Giáo án số học lớp 6

I.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh làm quen với khái niệm tập hợp bằng cách lấy các ví dụ về tập hợp, nắm được phần tử của tập hợp. Biết cách viết tập hợp, cho tập hợp.Giáo án đại số 6

- Sử dụng kí hiệu , , xác định được phần tử hay tập hợp

- Xây dựng tính đoàn kết, tinh thân hợp tác trong học tập. Phát triển tư duy tìm tòi, trực quan.

II. Chuẩn bị:

- GV: Thước, bảng phụ

- HS: Xem trước bài học, bảng nhóm

III. Tiến trình bài dạy:

1. Bài cũ: Giói thiệu chương trình môn học

2. Bài mới:

 

doc16 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1584 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án số học lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch cực và tinh thần hợp tác trong học tập.
II. Phương tiện dạy học: 
- GV : Thước, bảng phụ
- HS : Bảng nhóm
III. Tiến trình bài dạy:
1. Bài cũ: 
 * Viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 5 ? Tập hợp A có bao nhiêu phần tử?
 B = { a } Có mấy phần tử ? 
 * Viết tập hợp C các số tự nhiên nhỏ hơn 0 có bao nhiêu phần tử ?tập hợp C bao nhiêu phần tử ?
2. Bài mới:
Từ bài cũ cho biết: Số phần tử của một tập hợp là gì ? Mỗi tập hợp có mấy phần tử ?
=> Kết luận gì về số phần tử của tập hợp ?
? Tập hợp A,B,C,N có bao nhiêu phần tử?
?1. Cho học trả lời .
?2. Cho một số học sinh trả lời .
Nếu kí hiệu tập hợp các số x mà x+5=2 là A thì A gọi là tập hợp rỗng.
? Vậy tập hợp rỗng là một tập hợp như thế nào ?
Đọc chú ý SGK.
? Có nhận xét gì về số phần tử của một tập hợp?
? Nhận xét gì về các phần tử của tập hợp A với tập hợp B?
=> Tập hợp con
 ?Thế nào là tập hợp con?
GV minh họa bằng hình vẽ
 • • A 
 • •°1 °0 B
 °3 °2
 °4 
?Vậy tập hợp con của một tập hợp là một tập hợp như thế nào ?
? Tập hợp HS nữ lớp 6C là tập hợp con của tập hợp nào ?
?3. Học sinh thảo luận nhóm
?Ta thấy tập hợp A và tập hợp B có số phần tử và các phần tử như thế nào ?
Hai tập hợp A và B là hai tập hợp bằng nhau.
? Vậy thế nào là hai tập hợp bằng nhau?
Bài 16 : Cho 4 học sinh lên thực hiện
1.Số phần tử của một tập hợp:
Cho các tập hợp: A= { 5 }
 B = { x, y}
 C = { 1; 2; 3; …;100 }
 N = { 0; 1; 2; 3;… }
Tập hợp A có một phần tử, tập hợp B có hai phần tử, tập hợp C có 100 phần tử, tập hợp N có vô số phần tử.
?1. D = { 0 } có một phần tử
E = {Bút, thước} có hai phần tử
H = { x N | x 10 }có 11 phần tử
?2,Không có số tự nhiên x nào để x+5=2 =>Tập hợp A là tập hợp rỗng.
Chú ý : 
Tập hợp không có phần tử nào gọi là tập hợp rỗng. Kí hiệu là: 
Nhận xét: Một tập hợp có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có vô số phần tử hoặc không có phần tử nào.
2. Tập hợp con
VD: B = { 0, 1, 2, 3, 4 } 
 A = { 0, 1, 2 }
 Khi đó A gọi là tập hợp con của B
