Giáo án giảng dạy Lớp 4 - Tuần 14

1.Bài cũ

- Nêu cách tính diện tích hình vuông

- Nhận xét, đánh giá.

2.Bài mới

- Giới thiệu bài:

a/GV hướng dẫn nhận biết tính chất một tổng chia cho 1 số

- Viết lên bảng 2 biểu thức

- Gọi 2 em lên bảng tính giá trị biểu thức

- Cho HS so sánh 2 kết quả tính để có :

(35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7

+ Khi chia 1 tổng cho 1 số ta có thể thực hiện như thế nào ?

- Gọi 3 em nhắc lại để thuộc tính chất này

b/Luyện tập

Bài 1a :

* Tính bằng hai cách

- Yêu cầu HS làm bằng 2 cách

- GV kết luận, ghi điểm.

 

doc23 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án giảng dạy Lớp 4 - Tuần 14, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
..........................
 Ngày soạn: 26/11/2011
 Ngày dạy: Thứ tư,30/11/2011
Tiết 1 Toán: 
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: 
 - Thực hiện phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số
- Biết vận dụng chia 1 tổng (hoặc 1 hiệu) cho 1 số
-KNS:Kĩ năng lựa chọn, kĩ năng ra quyết định
- Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2(a), bài 4a.
II. Hoạt động dạy - học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ
GV kiểm tra vở bài tập ở nhà của HS.
- Nhận xét, đánh giá.
2.Bài mới
- Giới thiệu bài:
Bài 1: 
- Đặt tính rồi tính
a/ 67494 : 7 42789 : 5 
b/ 359361 : 9 238057 : 8 
- Yêu cầu HS tự làm vở. 
- Gọi HS đọc đề
- Yêu cầu nêu các cách giải bài toán tìm 2 số khi biết tổng và hiệu
Bài 2a :
- Yêu cầu HS giải bài 2a: Tìm hai số biết tổng và hiệu của chúng lần lượt là 42506 và 18472.
Bài 4: 
- Tính bằng hai cách
- Yêu cầu HS nêu cách chia 1 tổng cho 1 số
- Yêu cầu HS tự làm vở
a/ (33164 + 28528) : 4
3.Củng cố - Dặn dò
- GV nhắc lại nội dung bài.
-Chuẩn bị :Chia một số cho một tích.
- HS trình bày BT ở nhà
- Lắng nghe
-1HS đọc Y/C BT
- HS làm bài vào vở ,4 HS lần lượt lên bảng làm:
- Một số em nêu miệng kết quả 
2 em nêu.
– số lớn = (tổng + hiệu) : 2
– số bé = (tổng - hiệu) : 2
- HS làm vở, 1 em lên bảng giải .
Số lớn là:
(42506 + 18472) : 2 = 30489
Số bé là:
(42506 – 18472 ) : 2 = 12017
 Đáp số: 30489 ; 12017
.(33164 + 28528) : 4 = 61692 : 4= 15423
(33164+28528):4=33164:4+28528 : 4
 = 8291 + 7132= 15423
- Nghe và ghi nhớ
- Thực hiện
............................................................................
Tiết 2 Thể dục
 đ/c Cường dạy
 ............................................................................
Tiết 3 Khoa học 
 BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC
I.Mục tiêu: 
- Nêu được một số biện pháp bảo vệ nguồn nước:
 + Phải vệ sinh xung quanh nguồn nước.
 + Làm nhà tiêu tự hoại xa nguồn nước.
 + Xử lý nước thải bảo vệ hệ thống thoát nước thải,..
- Thực hiện bảo vệ nguồn nước
-KNS: Kĩ năng hợp tác, kĩ năng trình bày ý kiến, tính tự tin
II. Đồ dùng dạy học
-Tranh minh họa trong bài 
III. Hoạt động dạy - học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài mới
- Kể tên một số cách làm sạch nước 
- Trình bày dây chuyền SX và cấp nước sạch của nhà máy nước
2.Bài mới
- Giới thiệu bài:
HĐ1
* Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ nguồn nước
- Yêu cầu nhóm đôi quan sát hình vẽ và TLCH trang 58 SGK
- Những việc không nên làm:
- Những việc nên làm:
- Yêu cầu HS liên hệ bản thân, gia đình và địa phương đã làm gì để bảo vệ nguồn nước
- GV kết luận như mục: Bạn cần biết.
HĐ2
* Đóng vai vận động mọi người trong gia đình tiết kiệm nước
- Chia nhóm 6 em và giao nhiệm vụ :
– Xây dựng kịch bản
– Tập đóng vai
- Tuyên dương các nhóm có kịch bản hay, đóng vai tự nhiên.
3.Củng cố - Dặn dò
- HS đọc lại mục bạn cần biết SGK.
-Chuẩn bị :Tiết kiệm nước.
- 2 HS trả lời (Huy, Huyền)
