Giáo án Tin học Lớp 4 - Học kỳ II - Năm học 2013-2014

I. Mục tiêu:

- Học sinh biết khả năng thay đổi phông chữ trên văn bản của phần mềm soạn thảo nói chung và của Word nói riêng.

- Học sinh thực hiện được các thao tác chọn phần văn bản, chọn phông chữ.

- Yêu thích môn tin học.

II. Đồ dùng dạy - học :

1. Giáo viên: Giáo án + máy vi tính

2. Học sinh: Sách vở + Đồ dùng học tập

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra: Tổ hợp phím dùng để cắt phần VB cần di chuyển?

3. Giảng bài mới: Giới thiệu + ghi đầu bài.

a. Hoạt động 1: Chọn phông chữ.

 Ở đây, các em sẽ làm quen với bảng chọn thả xuống (ở ô phông chữ và cỡ chữ).

Cách chọn phông chữ:

- Nháy chuột ở mũi tên bên phải ô phông chữ . Sẽ xuất hiện danh sách các loại phông chữ. Chọn phông chữ nào thì nháy chuột ở dòng đó.

- Thao tác chọn phông chữ. Ban đầu, các em sẽ không quan sát thấy sự thay đổi của phông chữ mặc dù các em đã chọn. Phông chữ chỉ thay đổi bắt đầu từ vị trí con trỏ trở đi. Sĩ số + hát.

HS trả lời.

HS lắng nghe.

Bình thường ta soạn thảo với phông chữ chuẩn là VN Time.

b. Hoạt động 2: Chọn cỡ chữ.

 Cách chọn cỡ chữ:

Các em có thể chọn cỡ chữ ngay từ đầu. Ta làm như sau:

- Giống như thao tác chọn phông chữ.

- Nháy chuột ở mũi tên bên phải ô cỡ chữ (Font Size) . Sẽ xuất hiện danh sách các loại cỡ chữ. Chọn cỡ chữ nào thì nháy chuột ở dòng đó.

* Chú ý: Các em có thể tăng hoặc giảm cỡ chữ bằng cách bấm tổ hợp phím Ctrl ] (tăng) hoặc Ctrl [ (giảm).

Bình thường ta soạn thảo với cỡ chữ chuẩn là 14.

- HS quan sát.

c. Hoạt động 3: Thực hành.

 Phân nhóm, phát phiếu thực hành

 Chọn phông chữ theo yêu cầu.

Thực hành theo nhóm và theo phiếu yêu cầu.

IV. Các hoạt động nối tiếp:

1. Củng cố: - Chọn phông chữ, cỡ chữ bằng ô Font, Font size trên thanh định dạng.

2. Dặn dò: Học bài, luyện thao tác chọn phông chữ, cỡ chữ.

 