Kí hiệu là: A B. Đọc là A là tập hợp con của tập hợp B hoặc A chứa trong B hoặc B chứa A
+ Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B thì tập hợp A gọi là tập hợp con của tập hợp B.
?3. MA , MB , AB, BA
Chú ý: Hai tập hợp có các phần tử của tập hợp này đều thuộc tập hợp kia và ngược lại các phần tử của tập hợp kia đều thuộc tập hợp này gọi là hai tập hợp bằng nhau. Kí hiệu A=B
3. Bài tập :
Bài 16/13: a) A = { 20 } có một phần tử
 b) B = { 0 } có một phần tử
 c) C = N có vô số phần tử
 d) D = không có phần tử nào.
Bài 19/13: 
 A = { 0; 1; 2; 3; 4;5;6;7;8;9 }
 B = { 0, 1, 2, 3, 4 }. BA
3. Củng cố: -Một tập hợp có thể có bao nhiêu phần tử?
 -Thế nào là tập hợp con?Tập hợp bằng nhau? 
4. Hướng dẫn - Dặn dò:
- Chú ý: Kí hiệu { } là để chỉ tập hợp; 
- Chuẩn bị bài tập, xem lại lý thuyết tiết sau luyện tập
- BTVN: Bài 17 – 23 Sgk/13, 14
Tiết 5 LUYỆN TẬP
 I Mục tiêu bài học:
- Học sinh biết vận dụng các kiến thức về tập hợp, tập hợp con, số phần tử của tập hợp, tập hợp bằng nhau và vận dụng vào bài tập.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng các kí hiệu Î, Ï, Ì, nhận dạng, xác định tập hợp, tập hợp con.
- Xây dựng ý thức học tập tự giác, tích cực
II. Phương tiện dạy học:
- GV : Bảng phụ, thước. 
 - HS : Bảng nhóm
III. Tiến trình bài dạy:
1. Bài cũ: Cho hai học sinh làm bài17/13-SGK; 29 /7-SBT
2. Bài mới:
 GV nêu cách tính số phần tử của tập hợp A. Từ đó GV nêu tổng quát rồi cho học sinh lên thực hiện bài 21
?Nhận xét bài làm của bạn?
- Gọi HS đọc bài số 22/14 SGK.
?Thế nào là số tự nhiên chẵn? Thế nào là số tự nhiên lẻ?
?Hai số chẵn hoăc hai số lẻ liên tiếp có dấu hiệu gì?
-Gọi 1 HS lên làm câu a,b.
- Gọi 1 HS lên làm câu c,d.
?Nhận xét bài làm của bạn?
 GV nêu cách tính số phần tử của tập hợp C. 
 Từ đó GV nêu tổng quát rồi cho học sinh lên thực hiện bài 23. 
?Tính số phần tử của tập hợp D?
?Tương tự tính số phần tử của tập hợp E?
Cho 3 HS lên làm bài 24
? Hãy viết các tập hợp A,B,N*?
?Ta có kết luận gì về quan hệ giữa các tập hợp này với tập hợp N ?
Cho HS làm bài 25/14 SGK.
1. Bài 21 Sgk/13:
có 20 – 8 + 1 = 13 (phần tử)
Tổng quát: N={ a,........,b } có b – a + 1 phần tử
B ={10, 11, ...;99} có 99 – 10 + 1 = 89 phần tử
2. Bài 22/14SGK:
- Số chẵn là số tự nhiên có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8.
- Số lẻ là số tự nhiên có chữ số tận cùng là 1; 3; 5; 7; 9.
- Hai số chẵn hoặc hai số lẻ liên tiếp hơn kém nhau 2 đơn vị.
a) C = { 0; 2; 4; 6; 8 }
b) L = { 11; 13; 15; 17; 19}
c) A = { 18; 20; 22}
d) B = { 25; 27; 29; 31 }
3. Bài 23 Sgk/14:
có (30 – 8):2 + 1 = 12( phần tử)
Tổng quát: Tập hợp các số chẵn từ số chẵn a đến số chẵn b có (b-a):2+1 phần tử
Tập hợp các số lẻ từ số lẻ m đến số lẻ n có (m-n):2+1 phần tử