- Lắng nghe.
- 2 em cùng bàn chỉ vào từng hình, nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.
– Không nên:đục ống nước, đổ rác xuống ao
– Nên làm : vứt rác tái chế được vào thùng riêng, làm nhà tiêu tự hoại, khơi thông cống rãnh quanh giếng, XD hệ thống nước thải.
- HS tự trả lời.
- 2 em đọc, lớp đọc thầm HTL.
- Nhóm 6 em cùng xây dựng kịch bản, phân công từng thành viên của nhóm đóng 1 vai
- Lần lượt từng nhóm lên trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung.
-2HS đọc
- Thực hiện
........................................................................
Tiết 4 Kể chuyện 
BÚP BÊ CỦA AI?
I.Mục tiêu: 
- Dựa theo lời kể của GV, nói được lời thuyết minhcho từng tranh minh họa(BT1) ,bước đầu kể lại được câu chuyện bằng lời kể của búp bê và kể phần kế câu chuyện với tình huống cho trước(BT3). GIảm tải: không hỏi câu 3
- Hiểu lời khuyên qua câu chuyện: Phải biết giữ gìn đồ chơi.
-KNS: Kĩ năng hợp tác, kĩ năng trình bày ý kiến, tính tự tin
II. Đồ dùng dạy - học: 
 - Tranh minh họa phóng to
III. Hoạt động dạy - học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ
- Gọi 2 HS kể lại chuyện em đã chứng kiến hoặc tham gia thể hiện tinh thần kiên trì, vượt khó
2.Bài mới
a/Giới thiệu bài
b) GV kể chuyện Kể: 
Kể lần 1 
- Kể chậm rãi, nhẹ nhàng. Lời búp bê lúc đầu tủi thân, sau sung sướng. Lời lật đật : oán trách. Lời Nga : ầm lên, đỏng đảnh. Lời cô bé : dịu dàng, ân cần.
Kể lần 2: 
- Vừa kể vừa chỉ tranh minh họa
c) HD tìm lời thuyết minh
- Yêu cầu quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi để tìm lời thuyết minh cho từng tranh.
d) Kể phần kết truyện theo tình huống
Kể bằng lời của búp bê
- Kể theo lời búp bê là nhập vai búp bê để kể câu chuyện. Khi kể phải xưng tôi (mình, tớ ...).
- Gọi 1 em đọc BT3
- Yêu cầu HS tưởng tượng một lúc nào đó cô chủ cũ gặp lại búp bê trên tay cô chủ mới
- Gọi HS trình bày
3.Củng cố - Dặn dò
-Câu chuyện muốn nói với các em điều 
gì ?
- Chuẩn bị : Kể chuyện đã nghe đã đọc.
- 2 em kể 
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Nghe kết hợp nhìn tranh minh họa
- 2 em cùng bàn trao đổi, thảo luận.
- 1 em đọc thuyết minh:
1. Búp bê bị bỏ quên trên nóc tủ cùng các đồ chơi khác.
2. Mùa đông, không có váy áo, búp bê lạnh và tủi thân khóc.
3. Đêm tối, búp bê bỏ cô chủ đi ra phố.
4. Một cô bé tốt bụng nhìn thấy búp bê trong đống lá khô.
5. Cô bé may váy áo mới cho búp bê.
6. Búp bê sống hạnh phúc trong tình thương yêu của cô chủ mới.
- HS tập kể trong nhóm đôi.
- 1HS đoc 
- Một số HS trình bày
- HS trả lời 
- Thực hiện
.
Tiết 5 Luyện tiếng Việt
Luyện đọc: 
CHÚ ĐẤT NUNG
 I.Mục tiêu: 
- Đọc được bài văn với giọng kể chậm rãi, nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật ( chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất
II. Hoạt động dạy - học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài mới
a.Luyện đọc
- Gọi 3 HS đọc tiếp nối 3 đoạn 3 lượt
- Kết hợp sửa sai phát âm, ngắt giọng
- Yêu cầu luyện đọc theo cặp
- Gọi HS đọc cả bài.
- GV đọc toàn bài
 b) Luyện đọc diễn cảm
- Gọi tốp 4 em đọc phân vai. GV hướng dẫn giọng đọc phù hợp.
-Luyện đọc phân vai đoạn cuối "Ông Hòn Rấm ... Đất Nung"
- Tổ chức cho HS thi đọc.
- Câu chuyện nói lên điều gì ?
3. Củng cố - Dặn dò
 - Dặn chuẩn bị “ Chú Đất Nung” tt.
- 3 em đọc.
- Nhóm 2 em cùng bàn
- 1 em đọc
- 4 em đọc phân vai.
 - Nhóm 3 em luyện đọc phân vai.
- 3 nhóm thi đọc.
- Ca ngợi chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khỏe mạnh, làm được nhiều việc có ích, đã dám nung mình trong lửa đỏ.
 - Lắng nghe, thực hiện
...............................................................................
 Ngày soạn: 26/11/2011
