể là tiền enzvm, khi bị phân cắt thành hai mảnh thì mảnh nhỏ hoà vào dịch thể, để lộ ra ở mảnh lớn một vị trí có tác dụng enzym, bám vào bề mặt tế bào mang kháng nguyện. Theo quy ước, một mảnh mang chữ a, mảnh kia mang chữ b, theo thứ tự phát hiện và phân lập ra chúng. Ví dụ ta có C3a, C3b hay C5a, C5b... Ngày nay, để thống nhất người ta có xu hướng đùng chữ b để chì các mảnh sẽ gắn bám vào bề mặt (b: binding) còn chữ a để chỉ các mảnh bong ra môi trường dịch thể, có kích thước nhỏ hơn b. Bài này dùng các ký hiệu a,b theo quy ước thứ 2 - cho dễ nhớ.
Trong phức hợp bố thể (do nhiều mảnh liên kết tạo thành), nếu có hoạt tính thì được ký hiệu bằng một gạch ngang ở phía trên. Khi bị mất hoạt tính thì thêm chữ i (iC3b). Ví dụ Cl,4,2, hoặc chi tiết hơn C1s,4b,2b... 
4.1.3. Nơi sản xuất các thành phần bổ thể
Khi nuối cấy in vi tro, đại thực bào và bạch cầu đơn nhân sản xuất được hầu hết các thành phần bổ thể, nhưng in vi vo trong cơ thể vai trò sản xuất bổ thể của chúng có tầm quan trọng đến đâu, còn đang được thảo luận. Có thể, các tế bào này sản xuất cho nhu cầu tại chỗ mà thôi. Gan là cơ quan được chứng minh là cũng sản xuất mọi thành phần bổ thể cho máu, trừ C1 do biểu mô đường tiêu hoá và đường tiết niệu sản xuất ra
Đến nay, tất cả các thành phần và yếu tố của C' đều đã được tìm hiểu đầy đủ về cấu trúc cấp I và nồng độ bình thường trong máu.
Các thành phần và yếu tố của hệ thống bổ thể
Tên gọi
Phân tử lượng (x 103)
Nồng độ (mg/ml)
Số chuỗi peptit
Hằng số lắng (s)
Tốc độ điện di
C1q
410
70
1
11.0
α2
C1r
85
35
2
7.0
β
C1s
85
70
2
4.0
α2
C2
117
25
2
5.2
β2
C3
185
1400
2
9.5
β1
C4
200
400
3
10.0
β1
C5
200
160
2
8.7
β1
C6
130
75
2
5.7
β2
C7
120
65
2
5.3
β2
C8
155
80
2
8.5
γ1
C9
79
200
2
4.5
α
B
95
250
2
5.8
β2
D
25
2
2
2.6
α
P
220
25
2
5.2
γ 
C1-INH C4bp
105
180
I (hay C3b-INA)
1200-1500
250
H
90
50
Protein S
150
?
DAF
88
?
HFF
70
?
65
4.2 Sự hoạt hoá hệ thống bổ thể
Cũng giống hệ thống đông máu, các thành phắn của hệ thống bổ thể thực chất là các tiền enzym và các tiền chất. Tác nhân khởi phát làm cho tiền enzym đầu tiên biến thành enzym, xúc tác phản ứng thứ nhất để có enzym thứ hai gây ra phản ứng thư hai,.. Cuối cùng, chúng ta có những hoạt chất có tác dụng sinh học thực hiện các cơ chế bảo vệ và có cả một hệ thống các yếu tố điều hoà làm cho phản ứng không diễn ra quá mạnh và quá kéo dài, cũng như quá yếu hoặc quá ngắn.
Ở những động vật cấp thấp, hệ thống bổ thể rất đơn giản: chi có C3, yếu tố B và yếu tố D. Sự hoạt hoá xảy ra thường xuyên và rất yếu, nhưng khi có vi khuẩn (cụ thể là sự có mặt các proteaza của vi khuẩn), lập tức sự hoạt hoá mạnh mê hơn; các sản phẩm tạo ra sẽ bám lên màng tế bào vi khuẩn và làm tổn thương màng này.
4.2.1 Hệ thống bổ thể nguyên thuỷ 
Thành phần C3 gốm 2 cấu phần (a và b) bình thường vẫn tự phân cắt ở mức độ rất thấp. Các proteaza của vi khuẩn (xâm nhập cơ thể) làm cho phản ứng phân cắt C3 nạnh mê lên, tạo ra nhiều C3a và C3b. Khi C3a tách khỏi C3b sẽ làm bộc lộ ra một vị trí ở C3b (trước đó bị che lấp) khiến C3b bám được lên ma

File đính kèm:

  • docGiao trinh Mien dich hoc - chuong 6.doc
Giáo án liên quan