Bài tập về Tính tương đối của chuyển động công thức cộng vận tốc

Ghép nội dung ở cột bên trái với nội dung tương ứng ở cột bên phải để thành một câu có nội dung đúng.

1. Sự phụ thuộc của quỹ đạo chuyển động vào hệ quy chiếu thể hiện

2. Sự phụ thuộc của vận tốc chuyển động vào hệ quy chiếu thề hiện

3. Vận tốc tuyệt đối là

 

4. Vận tốc tương đối là

 

5. Vận tốc kéo theo là

 

6. Vận tốc tuyệt đối bằng

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1867 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập về Tính tương đối của chuyển động công thức cộng vận tốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 6
TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG
CÔNG THỨC CỘNG VẬN TỐC
6.1. Ghép nội dung ở cột bên trái với nội dung tương ứng ở cột bên phải để thành một câu có nội dung đúng.
1. Sự phụ thuộc của quỹ đạo chuyển động vào hệ quy chiếu thể hiện 
2. Sự phụ thuộc của vận tốc chuyển động vào hệ quy chiếu thề hiện
3. Vận tốc tuyệt đối là 
4. Vận tốc tương đối là 
5. Vận tốc kéo theo là 
6. Vận tốc tuyệt đối bằng
a) vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu đứng yên.
b) vân tốc tương đối cộng với vận tốc kéo theo.
c) vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu chuyển động.
d) tính tương đối của chuyển động.
đ) tính tương đối của vận tốc.
e) vận tốc củahệ quy chiếu chuyển động đối với hệ quy chiếu đứng yên.
6.2. Tại sao trạng thái đứng yên hay chuyển động của một chiếc ô tô có tính tương đối?
A. Vì chuyển động của ô tô được quan sát ở các thời điểm khác nhau.
B. Vì chuyển động của ô tô được xác định bởi những người quan sát khác nhau đứng bên lề đường.
C. Vì chuyển động của ô tô không ổn định : lúc đứng yên, lúc chuyển động.
D. Vì chuyển động của ô tô được quan sát trong các hệ quy chiếu khác nhau (gắn với đường và gắn với ô tô).
6.3. Để xác định chuyển động của các trạm thám hiểm không gian , tại sao người ta không chọn hệ quy chiếu gắn với Trái Đất ?
A. Vì hệ quy chiếu gắn với Trái Đất có kích thướt không lớn.
B. Vì hệ quy chiếu gắn với Trái Đất không thông dụng.
C. Vì hệ quy chiếu gắn với Trái Đất không cố định trong không gian vũ trụ.
D. Vì hệ quy chiếu gắn với Trái Đất không thuận tiện.
6.4. Hành khách A đứng trên toa tàu, nhìn qua cửa sổ toa sang hành khách B ở toa tàu bên cạnh. Hai toa tàu đang đổ trên hai đường tàu song song với nhau trong sân ga. Bỗng A thấy B chuyển động về phía sau. Tình huống nào sau đây chắc chắn không xảy ra ?
A. Cả hai toa tàu cùng chạy về phía trước. A chạy nhanh hơn.
B. Cả hai toa tàu cùng chạy về phía trước. B chạy nhanh hơn.
C. Toa tàu A chạy về phía trước. Toa tàu B đứng yên.
D. Toa tàu A đứng yên. Toa tàu B chạy về phía sau.
6.5. Hòa đứng yên trên sân ga. Bình đứng yên trong toa tàu cũng đang đứng yên. Bỗng toa tàu chạy về phía trước với vận tốc 7,2 km/h. Hòa bắt đầu chạy theo toa tàu cũng với vận tốc ấy. Bình thì chạy ngược với chiều chuyển động của toa với vận tốc 7,2 km/h đối với toa. Hỏi vận tốc của Bình đối với sân ga vàa đối với Hòa bằng bao nhiêu ?
A. vBình, ga = - 7,2 km/h	;	vBình, Hòa = 0.
B. vBình, ga = 0	;	vBình, Hòa = -7,2 km/h.
C. vBình, ga = 7,2 km/h	;	vBình, Hòa = 14,4 km/h.
D. vBình, ga = 14,4 km/h	;	vBình, Hòa = 7,2 km/h.
6.6. Một chiếc thuyền chuyển động thẳng ngược chiều dòng nước với vận tốc 6,5 km/h đối với dòng nước. Vận tốc chảy của dòng nước đối với bờ sông là 1,5 km/h. Vận tốc v của thuyền đối với bờ sông là bao nhiêu ?
A. v = 8,00 km/h.
B. v = 5,00 km/h.
C. v 6,70 km/h.
D. v 6,30 km/h.
6.7. Hai ô tô cùng xuất phát từ hai bến xe A và B cách nhau 20 km trên một đoạn đường thẳng. Nếu hai ô tô chạy ngược chiều thì chúng sẽ gặp nhau sau 15 phút. Nếu hai ô tô chạy cùng chiều thì chúng sẽ đuổi kịp nhau sau 1 giờ. Tính vận tốc của mỗi ô tô.
6.8. Một ca nô chạy thẳng đều xuôi theo dòng từ bến A đến bến B cách nhau 36 km mất một khoảng thời gian là 1 giờ 30 phút. Vận tốc của dòng chảy là 6 km/h.
a) Tính vận tốc của ca nô đối với dòng chảy.
b) Tính khoảng thời gian ngắn nhất để ca nô chạy ngược dòng chảy từ bến B trở về đến bến A.
6.9. Một ca nô chạy xuôi dòng sông mất 2 giờ để chạy thẳng đều từ bến A thượng lưu tới bến B ở hạ lưu và phải mất 3 giờ khi chạy ngược lại từ bến B về đến bến A. Cho rằng vận tốc của ca nô đối với nước là 30 km/h.
a) Tính khoảng cách giữa hai bến A và B.
b) Tính vận tốc của dòng nước đối với bờ sông.
6.10. Một chiếc ca nô chạy thẳng đều xuôi theo dòng chảy từ bến A đến bến B phải mất 2 giờ và khi chạy ngược dòng chảy từ bến B về bến A phải mất 3 giờ. Hỏi nếu ca nô bị tắt máy và thả trôi theo dòng chảy thì phải mất bao nhiêu thời gian để trôi từ A đến B ?

File đính kèm:

  • docBai 6.doc