Đề tài Thí nghiệm hoá học thực hành ở trường THCS

Ở trường THCS, thí nghiệm hoá học giúp học sinh làm quen với những tính chất, mối liên hệ và quan hệ có quy luật giữa các đối tượng nghiên cứu, giúp học sinh có cơ sở để nắm vững các quy luật, các khái niệm khoa học và biết cách khai thác chúng.

- Thí nghiệm còn giúp học sinh làm sáng tỏ mối liên hệ phát sinh giữa các sự vật, giải thích được bản chất của các quá trình xảy ra trong tự nhiên, trong sản xuất và đời sống kinh tế của con người.

- Nhờ thí nghiệm hoá học mà con người đã thiết lập được các quá trình mà trong thực tế tự nhiên không có được hoàn toàn và kết quả là đã tạo ra những chất mới.

- Thí nghiệm hoá học còn giúp học sinh có khả năng vận dụng những quá trình nghiên cứu trong nhà trường, trong phòng thí nghiệm vào phạm vi rộng rãi trong các lĩnh vực hoạt động của con người.

+ Đối với bộ môn Hoá học, thí nghiệm đóng một vai trò đặc biệt quan trọng như một bộ môn không thể thiếu, không thể tách dời trong quá trình dạy và học. Thí nghiệm giữ vai trò quan trọng trong nhận thức, phát triển, giáo dục của quán trình dạy - học. Người ta coi thí nghiệm hoá học là cơ sở để rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo trong thực hành, thông qua thí nghiệm hoá học, học sinh nắm kiến thức một cách hứng thú, vững chắc và sâu sắc hơn. Thí nghiệm Hoá học còn được sử dụng với tư cách là nguồn gốc, là xuất xứ của kiến thức để dẫn đến năm kiến thức hoặc để kiểm tra kiến thức lý thuyết.

+ Thí nghiệm hoá học còn có tác dụng phát triển tư duy, giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng và củng cố niềm tin khoa học của học sinh, giúp các em hình thành những đức tính tốt của con người mới: Thận trọng, ngăn nắp, trật tự, gọn gàng. Vì vậy, khuynh hướng chung của việc thay đổi bộ môn là tăng giờ thí nghiệm, thực hành để nâng cao chất lượng của các giờ học thí nghiệm cũng như chất lượng của học sinh.

 