doc38 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tin học Lớp 4 - Học kỳ II - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:	
2. Kiểm tra: Nêu tác dụng các tổ hợp phím mà em đã được học?
3. Giảng bài mới:	Giới thiệu + Ghi đầu bài. 
a. Hoạt động 1: Giới thiệu phần mềm:
 Logo là phần mềm giúp các em vừa học vừa chơi 1 cách bổ ích. Em sẽ học viết các dòng lệnh để điều khiển 1 chú Rùa di chuyển trên màn hình.
 Trong phần mềm Logo, con trỏ Rùa có dạng đơn giản, chỉ là hình tam giác.
b. Hoạt động 2: Màn hình làm việc của Logo :
Logo chia làm hai phần:
+Màn hình chính : là nơi Rùa di chuyển và để lại vết chân trên đó. Các bạn nhỏ gọi đó là sân chơi của Rùa.
+Cửa sổ lệnh : Nằm ở phía dưới và được chia làm hai ngăn : Ngăn ghi lại các lệnh đã viết trong phiên làm việc và ngăn để gõ lệnh.
c. Hoạt động 3: Khởi động phần mềm:
- Khởi động Logo bằng cách nháy đúp lên biểu tượng trên màn hình nền:
- Start/Programs/Microsoft Windows Logo/ Microsoft Windows Logo.
- HS nêu
- Quan sát ghi bài
Màn hình làm việc của logo
Trong đó :
- Màn hình chính
- Cửa sổ lệnh
- Ngăn nhập lệnh
- Ngăn chứa các lệnh đã viết
- Rùa ở vị trí xuất phát
- Khởi động phần mềm và quan sát màn hình luyện tập của Logo.
IV. Các hoạt động nối tiếp:
1. Củng cố: Logo và màn hình luyện tập của Logo. Cách khởi động phần mềm Logo. Những lệnh đầu tiên của Logo.
2. Dặn dò: Ôn luyện những kiến thức đã học.
Tin học
Tiết 50: Bước đầu làm quen với LOGO (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết biểu tượng phần mềm, biết khởi động và thoát khỏi chương trình Logo.
- Nhận biết màn hình chính, cửa sổ lệnh, ngăn chứa các lệnh đã viết, biểu tượng của Rùa trên màn hình.
- Biết các câu lệnh đơn giản và giải thích được chức năng của từng lệnh
- Biết thử nghiệm các câu lệnh đơn giản.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy - học:
1. Giáo viên: Giáo án + Máy vi tính.
2. Học sinh: Sách vở + Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:	
2. Kiểm tra: Nêu cách khởi động và màn hình làm việc của Logo?
3. Giảng bài mới:	Giới thiệu + Ghi đầu bài. a. Hoạt động 1: Những câu lệnh đầu tiên của Logo:
Sau khi gõ xong 1 lệnh em hãy nhấn phím Enter để trao lệnh đó cho Rùa. Rùa sẽ thực hiện theo lệnh của em
Quan sát ví dụ sau:
Lệnh
Rùa thực hiện
Home
CS
FD 100
RT 90 
FD 100
RT 90 
FD 100
RT 90 
FD 100
Rùa về vị trí xuất phát
Rùa về vị trí xuất phát: xoá toàn bộ sân chơi.
Rùa tiến lên phía trước 100 bước
Rùa rẽ phải 90 độ
Rùa tiến lên phía trước 100 bước
Rùa rẽ phải 90 độ
b. Hoạt động 2: Thay đổi nét vẽ, màu vẽ.
* Để thay đổi màu nét bút em làm như sau :
Rồi chọn màu
c. Hoạt động 3: Thực hành.
Ta thấy 3 lệnh cơ bản sau:
-FD n: lệnh bước đi của Rùa n bước.
-RT k: lệnh rẽ phải k độ.
-LT k: lệnh rẽ trái k độ.
* Hãy viết lệnh để rùa đi đc 1 hình chữ nhật có chiều rộng 50 bước và dài 100 bước:
- HS nêu.
- Quan sát.
Kết quả ta có hình vuông.
Kết quả hình chữ nhật: 
cạnh 100 x 50
- HS quan sát.
- HS thực hành.
IV. Các hoạt động nối tiếp:
1. Củng cố: Các lệnh đầu tiên của Logo, cách chọn nét vẽ, màu vẽ.
2. Dặn dò: Ghi nhớ các câu lệnh.
Tuần 26 	Thứ hai ngày 10 tháng 3 năm 2014
Tin học
Tiết 51: Thêm một số lệnh của LOGO (Tiết 1)
- Ngày giảng: Lớp 4A (......); Lớp 4B (..........).