 D = { 21: 23:.....: 99} có (99–21):2+1 = 40 (phần tử)
E = { 32, 34, .........,96 } có 
(96 – 32 ) : 2+1 = 33 (phần tử.)
4. Bài 24 Sgk / 14:
Ta có : A = { 0, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 }
 B = { 0, 2, 4, 6, 8,......... }
 N* = { 1, 2, 3, 4, 5, 6,......}
A Ì N ; B Ì N; N* Ì N
5. Bài 25/14 SGK: 
A = { Inđô,Mian-ma,Tháilan,Việt Nam }
B = { Singapo, Brunây, Cam-pu chia }
3. Củng cố: Cho tập A các số tự nhiên lẻ nhỏ hơn 10. Viết các tập hợp con của tập hợp A sao cho mỗi tập hợp con đó có 2 phần tử.
A = { 1; 3; 5; 7; 9 }.
Các tập con: { 1; 3}, { 1;5}, { 1; 7}, { 1; 9}, { 3; 5}, { 3; 7}, { 3; 9}, { 5; 7}, { 5; 9}, { 7; 9}.
4. Hướng dẫn - Dặn dò: - Về xem kĩ lý thuyết đã· học và các bài tập đã· làm
 - BTVN: Bài 29 – 38 Sbt/ 5,6.
Chuẩn bị ttrước bài 5:
?1. Tổng, tích hai sốtự nhiên là số gì ?
?2. Phép cộng và phép nhân các số tự nhiên có tính chất gì ?
Tiết 6 PHÉP CỘNG VÀ PHÉP NHÂN
I.Mục tiêu bài học:
- Học sinh nắm vững các tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng, phép nhân các số tự nhiên, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng. Biết pháp biểu và viết dạng tổng quát của các tính chất đó.
- Biết vận dụng các tính chất đó vào bài tập tính nhẩm, tính nhanh. Rèn luyện kĩ năng tính toán nhanh, chính xác và kĩ năng nhận dạng trong giải toán 
- Xây dựng ý thức học tập tụ giác, tích cực và tinh thần hợp tác trong học tập
II. Phương tiện dạy học: 
- GV: Bảng phụ, thước 
- HS: Bảng nhóm
III. Tiến trình bài dạy:
1. Bài cũ: Tổng và tích của hai số tự nhiên là số gì? Hãy cho ví dụ?
2. Bài mới:
 ?Các kí hiệu chỉ phép cộng, phép nhân là gì?
Cho học sinh làm ?1, ?2 SGK.
?Ở tiểu học các em đã biết các tính chất nào của phép cộng và phép nhân?
-GV treo bảng phụ ghi các tính chất cho học sinh phát biểu bằng lời.
- Gọi một số học sinh đọc lại các tính chất SGK.
-Gọi 3 HS lên bảng làm?3 SGK.
? Hãy nhận xét bài làm của bạn?
 Thảo luận nhóm làm bài27/16 SGK.
Gọi đại diện nhóm lên làm.
Các nhóm khác nhận xét bài làm của bạn.
? Làm bài 26/16 SGK.
Em nào có thể tính nhanh tổng đó? 
1.Tổng và tích hai số tự nhiên:
 * Ta dùng dấu”+” để chỉ phép cộng. * Dùng dấu “ X” hoặc dấu “. “để chỉ phép nhân.
Ví dụ: a + b = c (a, blà số hạng; c tổng).
 a . b = d ( a, b thừa số; d tích).
2. Tính chất của phép cộng và phép nhân các số tự nhiên:
a) Giao hoán: a + b = b + a; a . b = b . a
b). Kết hợp: ( a + b) + c = a + ( b + c)
 ( a . b ) . c = a . ( b . c)
c) Cộng với 0: a + 0 = 0 + a = a
d) Nhân với 1: a . 1 = 1 . a = a
e) Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:
 a . ( b + c ) = a . b + a . c
* Pháp biểu 
?3. Tính nhanh
a. 46 + 17+ 34 = (46 + 34)+17
 = 100 + 17 = 117