doc18 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1803 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thí nghiệm hoá học thực hành ở trường THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ích hợp. Dụng cụ thí nghiệm cần đủ lớn để học sinh ngồi dưới lớp có thể quan sát thấy được; Đồng thời phải có mầu sắc hài hoà. Bàn biểu diễn phải có độ cao cần thiết, dụng cụ thí nghiệm phải được bố trí sao cho học sinh có thể nhìn rõ. Đối với thí nghiệm có thể thay đổi mầu sắc, có chất kết tủa hoặc có chất khí sinh ra thì phải có giấy mầu đặt ở sau đồ dùng thí nghiệm. Để đạt được kết quả tương đối khả quan ta cần chú ý một số nội dung sau đây :
- Số lượng thí nghiệm trong một bài phải lựa chọn sao cho phù hợp. Chọn thí nghiệm phục vụ nội dung trọng tâm bài học và phù hợp với thời gian trên lớp.
-Trong thí nghiệm nên sử dụng những hoá chất mà học sinh đã quen biết. Nếu là bài đã nghiên cứu chất mới thì phải là mới đối với học sinh.
Chọn các dụng cụ đơn giản, đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, tính mỹ thuật… Chọn các phương án thí nghiệm đơn giản, tiết kiệm hoá chất, dễ thành công và đặc biệt là an toàn cho học sinh.
- Trong thực hành, nếu có điều kiện trước khi làm thí nghiệm giáo viên nên giúp học sinh tìm hiểu cấu tạo, công dụng và cách sử dụng các dụng cụ.
- Hướng dẫn học sinh chú ý vào sự quan sát những hiện tượng có tính bản chất của thí nghiệm có liên quan đến nội dung bài học bằng các biện pháp nhằm thu hút sự chú ý của học sinh vào việc quan sát, giải thích các hiện tượng xẩy ra. 
2. Thí nghiệm của học sinh:
a. Thí nghiệm để nghiên cứu tài liệu mới.
+ Lý luận dạy học cho rằng phương pháp dạy - học này có khả năng phát triển một cách tốt nhất năng lực trí tuệ của học sinh, kích thích hứng thú học tập của học sinh, vì nó rèn luyện cho học sinh nhận thức và phân tích những dấu hiệu, hiện tượng cụ thể bằng kinh nghiệm riêng của mình và thu hút mọi khả năng của học sinh và nhận thức đối tượng. Như vậy khi học sinh được giao tận tay những dụng cụ, hoá chất và được thực hiện lấy thí nghiệm thì việc làm quen với các dụng cụ, hoá chất sẽ đầy đủ hơn: ở đây học sinh được tự điều khiển các quá trình biến đổi các chất nên sẽ phối hợp hoạt động trí óc với hoạt động chân tay trong quá trình nhận thức của mình.
+ Việc tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm này có thể áp dụng theo 2 cách:
- Toàn lớp làm chung một thí nghiệm.
- Mỗi nhóm làm một thí nghiệm khác nhau.
Khi tiến hành làm thí nghiệm theo nhóm, giáo viên cần tổ chức để học sinh trong nhóm lần lượt làm thí nghiệm.
+ Thí nghiệm của học sinh có thể làm theo 2 phương pháp:
- Phương pháp minh hoạ.
- Phương pháp nghiên cứu.
Khi tiến hành thí nghiệm, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các hiện tượng sảy ra trong dụng cụ, đặc biệt là màu sắc, chất kết tủa, chất bay hơi…
Ví dụ: Khi làm thí nghiệm khử CuO bằng nhiệt độ, thì học sinh phải biết quan sát màu sắc của CuO chuyển từ màu đen biến thành mày nâu đỏ của Cu và hơi nước đọng lại ở ống nghiệm trong cốc nước lạnh.
b. Thí nghiệm thực hành:
Đây là thí nghiệm do học sinh tự làm lấy khi hoàn thiện kiến thức, nhằm minh hoạ, ôn tập, củng cố kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo gọi là thí nghiệm thực hành.
Để đạt được sự thành công của thí nghiệm thực hành, thì học sinh phải hiểu được mục đích của thí nghiệm, học sinh cần phải làm những gì, quan sát và giải thích được những gì qua thí nghiệm? Từ đó rút ra những kết luận đúng đắn. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh cần ôn lại những kiến thức trong sách giáo khoa hoặc trong tài liệu hướng dẫn làm thí nghiệm.