Lớp 4C (.......); Lớp 4D (............).
Lớp 4E (............).
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Học sinh được củng cố bốn lệnh đã biết: Home, CS, FD, RT
- Kỹ năng: Biết được thêm 8 lệnh mới: BK, LT, PU, PD, HT, ST, Clean, BYE
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy - học:
1. Giáo viên: Giáo án + Máy vi tính.
2. Học sinh: Sách vở + Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:	
2. Kiểm tra: Viết một số câu lệnh của Logo mà em đã biết?
3. Bài mới:	Giới thiệu + Ghi đầu bài.
a. Hoạt động 1: Các lệnh đã biết:
? Nhắc lại các câu lệnh đã được học?
b. Hoạt động 2: Các lệnh mới.
BK n
LT k
PU
PD
HT
ST
Clean
Bye
Rùa lùi lại sau n bước
Rùa quay sang trái K độ
Nhấc bút Rùa ko vẽ nữa
Hạ bút Rùa lại vẽ
Rùa ẩn mình
Rùa hiện hình
Xoá màn hình Rùa ở vị trí hiện tại
Thoát khỏi phần mềm Logo
c. Hoạt động 3 : Luyện tập.
Làm bài tập 1 và 2 SGK trang 98.
- HS thực hiện
Em học 4 lệnh sau:
- Home: Rùa về vị trí xuất phát.
- CS: Rùa về vị trí xuất phát, xoá toàn bộ sân chơi.
- FD n: Rùa tiến lên phía trước n bước
- LT k: Rùa rẽ trái k độ.
- RT k: Rùa rẽ phải k độ
- HS chú ý lắng nghe.
- HS luyện tập.
IV. Các hoạt động nối tiếp:
1. Củng cố: Các lệnh đầu tiên của Logo, cách chọn nét vẽ, màu vẽ.
2. Dặn dò: Ghi nhớ các câu lệnh.
Tin học
Tiết 52: Thêm một số lệnh của LOGO (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Học sinh được củng cố bốn lệnh đã biết: Home, CS, FD, RT
- Biết được thêm tám lệnh mới: BK, LT, PU, PD, HT, ST, Clean, BYE
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy - học:
1. Giáo viên: Giáo án + Máy vi tính.
2. Học sinh: Sách vở + Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:	
2. Kiểm tra : Viết và giải thích các lệnh trong Logo mà em đã được học?
3. Bài mới:	Giới thiệu + Ghi đầu bài.
a. Hoạt động 1: Ôn lại các lệnh.
b. Hoạt động 2: Thực hành.
Làm bài thực hành:
Vẽ lá cờ:
Vẽ bậc thang:
- HS thực hiện
Home	CS
FD n	RT n
BK n	LT k
PU	PD
HT	ST
Clean 	Bye
kết quả:
IV. Các hoạt động nối tiếp:
1. Củng cố: Các lệnh đầu tiên của Logo, thêm một số lệnh.
2. Dặn dò: Ghi nhớ các câu lệnh.
Tuần 27 	Thứ hai ngày 17 tháng 3 năm 2014
Tin học
Tiết 53: Sử dụng câu lệnh lặp 
- Ngày giảng: Lớp 4A (......); Lớp 4B (..........).
Lớp 4C (.......); Lớp 4D (............).
Lớp 4E (............).
I. Mục tiêu:
- HS biết giải thích câu lệnh lặp, biết chỉ ra hành động bị lặp, số lần lặp và viết được 1 số câu lệnh lặp đơn giản.
- HS nhận biết được 1 số câu lệnh lặp viết đúng, viết sai trong các câu mẫu lệnh đưa ra.
- Biết thử nghiệm các câu lệnh đơn giản. Biết sử dụng lệnh Wait để chèn dãy câu lệnh ở vị trí thích hợp nhằm làm chậm quá trình thực hiện các câu lệnh cơ bản.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy - học:
1. Giáo viên: Giáo án + Máy vi tính.
2. Học sinh: Sách vở + Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:	
2. Kiểm tra: Viết lệnh vẽ hình bậc thang? 
3. Giảng bài mới:	Giới thiệu + Ghi đầu bài.
a. Hoạt động 1: Câu lệnh lặp.
	? Viết các câu lệnh thực hiện vẽ hình vuông cạnh 100?
	Logo có cách giúp các em viết lệnh ngắn gọn và nhanh nhất = câu lệnh Repeat (lặp lại) để vẽ hình vuông em chỉ cần viết:
	Repeat 4 [FD 100 RT 90]