 Ngày dạy: Thứ năm,01/12/2011
Tiết 1 Toán 
CHIA MỘT SỐ CHO MỘT TÍCH 
I.Mục tiêu: 
 - Thực hiện được phép chia 1 số cho 1 tích
 - Bài tập cần làm: (Bài 1, 2).
KNS: Kĩ năng lắng nghe tích cực,kĩ năng ra quyết định
II. Hoạt động dạy - học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ
- Muốn chia một hiệu cho một số ta làm như thế nào?
2.Bài mới
- Giới thiệu bài:
a) Tính và so sánh giá trị của 3 biểu thức
- GV ghi 3 BT lên bảng : 
24 : (3 x 2) 24 : 3 : 2 24 : 2 : 3
- Yêu cầu HS tính giá trị của 3 biểu thức rồi so sánh
- Hướng dẫn HS nhận xét và kết luận.
24 : (3 x 2) = 24 : 3 : 2 = 24 : 2 : 3
- Khi chia một số cho một tích ta làm như thế nào?
b) Luyện tập 
Bài 1: 
- Tính giá trị biểu thức
- GV yêu cầu HS có thể tính một trong các cách tính giá trị của biểu thức.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng
Bài 2: 
- Tính theo mẫu
-GV nêu cách tính mẫu
60 : 15 = 60 : (5 x 3) 
 = 60 : 5 : 3
 = 12 : 3 = 4
3.Củng cố - Dặn dò
- GV nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị : Chia một tích cho một số.
- HS trả lời.(Ngà)
- Lắng nghe
- 1 em đọc 3 BT
– 24 : (3 x 2) = 24 : 6 = 4
 24 : 3 : 2 = 8 : 2 = 4
 24 : 2 : 3 = 12 : 3 = 4
– Các giá trị đó bằng nhau.
- 2 em phát biểu như mục ghi nhớ SGK.
- HS tự làm vào vở, 3 em lên bảng.
– 50 : (2 x 5) = 50 : 10 = 5
–72: (8 x 9) = 72 : 8 : 9 = 9 : 9 = 1
–28: (7 x 2) = 28 : 7 : 2 = 4 : 2 = 2
- 1 em đọc.
- HS làm vở, 3 em cùng lên bảng.
– 80 : 40 = 80 : (10 x 4)
 = 80 : 10 : 4 = 8 : 4 = 2
. 150 : 50 = 150 : (10 x 5) 
 = 150 : 10 : 5 = 15 : 5 = 3
. 80 : 16 = 80 : 4 x 4) 
 = 80 : 4 : 4 = 20 : 4 = 5 
- Nghe và ghi nhớ.
- Thực hiện..
.........................................................................
Tiết 2 Mĩ thuật
 đ/c Nghĩa dạy
...........................................................................
Tiết 3 Tập đọc 
CHÚ ĐẤT NUNG(tt)
I.Mục tiêu: 
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi , đọc phân biệt lời người kể chuyện với lời các nhân vật. ( chàng kị sĩ;nàng công chúa, chú đất nung).
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa đỏ đã trở thành người hữu ích, cứu sống được người khác. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
*(KNS):- Xác định giá trị. -Tự nhận thức về bản thân. Thể hiện sự tự tin.
II.Đồ dùng dạy học
-Bảng phụ ghi sẵn các đoạn văn cần luyện đọc.
-Tranh ảnh, vẽ minh hoạ sách giáo khoa trang 135. 
III. Hoạt động dạy - học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ
- Gọi 2 em nối tiếp đọc bài chú Đất Nung (phần 1) và TLCH
2.Bài mới
 a) Giới thiệu bài:
b) Luyện đọc
 - Gọi mỗi lượt 3 em đọc nối tiếp 3 đoạn. Kết hợp sửa sai phát âm, ngắt hơi
- Gọi HS đọc chú giải
- Yêu cầu luyện đọc theo cặp 
- Gọi HS đọc cả bài.
- GV đọc mẫu toàn bài
c) Tìm hiểu bài 
KN: -Xác định giá trị-Tự nhận thức về bản thân-Thể hiện sự tự tin 
- Kể lại tai nạn của hai người bột ?
- Đất Nung đã làm gì khi thấy 2 người bột bị nạn ?
- Vì sao Đất Nung có thể nhảy xuống nước cứu hai người bột ?
- Theo em, câu nói cộc tuếch của Đất Nung có ý nghĩa gì ?
- Đặt tên khác cho truyện ?
d) Đọc diễn cảm
- Gọi 4 HS đọc truyện theo vai
- Giới thiệu đoạn cần luyện đọc 
- Tổ chức cho HS thi đọc trước lớp theo nhóm 4 em
- Nội dung chính của bài là gì ?
- GV ghi bảng, gọi 2 em nhắc lại.
3.Củng cố - Dặn dò
- Câu chuyện muốn nói với các em điều gì ?
- Chuẩn bị :Cánh diều tuổi thơ.
- Gv nhận xét tiết học.
- 2 em lên bảng (Thu Huyền, Thuỷ)
- Lắng nghe
- Đoạn 1: Từ đầu ... công chúa
 Đoạn 2: TT ... chạy trốn
 Đoạn 3: Còn lại
- 1 em đọc.
- 2 em cùng bàn luyện đọc.
- 1 em đọc
- Theo dỏi
- Lão chuột cạy nắp lọ

File đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_lop_4_tuan_14.doc