Giáo án Tập làm văn 9 - Bài 5

1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, học sinh đạt được:

1.1. Kiến thức:

 - Biết được những ưu điểm, hạn chế trong bài làm của mình, tự chữa bài ở nhà.

 - Biết được quá trình phát triển, thành tựu, tính địa phương, đóng góp của văn học viết Yên Bái.

1.2.Kĩ năng:

 - Biết chữa bài, tự bổ sung kiến thức.

 - Biết tổng hợp, khái quát, xác định trọng tâm, lập bảng tổng kết.

1.3. Thái độ:

 - Có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập.

 - Tích cực quan tâm với các vấn đề của địa phương.

 - Trân trọng, yêu quý văn học địa phương, có ý thức tiếp tục tìm hiểu về văn học địa phương.

2. Thông tin:

 

doc6 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1557 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập làm văn 9 - Bài 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 4. Tiếng Việt: Từ ngữ địa phương
Sưu tầm, Tìm hiểu một số từ ngữ thường dùng ở yên bái
chỉ các sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm, tính chất
(1 tiết)
Bài 5 : Tập làm văn
Trả bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng 
ở địa phương. Tổng kết về văn học viết Yên Bái.
(1 tiết)
1. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, học sinh đạt được:
1.1. Kiến thức:
	- Biết được những ưu điểm, hạn chế trong bài làm của mình, tự chữa bài ở nhà.
	 	- Biết được quá trình phát triển, thành tựu, tính địa phương, đóng góp của văn học viết Yên Bái.
1.2.Kĩ năng:
	- Biết chữa bài, tự bổ sung kiến thức.
	- Biết tổng hợp, khái quát, xác định trọng tâm, lập bảng tổng kết.
1.3. Thái độ: 
	- Có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập.
	- Tích cực quan tâm với các vấn đề của địa phương.
	- Trân trọng, yêu quý văn học địa phương, có ý thức tiếp tục tìm hiểu về văn học địa phương. 
2. Thông tin:
quá trình phát triển của văn học viết Yên bái
 Thời kì trung đại ở Yên Bái không có nhiều tác giả là người địa phương. Nhưng đã có những tác giả người địa phương khác, có tác phẩm viết về cảnh vật, con người trên địa bàn Yên Bái. Như “Đại Đồng phong cảnh phú” của Nguyễn Hãng, chùm thơ viết về Đại Lịch của Nguyễn Quang Bích. 
Từ đầu thế kỷ XX đến 1945: Trong phong trào Thơ Mới, Yên Bái có tác giả J. Leiba (Lê Văn Bái), người đã sinh ra và lớn lên tại thị xã Yên Bái. Văn học yêu nước và cách mạng có các sách báo, các sáng tác của các chiến sĩ cộng sản và quần chúng cách mạng ở Yên Bái. Từ năm 1943 đã có sách, báo thơ, văn cách mạng ở chiến khu Vần - Hiền Lương và tờ báo Đường Nghĩa của các chiến sĩ cộng sản bị tù giam trong căng đồn Nghĩa Lộ. 
 Từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, nhân dân Yên Bái dưới sự lãnh đạo của Đảng đã lập nên bao kì tích trong công cuộc giải phóng dân tộc, hai cuộc kháng chiến và xây đựng đất nước. Trong quá trình đó văn học viết Yên Bái đã được hình thành, vận động, phát triển ngày càng lớn mạnh. Về có bản văn học Yên Bái từ sau 1945 vận động, phát triển qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn từ 1945 đến 1975:
Cách mạng tháng Tám thành công, Phòng Thông tin của Uỷ ban kháng chiến tỉnh Yên Bái được thành lập, đã tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền văn hoá, văn nghệ quần chúng. Cũng trong giai đoạn này, nhiều văn nghệ sĩ cùng bộ đội tham gia các chiến dịch, khi qua vùng Yên Bái, Nghĩa Lộ đều có những tác phẩm viết về Yên Bái.
Ngay sau hoà bình lập lại, Phòng Văn nghệ của Ty Văn hoá- Thông tin Yên Bái ra đời, đã tiến hành xuất bản các ấn phẩm “Bản tin Văn nghệ Yên Bái”, “Thơ ca Yên Bái” và “Văn nghệ Yên Bái”.
Năm 1965, hội nghị sáng tác và sưu tầm văn học Yên Bái lần thứ nhất họp tại thị trấn Yên Bình, kết quả của hội nghị đã tạo ra một phong trào sáng tác, sưu tầm của các cây bút chuyên và không chuyên Yên Bái. Trong khoảng thời gian hơn 10 năm đã xuất bản được hơn 20 tập sách văn học và tập san văn nghệ. Tác giả tiêu biểu của giai đoạn này là nhà văn Hoàng Hạc, quê ở xã Xuân Lai, huyện Yên Bình với các tác phẩm: Trường ca Tày “Khảm Hải”(Vượt biển)- Sưu tầm và biên dịch- xuất bản năm 1962, tập truyện ngắn “Ké Nàm”- xuất bản năm 1964, tập kí “Tiếng hát rừng xa” in chung – xuất bản năm 1969.
Tại Nghĩa Lộ (lúc này chưa nhập tỉnh) cũng có một phong trào sáng tác rộng khắp. Ty Văn hoá- Thông tin Nghĩa Lộ cũng đã xuất bản được 7 tập sách, tiêu biểu là các tập “Thơ văn Thái- Tày- Nùng”, xuất bản năm 1973, “Thơ văn Nghĩa Lộ”, xuất bản năm 1974, “Hoa Chàm nở” (Dân ca Mông- Minh Khương sưu tầm và biên dịch), xuất bản năm 1974.
Giai đoạn từ 1975 đến nay: 
 	Ngày 24 tháng 4 năm 1976, Ban vận động thành lập Hội Văn học – Nghệ thuật Hoàng Liên Sơn được thành lập. Sau một thời gian hoạt động tích cực của Ban vận động, đến ngày 12 tháng 6 năm 1979 Thường vụ Tỉnh Uỷ Hoàng Liên Sơn ra quyết định thành lập Hội Văn học - Nghệ thuật Hoàng Liên Sơn, cử Ban chấp hành lâm thời gồm 11 người do ông Trần Đức Minh - Thường vụ Tỉnh Uỷ, trưởng Ban Tuyên huấn tỉnh kiêm chức Hội trưởng, ông Nông Trung và ông Hoàng Hạc làm Hội phó. Đến năm 1983 đề bạt ông Hoàng Hạc làm Hội trưởng và cử ông Mã A Lềnh làm Hội phó. Ngày 23 tháng 5 năm 1988, Đại hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Hoàng Liên Sơn lần thứ nhất được tổ chức với sự tham dự của hơn 70 hội viên chính thức. Đại hội đã bầu Ban chấp hành khoá i gồm 8 người và bầu ông Ngọc Bái làm Chủ tịch Hội, ông Lò Ngân Sủn làm phó Chủ tịch. 
Ngay sau khi thành lập Hội Văn học - Nghệ thuật Hoàng Liên Sơn đã xuất bản “Tập sáng tác Văn nghệ Hoàng Liên Sơn”, “Báo Văn nghệ Hoàng Liên Sơn” mỗi quý 1 số và xuất bản các tập “Thơ Hoàng Liên Sơn 1965-1975”, “Biên giới” (1976), “Hương rừng”(1976), “Từ bếp lửa” (1978), “Mái trường Hoàng Liên Sơn” (1985) và các tập thơ của các huyện, thị: “Thị xã yêu thương” (Thị xã Yên Bái), “Văn nghệ Văn Chấn”, “Văn nghệ Yên Bình”. Ngoài những tập sách in chung một số tác giả cũng đã có những tập sáng tác in riêng của mình.
Sau đại hội Văn học - Nghệ thuật Hoàng Liên Sơn lần thứ nhất, phong trào sáng tác càng sôi nổi. Tập sáng tác và Báo văn nghệ Hoàng Liên Sơn đã đổi thành Tạp chí Văn nghệ Hoàng Liên Sơn, mỗi năm xuất bản 4 số, do nhà văn Ngọc Bái làm Tổng biên tập. Trong giai đoạn “Hoàng Liên Sơn” đã xuất bản 41 Tập sáng tác Văn nghệ, Báo văn nghệ và Tạp chí Văn nghệ, 69 tập sách in chung và in riêng của các tác giả. 