b. Hoạt động 2: Sử dụng câu lệnh Wait. 	Trước đây em chỉ cho Rùa thực hiện các việc đơn lẻ, rời rạc. Nay với câu lệnh lặp, Rùa đã thực hiện được nhiều lệnh liên tục nhưng lại nhanh quá. Muốn rùa làm chậm để theo rõi em dùng lệnh WAIT.
c. Hoạt động 3: Luyện tập.
Áp dụng : dùng lệnh Repeat để vẽ hình lục giác: 
và hình chữ nhật:
HS làm các bài tập 1, 2, 3 SGK trang 102, 103.
Thực hành với lệnh WAIT :
- HS thực hiện
Quan sát ghi bài
Trong bài trước để vẽ được hình vuông em phải viết 7 lệnh sau:
FD 100
RT 90
FD 100
RT 90
FD 100
RT 90
FD 100
Ví dụ: WAIT 120 Rùa tạm dừng 120 tíc trước khi thực hiện 1 công việc tiếp theo.
IV. Các hoạt động nối tiếp
1. Củng cố: Các lệnh đầu tiên của Logo, thêm một số lệnh.
2. Dặn dò: Ghi nhớ các câu lệnh.
Tin học
Tiết 54: Ôn tập
I. Mục tiêu:
- Ôn tập lại 14 lệnh đã được học.
- Trọng tâm là năm lệnh: tiến, lùi, quay trái, quay phải, xoá màn hình về vị trí xuất phát.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy - học:
1. Giáo viên: Giáo án + Máy vi tính.
2. Học sinh: Sách vở + Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định tổ chức:	
2. Kiểm tra bài cũ: Sử dụng câu lệnh lặp Repeat để vẽ hình tam giác cạnh 80?
3. Giảng bài mới:	Giới thiệu + Ghi đầu bài. 
a. Hoạt động 1: Ôn lại các lệnh.
b. Hoạt động 2: Thực hành.
Làm bài thực hành:
- HS thực hiện.
- HS ôn lại các lệnh
 (Làm phiếu học tập)
kết quả:
IV. Các hoạt động nối tiếp
1. Củng cố: 	Các lệnh đã học của Logo.
2. Dặn dò: Ghi nhớ các câu lệnh.
Tuần 28 	Thứ hai ngày 24 tháng 3 năm 2014
Tin học
Tiết 55: Làm quen với phần mềm Encore
- Ngày giảng: Lớp 4A (......); Lớp 4B (..........).
Lớp 4C (.......); Lớp 4D (............).
Lớp 4E (............).
I. Mục tiêu:
	- Giới thiệu phần mềm Encore và nêu những khả năng của Encore hỗ trợ học nhạc như mở nhạc, nghe nhạc, tập đọc nhạc, tập hát
	- Học sinh biết dùng Phần mềm Encore để mở và nghe các bản nhạc có sẵn trong máy.
	- Các em được học khả năng sử dụng máy tính và áp dụng để học môn nghệ thuật là môn hát nhạc.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Giáo án + Máy vi tính.
2. Học sinh: Sách vở + Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:	
2. Kiểm tra bài cũ: Viết câu lệnh để Rùa vẽ được hình bất kỳ có cấu trúc lặp?
3. Bài mới: Giới thiệu + Ghi đầu bài. 
a. Hoạt động 1: Giới thiệu phần mềm.
- Encore là phần mềm hỗ trợ cho việc học nhạc, với phần mềm Encore em có thể:
+ Mở bản nhạc và nghe nhạc.
+ Tập đọc nhạc.
+Tập hát.
+Tập đánh đàn qua bàn phím máy tính nhờ hình ảnh đàn óc gan hiện trên màn hình.
-Để khởi động PM Encore em nháy vào biểu tượng trên màn hình nền.
b. Hoạt động 2: Khởi động phần mềm.
- C1: Kích đúp chuột trái vào biểu tượng Encore trên màn hình nền.
- C2: Start/ Programs/ Encore 4.5.3/ Encore/ Encore 4.5.3
c. Hoạt động 3: Mở bản nhạc và chơi bản nhạc.
Các bước thực hiện:
+Nháy chuột lên mục file để mở bảng chọn
+Nháy chuột vào Open
+Tìm thư mục nhạc tiểu học
+Nháy đúp chuột lên tệp mới mở
- Chơi bản nhạc : Để chơi bản nhạc đang mở em bấm phím Cách. Em có thể đọc nhạc hay nghe và hát theo.
- HS thực hiện
Quan sát ghi bài
IV. Các hoạt động nối tiếp:
1. Củng cố: Cách khởi động phần mềm Encore, cách mở bản nhạc và chơi nhạc.
2. Dặn dò: Ghi nhớ các thao tác.
Tin học
Tiế

File đính kèm:

  • doctin 4 - ki 2 da sua.doc