b. 4 . 37 . 25 = (4 . 25 ) . 37
 = 100 . 37 = 3700 c. 87 . 36 + 87 . 64= 87 . ( 36 + 64 )
 =87 . 100 = 8700
3. Bài tập 
1. Bài 27 Sgk/ 16:
a. 86+357+14=(86+14)+357
 = 100 + 357 = 457
b. 72+69+128=(72+128)+69
 = 200 + 69 = 269
c. 25.5.4.27.2 = (25 . 4) . ( 5 . 2 ) . 27
 = 100 . 10 . 27 = 1000 . 27 = 27000.
d. 28 . 64 + 28 . 36= 38 . ( 64 + 36 )
 = 38 . 100 = 3800
2. Bài26/16 SGK:
Quãng đuường bộ Hà Nội- Yên Bái là:
 54 + 19 + 82 = 155 ( Km ).
Tính nhanh: (54 + 1) + ( 82 + 18 )=155.
3. Củng cố: - Nhắc lại các tính chất của phép tiinhs cộng và phép tính nhân
 - Học sinh làm bài 29Sgk/16 
4. Hướng dẫn - Dặn dò:
 - Xem kĩ lại các tính chất của phép nhân và phép cộng 
 - Chuẩn bị máy tính loại Casio 500Ms ; Casio f(x) 500A
 - VN: Bài 28 – 30/ 16,17SGK. Bài43;44;45;46;47/8SBT.
Tiết 7	 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu bài học: - Củng cố các tính chất của phép cộng và phép nhân các số tự nhiên thông qua bài tập.
- Có kĩ năng vận dụng linh hoạt, chính xác các tính chất vào các bài tập tính nhẩm, tính nhanh.
- Biét vận dụng một cách hợp lý các tính chất của phép cộng và phép nhân vào giải toán. Biết sử dụng máy tính bỏ túi.
- Xây dựng tính tự giác, tích cực trong học tập
II. Phương tiện dạy học:
- GV: Bảng phụ, máy tính
- HS: Bảng nhóm, Máy tính
III. Tiến trình bài dạy:
1. Bài cũ: 
 - Phát biểu và viết dạng tổng quát tính chất giao hoán của phép cộng. Áp dụng làm bài 28/16.
 - Phát biểu và viết dạng tổng quát tính chất kết hợp của phép cộng. Áp dụng làm bài 30/16.
2. Bài mới:
 Cho HS làm bài 30a,b,
?Với câu b ta có thể làm theo những cách nào?
 ?Yêu cầu 2 học sinh lên trình bày theo tính chất phân phối và cách khác?
Cách 2: 18 . ( x – 16) = 18 ?
=> x – 16 = 1
=> x = 17
? So sánh 2 cách làm?
Cho học sinh thực hiện làm bài 31.
Gọi 3 học sinh lên làm.
? Câu c: Từ 20 đến 30 có bao nhiêu số?
? Nếu ta nhóm thành từng cặp số đầu với số cuối cứ như thế còn lại số nào ?
- Hãy nhận xét bài làm của bạn.
- Đọc bài 32
- Cho học sinh thảo luận nhóm
- Gọi đại diện nhóm lên chữa.
 ?Nhận xét bài làm của bạn?
- Đọc bài 33
? Tìm quy luật của dãy số trên?
? Muốn tìm số kế tiếp của dãy số ta làm như thế nào ?
? Bốn số hạng tiếp của dãy là những số nào?
? Ta được dãy số nào?
? Tìm tiếp hai số hạng tiếp theo của dãy số?
 - Đọc bài 34
GV: Giới thiệu sơ lược về máy tính và một số phím chức năng thông dụng cho học sinh thực hiện
- Cho HS làm bài 34 bằng cách sử dụng máy tính bỏ túi.
1. Bài 30 Sgk/17: Tìm x N biết:
a. ( x – 34 ) . 15 = 0
 x – 34 = 0
 x = 34
b. 18 . ( x – 16) = 18
 18 . x – 18 . 16 = 18 
 18 . x – 288 = 18
 18 . x = 288 + 18
 18 . x = 306
 x = 306 : 18 
 x = 17
2. Bài 31 Sgk/17:

File đính kèm:

  • docDai 6Tiet 110.doc
Giáo án liên quan