 Các tác giả, tác phẩm tiêu biểu gia đoạn này là: Hoàng Hạc với “Hạt giống mới” (tập truyện kí), “Sông gọi” (tiểu thuyết), “Xứ lạ Mường trên” (tiểu thuyết tự truyện). Ma Văn Kháng với “Đồng bạc trắng hoa xoè” (tiểu thuyết), “Vùng biên ải” (tiểu thuyết), “Trăng non” (tập truyện ngắn), “Vệ sĩ của quan châu” (tập truyện ngắn), “Trái chín mùa thu” (tập truyện ngắn). Bùi Nguyên Khiết với “Đi bên một vì sao” (tập truyện ngắn), “Dáng núi”(tập truyện ngắn), “Mưa tuyết”(tập truyện kí), “Mùa hoa ban nở”(tập truyện ngắn). Xuân Nguyên với “Người mẹ suối Lũng Phô” (tập truyện ngắn), “Đêm mưa giông” (tập truyện vừa), “Mật kế bình minh” (tiểu thuyết). Mã A Lềnh với “Cột mốc giữa dòng sông” (tập truyện kí). Lò Ngân Sủn với “Hoa trên núi đá” (tập thơ in chung với Pờ Sào Mìn), “ Chiếc vòng bạc” (tập truyện kí) “ Chiều biên giới” (tập thơ), “ Những người con của núi” (tập thơ). Ngọc Bái với “Trầm tĩnh cánh rừng” (tập thơ), “Thấp thoáng bóng mình” (tập thơ). Hoàng Thế Sinh với “Hồn vạn hoa” (tập cổ tích mới - in chung), “Như xửa xưa” (tập thơ), “Tiếng vọng dưới chân núi” (tập truyện ngắn). Vũ Chấn Nam với “Những mùa hoa” (tập thơ). Thái Sinh với “Khoảng lặng trong chiến tranh” (tập truyện ngắn), “Ngôi nhà có ma” (tập truyện ngắn). Lê Vân với “Dáng đứng Pơ Mu” (tập thơ). Minh Khương với “Mặt trời hoa mây” (Sưu tầm, biên dịch thơ dân tộc Mông). Hồ Xuân Đoan với “Chân trời ước vọng” (tập thơ). Dương Soái với “Đất lạ” (tập thơ). Hà Lâm Kỳ với “Kỉ vật cuối cùng” (truyện vừa). Hán Trung Châu với các bài viết phê bình văn học đăng trên Tạp chí Văn nghệ Hoàng Liên Sơn. Phạm Tuất với một số kịch bản đăng trên Tạp chí Văn nghệ Hoàng Liên Sơn.
Tháng 10 năm 1991 do sự chia tách tỉnh, Hội Văn học - Nghệ thuật Hoàng Liên Sơn cũng được tách thành hai hội: Hội Văn học - Nghệ thuật Yên Bái và Hội Văn học - Nghệ thuật Lào Cai. Tính từ năm 1991 đến nay Hội Văn học - Nghệ thuật Yên Bái đã 3 lần đại hội, con số hội viên của hội hiện có trên 100 hội viên, trong đó có gần 70 hội viên sáng tác văn học. Tạp chí Văn nghệ Yên Bái được cải tiến về nội dung và hình thức, được phát hành rộng rãi trong tỉnh. Hiện đội ngũ tác gỉa Yên Bái ngày càng được nâng cao về chất lượng sáng tác, các tác giả đều có những tập sáng tác in riêng, có nhiều tác giả in từ 5 tới 10 đầu sách, gây được ấn tượng và sự quan tâm của bạn đọc trong và ngoài tỉnh. 
Nhìn một cách khái quát, văn học nghệ thuật Yên Bái trong mấy chục năm qua luôn có một sự vận động và phát triển. Nó đã kịp thời phản ánh hiện thực cuộc sống của nhân dân các dân tộc Yên Bái, góp phần vào sự nghiệp cách mạng, xây dựng cuộc sống, hướng con người tới tới những giá trị Chân – Thiện - Mĩ. Trên cái nền văn học đáng ghi nhận ấy ở từng chặng đường, giai đoạn đã nổi một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu có sức sống với thời gian. Sự phát triển của văn học nghệ thuật Yên Bái chẳng những đã làm nên một diện mạo văn học Yên Bái mà còn có những đóng góp cho sự phát triển của văn học nghệ thuật cả nước nói chung.
Nguyễn Hiền Lương 

File đính kèm:

  • docBAI 5.doc
Giáo án liên quan