Giáo án Vật lý lớp 10- tiết 56: Các nguyên lí của nhiệt động lực học (tt) các nguyên lí của nhiệt động lực học

1.Kiến thức:

- Phát biểu được nguyên lí I Nhiệt động lực học. Viết được hệ thức của nguyên lí I Nhiệt động lực học U = A + Q. Nêu được tên, đơn vị và quy ước về dấu của các đại lượng trong hệ thức này.

- Phát biểu được nguyên lí II Nhiệt động lực học.

2. Kĩ năng:

- Vận dụng được công thức để giải các bài tập đơn giản.

3. Thái độ

- Tích cực tự giác trong học tập

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2660 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 10- tiết 56: Các nguyên lí của nhiệt động lực học (tt) các nguyên lí của nhiệt động lực học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC NGUYÊN LÍ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC (tt)
CÁC NGUYÊN LÍ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
A.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Phát biểu được nguyên lí I Nhiệt động lực học. Viết được hệ thức của nguyên lí I Nhiệt động lực học DU = A + Q. Nêu được tên, đơn vị và quy ước về dấu của các đại lượng trong hệ thức này. 
- Phát biểu được nguyên lí II Nhiệt động lực học.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng được công thức để giải các bài tập đơn giản.
3. Thái độ
- Tích cực tự giác trong học tập 
B.Chuẩn bị:
1.Giáo viên : 
- Các ví dụ minh họa
2.Học sinh:
- Trả lời các câu hỏi do GV cung cấp ở bài trước.
C. Phương pháp
	- Diễn giảng, vấn đáp, 
- Giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
D. Tiến trình lên lớp
	1. Ổn định tổ chức
- Ổn định lớp, điểm danh
- Kiểm tra sỉ số
2. Kiểm tra bài củ
Câu 1: Viết biểu thức của nguyên lí I NĐLH và phát biểu quy ước về dấu của nhiệt lượng và công trong biểu thức này?
Câu 2: Tại sao có thể nói nguyên lí I NĐLH là sự vận dụng ĐL BT và chuyển hóa năng lượng ?
3. Bài mới:
Đặt vấn đề: Tìm hiểu về các nguyên lí của nhiệt động lực học 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình thuận nghịch và không thuận nghịch. Phát biểu nguyên lí thứ II của nhiệt động lực học.
GV: Yêu cầu HS đọc SGK và phân biệt quá thuận nghịch và không thuận nghịch?
HS: Quá trình thuận nghịch: là quá trình chuyển từ trạng thái ban đầu sang trạng thái khác sau đó tự trở về trạng thái ban đầu mà không cần đến sự can thiệp của vật khác .Ngược lại là quá trình không thuận nghịch.
Hoạt động 2: Phát biểu nguyên lí thứ II của nhiệt động lực học.
GV: Phát biểu nguyên lí II NĐLH?
HS: Nhiệt không thể tự truyền từ một vật sang vật nóng hơn
 Động cơ nhiệt không thể tự chuyển hóa tất cả nhiệt lượng nhận được thành công cơ học
GV: Yêu cầu HS hoàn thành câu C3 và C4?
Hoạt động 3: Giải thích nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ nhiệt .
GV: Trình bày cấu tạo cơ bản của một động cơ nhiệt ?
HS: Nêu cấu tạo
 + Nguồn nóng Q1 để cung cấp nhiệt lượng .
 + Bộ phận phát động gồm : Tác nhân vật trung gian nhận nhiệt sinh công) và các thiết bị phát động .
 + Nguồn lạnh Q2 để thu nhiệt lượng do tác nhân tỏa ra.
GV: Vì sao bất kì động cơ nhiệt nào cũng cần có 3 bộ phận cơ bản?
HS: Vì theo nguyên lí thứ II thì lượng nhiệt động cơ nhận được không chuyển hoàn toàn thành công nên ngoài bộ phận nguồn và phát động thì cần có thêm bộ phận để thu nhiệt lượng còn đó là nguồn lạnh .
GV: Vì sao H luôn luôn nhỏ hơn 1?
HS: Vì công sinh ra bao giờ cũng bé hơn lượng nhiệt cung cấp.
II.NGUYÊN LÍ THỨ HAI NĐLH:
 1.Qúa trình thuận nghịch và không thuận nghịch:
 a.Quá trình thuận nghịch:
 Là quá trình chuyển từ trạng thái ban đầu sang trạng thái khác sau đó tự trở về trạng thái ban đầu mà không cần đến sự can thiệp của vật khác .
 b.Quá trình không thuận nghịch: 
 Là quá trình chuyển từ trạng thái ban đầu sang trạng thái khác và không tự trở về trạng thái ban đầu khi không có sự can thiệp của vật khác.
2.Nguyên lí thứ II NĐLH:
 a.Cách phát biểu của Clau-di-ut:
 Nhiệt không thể tự truyền từ một vật sang vật nóng hơn
 b.Cách phát biểu của Các-nô:
 Động cơ nhiệt không thể tự chuyển hóa tất cả nhiệt lượng nhận được thành công cơ học .
 3.Vận dụng : 
 Theo nhuyên lí thứ II NĐLH thì một động cơ nhiệt bao giờ cũng có 3 bộ phận cơ bản:
 + Nguồn nóng Q1 để cung cấp nhiệt lượng .
 + Bộ phận phát động gồm : Tác nhân vật trung gian nhận nhiệt sinh công) và các thiết bị phát động .
 + Nguồn lạnh Q2 để thu nhiệt lượng do tác nhân tỏa ra.
 Hiệu suất của động cơ nhiệt :
 < 1
4. Củng cố và luyện tập.
GV: Cho hs nắm lại kiến thức đã học
- Thế nào là quá trình thuận nghịch và không thuận nghịch? Ví dụ ?
 - Nguyên lí thứ hai được vận dụng ntn?
HS: Hệ thống lại các kiến thức về các nguyên lý của N ĐLH
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
 - Học bài làm bài tập 3,4,5,6, 7, 8 / 173 SGK.
- Chuẩn bị bài mới “Bài tập”

File đính kèm:

  • docTiet 56.doc
Giáo án liên quan