Giáo án Vật lý lớp 10- tiết 38: Động lượng (tiết 2)
1. Kiến thức:
Nêu được nguyên tắc chuyển động bằng phản lực.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng định luật bảo toàn động lượng để giải được các bài tập đối với hai vật va chạm mềm.
3. Thái độ:
- Sử dụng được kiến thức để giải quyết các bài toán vật lí trong đời sống hàng ngày
ĐỘNG LƯỢNG (TT) A. Mục tiêu. 1. Kiến thức: Nêu được nguyên tắc chuyển động bằng phản lực. 2. Kĩ năng: - Vận dụng định luật bảo tồn động lượng để giải được các bài tập đối với hai vật va chạm mềm. 3. Thái độ: - Sử dụng được kiến thức để giải quyết các bài toán vật lí trong đời sống hàng ngày B. Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Tìm ví dụ thực tế về những vật có động lượng. 2. Học sinh: - Chuẩn bị các câu hỏi ở phần giao nhiệm vụ của bài trước . C. Phương pháp - Diễn giảng, vấn đáp, - Giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm D. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức - Ổn định lớp, điểm danh - Kiểm tra sỉ số 2. Kiểm tra bài củ Viết biểu thức động lượng ? Phát biểu định lí biến thiên động lượng ? Ý nghĩa của xung lượng của lực? 3. Bài mới: Đặt vấn đề: Tìm hiểu về động lượng và định luật bảo toàn động lượng Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm hệ cô lập. GV: Yêu cầu HS đọc phần II.1 và cho biết thế nào là hệ vật và hệ cô lập là gì ? HS: Nêu khái niệm GV: Cho học sinh lấy ví dụ về hệ cô lập trong thực tế GV: Trong hệ cô lập thì động lượng của hệ có giá trị như thế nào ? HS: Là đại lượng bảo toàn Hoạt động 2: Xây dựng biểu thức của ĐLBTĐL. GV: Hướng dẫn HS xây dựng biểu thức của ĐL như SGK. HS: Tìm hiểu và rút ra biểu thức của định luật GV: Dựa vào kết quả tìm được yêu cầu HS nhận xét, phát biểu ĐL? HS: Phát biểu định luật Hoạt động 3: Vận dụng ĐLBT động lượng . GV: Yêu cầu HS phân biệt v/c mềm và v/c đàn hồi? HS: Nêu khái niệm và lấy các ví dụ về va chạm mềm và va chạm đàn hồi. GV: Trong va chạm mềm vận tốc của các vật có đặc điểm gì ? HS: Sau va chạm các vật có cùng một vận tốc GV: Hướng dẫn và yêu cầu HS viết công thức tính động lượng trước và sau va chạm của hệ cô lập đó . HS: Vận tốc của các vật sau va chạm mềm: GV: Cho học sinh tìm hiểu khái niệm chuyển động bằng phản lực. Aùp dụng ĐLBTĐL tìm biểu thức tính vận tốc của vật lúc sau. Đối với trường hợp CĐ bằng phản lực tương tự phần trên. Dấu “-“ có ý nghĩa ntn? HS: Vận tốc của vật chuyển động bằng phản lực: Dấu (-) để chỉ vật chuyển động ngược chiều với phần được phóng ra. GV: Yêu cầu HS giải thích câu C3 HS: Thảo luận và hoàn thành câu C3 GV: Phân biệt nguyên tắc CĐ của tên lửa và diều? HS: Giải thích II. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG : 1. Hệ cô lập : Là hệ không có ngoại lực tác dụng lên hệ hoặc các ngoại lực ấy cân bằng nhau . 2. Định luật bảo toàn động lượng của hệ cô lập Động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng bảo toàn. 3.Va chạm mềm : - Khái niệm: (sgk) - Vận tốc của các vật sau va chạm mềm: 4.Chuyển động bằng phản lực : -Khái niệm (sgk) - Vận tốc của vật chuyển động bằng phản lực 4. Củng cố và luyện tập. - Xung lượng của lực có tác dụng gì ? Định luật bảo toàn động lượng ? - Hoàn thành bài 6/126sgk? - Yêu cầu HS giải thích một vài hiện tượng liên quan đến ĐLBTĐL. 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Học bài , làm bài tập 7,8,9/127SGK . - Ôn lại khái niệm công và công suất ? Chứng minh công thức tính công trong trường hợp tổng quát ? So sánh công thức 24.1 và 24.3 Sgk ? Giá trị của công phụ thuộc những yếu tố nào ? Khi góc thay đổi thì giá trị của A thay đổi ntn ? Ýù nghĩa của công suất ?
File đính kèm:
- Tiet 38.doc