+ Với thí nghiệm thực hành giáo viên cần xác định nội dung và thực hiện giờ thực hành cho phù hợp với đặc điểm, nội dung, thời gian cho phép và cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy - học có liên quan. Các thí nghiệm lựa chọn phải đơn giản ở mức độ tối đa, nhưng đồng thời phải rõ, trong đó sử dụng các dụng cụ thí nghiệm đơn giản, rẻ tiền mà vẫn đảm bảo yêu cầu khoa học sư phạm.
+ Với bài thí nghiệm thực hành giáo viên thường thực hiện theo các trình tự sau đây:
- Giáo viên ,kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh, hướng dẫn ngắn gọn cách tiến hành thí nghiệm, cách quan sát và ghi chép để làm tường trình "Cần lưu ý quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm".
- Khi tiến hành thí nghiệm , giáo viên theo dõi việc làm của các nhóm học sinh, uốn nắn những sai sót khi học sinh mắc phải (Chú ý: Tránh làm thay học sinh). Trong mỗi nhóm cần phân rõ nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên để tránh hiện tượng em làm nhiều, em làm ít hoặc không được làm.
Cuối giờ thực hành, mỗi học sinh phải hoàn thành bản tường trình thí nghiệm theo mẫu sau:
STT
Tên thí nghiệm
Dụng cụ - Hoá chất
Tiến hành thí nghiệm
H.tượng - giải thích
 Ph. trình PƯ
Ghi chú
1
2
- Sau cùng giáo viên hướng dẫn học sinh rửa sạch các dụng cụ thí nghiệm, sắp xếp ngăn nắp các hoá chất và dụng cụ vào nơi đã quy định.
c. Thí nghiệm ngoại khoá:
Thí nghiệm hoá học ngoại khoá bao gồm các thí nghiệm ngoài giờ lên lớp, có thể thực hiện ở trường hoặc ở nhà.
* Thí nghiệm ngoài giờ lên lớp được thực hiện bao gồm:
+ Các thí nghiệm hoá học vui, giúp học sinh hứng thú áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn sinh động của buổi sinh hoạt, các chuyên đề hoá học.
Ví dụ: ở trường phổ thông có những thí nghiệm như: "Trứng chui vào lọ" hoặc "sự cháy không cần diêm" của tờ giấy tẩm dung dịch P trắng trong cacbon sunfua.
+ Các thí nghiệm đòi hỏi thời gian nhất định mà trong giờ học các em học sinh không có thời gian thực hiện như: Làm dấm ăn, chế tạo chất thơm.
+ Thí nghiệm thu hồi các sản phẩm phụ của thí nghiệm trên lớp, để tận dụng nguồn hoá chất.
+ Thí nghiệm nhận biết tính chất của chất dựa vào tính chất hoá học, tính chất vật lý cơ bản và đặc trưng của chất đó.
* Thí nghiệm quan sát ở nhà:
Đây là hình thức hoạt động độc lập, tích cực của học sinh. Giúp các em tiếp thu kiến thức một cách tự giác và có hứng thú với môn Hoá học. Mặt khác góp phần phát triển tư duy, và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo trong thực nghiệm kho học và tạo điều kiện thiết lập mối quan hệ giữa các hiện tượng hoá học, giữa những thuyết và định luật đã học với thực tiễn cuộc sống và sản xuất.
Sử dụng dụng cụ và hoá chất đơn giản như: Sản xuất vôi sống, chế tạo vữa xây nhà, chứng minh trong không khí có khí CO2, sự ăn mòn kim loại.
III. Một số thí nghiệm áp dụng trong dạy - học:
Với thời gian, lưu lượng của đề tài còn hạn chế tôi chỉ lấy một số thí nghiệm rất đơn giản, dễ làm. Còn những thí nghiệm có trong SGK và các tài liệu khác tôi không đưa vào (Đây là những thí nghiệm mà mỗi giáo viên giảng dạy bộ môn và học sinh có thể tự làm được).
Thí nghiệm: Tính chất của chất.
+ Dụng cụ: 	- Cốc thuỷ tinh 250ml.
	- Cạp sun sứ, cối + chày sứ.
- Lọ thuỷ tinh 150ml.
- Nút cao su đậy vừa miệng lọ 150ml + muối đốt hoá chất.
- Đèn cồn.
+ Hoá chất: - Lưu huỳnh.
+ Tiến hành thí nghiệm:
Thí nghiệm 1: Sự hoà tan của Lưu huỳnh trong nước.
Lấy vài mẩu Lưu huỳnh vào cáp sun sứ, cho học sinh quan sát, nhận xét. Nghiền nhỏ Lưu huỳnh bằng cối, chày sứ.
Lấy chừng 450ml H2O cho vào cốc và lấy muôi xúc 1 ít bột lưu huỳnh vào cốc, quan sát hiện tượng và giải thích.
Thí nghiệm 2: Sự cháy của Lưu huỳnh trong khôngkhí.
Cho 1 ít Lưu huỳnh vào muôi đốt hoá chất, đốt cháy Lưu huỳnh trên đèn còn rồi đưa nhanh vào lọ thuỷ tinh có nút cao xu đậy kín cho học sinh quan sát và giải thích.
+ Quan sát và giải thích:
Thí nghiệm 1: Lưu huỳnh là chất rắn, màu vàng tươi, không mùi.
Bột Lưu huỳnh không tan trong nước.
Bột Lưu huỳnh nổi trên mặt nước vì nó không thấm nước.
Thí nghiệm 2: Khi đốt cháy Lưu huỳnh nóng chảy và cháy với ngọn lửa có màu xanh nhạt.
Kết luận: Những biểu hiện trên là tính chất của chất.
Thí nghiệm: Hiện tượng hoá học.
+ Dụng cụ: 	- 2 ống nghiệm.
	- 2 kẹp gỗ
	- 1 cốc 250ml
	- 1 công tơ hút.	- Đèn cồn.
+ Hoá chất: Đường
+ Tiến hành thí nghiệm: Sự hoá than của đường.
Lấy đường trắng vào 2 ống nghiệm A và B.
Dùng kẹp đặt ống nghiệm A ở vị trí nằm ngang, miệng ống hơi chúc xuống một chút và đun nóng đáy ống nghiệm trên ngọn lửa đèn còn (Hình 2).
So sánh màu của 2 chất trong 2 ống nghiệm.
Sau khi để nguội, rót nước vào hai ống nghiệm. So sánh sự hoà tan các chất có trong hai ống.
+ Quan sát và giải thích:
Khi đun ống nghiệm A, đường trong ống nghiệm dần biến đổi thành than, hơi nước thoát ra đọng trên thành ống nghiệm.
Kết quả trong ống nghiệm A có than màu đen, ống nghiệm B vẫn là đường.
Rót nước vào hai ống nghiệm, chỉ thấy đường trong ống nghiệm B bị hoà tan. Chứng tỏ đường trong nghiệm A đã bị phân huỷ sinh ra nước và than.
+ Kết luận: Trong hiện tượng trên đã có chất mới được sinh ra. Đó là hiện tượng hoá học.
Thí nghiệm: Về "Định luật Bảo toàn khối lượng".
+ Dụng cụ: - ống thuỷ tinh hình trụ.
	- Nắp lọ nhựa có đục nhiều lỗ hoặc rỗ nhựa nhỏ.
	- Lắp cao su kèm ống nhỏ giotk.
	- Cốc thuỷ tinh 200ml.
	- Cân.
+ Hoá chất: - Đá vôi.
 	 - Dung dịch a xít clohiđric đặc.
+ Tiến hành thí nghiệm:
Đậy nắp lọ nhựa vào đáy cốc thủy tinh, trong nắp để ít cục đá vôi nhỏ CaCO3. Chụp ống thủy tinh hình trụ lên lút nhựa nói trên, miệng ống được đậy bằng nút cao su kèm theo ống nhỏ giọt có chứa đầy dung dịch axit clohiđric đặc.
Đổ chừng 20ml nước vào cốc đặt cốc lên đĩa cân. Điều chỉnh cho cân thăng bằng.
Bóp mạnh bầu cao của ống nhỏ giọt để dụng dịch a xit clohđrit nhỏ giọt xuống đáy cốc. Hướng dẫn học sinh quan sát các hiện tượng sảy ra trong ống hình trụ, trong cốc thuỷ tinh và theo dõi độ lệch của kim cân (nếu có) và có nhận xét.
+ Quan sát và giải thích hiện tượng:
Dụng dịch a xit clohđric nhỏ xuống đã tác dụng với đá vôi. Trong dung dịch chứa trong ống hình trụ xuất hiện các bọt khí cacbonic. Phản ứng hoá học sảy ra theo phương trình phản ứng.
2HCl + CaCO3 + CaCl2 + H2CO3. (CO2+H2O)
áp xuất của khí CO2 trong ống hình trụ tăng lên, đẩy một phần nước ra ngoài ống, mực nước trong cốc dâng lên cao hơn trong ống hình trụ. Tuy vậy khối lượng của cả thiết bị và hoá chất vẫn giữ nguyên lên kim không lệch đi.
+ Nhận xét: Trong phản ứng hoá học trên đây, tổng khối lượng của các chất tạo thành bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng.
* Chú ý: Có thể thay ống hình trụ bằng vỏ chai nước khoáng Lavie đã được đục lỗ ở đáy. Dùng nút cao su cỡ nhỏ hơn kèm ống nhỏ giọt để lắp dụng cụ.
Thí nghiệm: Xác định thành p

File đính kèm:

  • docSKKN Hoa 89.doc
Giáo án liên quan