Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 45: Cấu tạo và chức năng của da - Năm học 2008-2009
A/ MỤC TIÊU :
1/ HS mô tả được cấu tạo ngoài của da
- Thấy rõ mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của da.
* Trọng tâm: cấu tạo của da.
2/ Kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng QS, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế.
3/ Giáo dục học ý thức giữ gìn và bảo vệ da.
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS :
Giáo viên : Tranh phóng to H 41: cấu tạo da và các bảng nhóm.
Bảng phụ: sơ đồ cấu tạo của da/132
Học sinh: Xem lại vai trò của da trong điều hòa thân nhiệt.
- Nghiên cứu cấu tạo và chức năng của da ( bài 41/132 )
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1. On định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Nêu các tác nhân gây hại cho hệ cho hệ bài tiết nước tiểu? Các tác nhân đó gây hại như thế nào đến hệ bài tiết nước tiểu?
? Nêu các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu tránh các tác nhân có hại? Trong các tác nhân đó em đã có thói quen nào và chưa có thói quen nào?
3. Bài mới.
GV đặt vấn đề:
Tuần: 23 Tiết: 45 Ngày soạn : 05/02/2009 Chương VIII : DA Bài 41: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA DA A/ MỤC TIÊU : 1/ HS mô tả được cấu tạo ngoài của da Thấy rõ mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của da. * Trọng tâm: cấu tạo của da. 2/ Kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng QS, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế. 3/ Giáo dục học ý thức giữ gìn và bảo vệ da. B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS : Giáo viên : Tranh phóng to H 41: cấu tạo da và các bảng nhóm. Bảng phụ: sơ đồ cấu tạo của da/132 Học sinh: Xem lại vai trò của da trong điều hòa thân nhiệt. Nghiên cứu cấu tạo và chức năng của da ( bài 41/132 ) C/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : Oån định lớp. Kiểm tra bài cũ. ? Nêu các tác nhân gây hại cho hệ cho hệ bài tiết nước tiểu? Các tác nhân đó gây hại như thế nào đến hệ bài tiết nước tiểu? ? Nêu các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu tránh các tác nhân có hại? Trong các tác nhân đó em đã có thói quen nào và chưa có thói quen nào? 3. Bài mới. GV đặt vấn đề: Hoạt động của GV và HS Nội dung HOẠT ĐỘNG 1 : tìm hiểu cấu tạo của da. GV: treo và giới thiệu H41/132 và bảng phụ: sơ đồ cấu tạo của da và hướng dẫn HS cách hoàn thành. HS hoạt động cá nhân: quan sát H41/132 và đọc thông tin trong SGK/132 và hoàn thành sơ đồ cấu tạo của da trên bảng phụ. HS: lên hoàn thành bảng – HS khác NX, bổ sung. + lớp biểu bì: tầng sừng, tầng TB sống(có chứa các hạt sắc tố tạo nên màu da) + lớp bì: thụ quan, tuyến nhờn, cơ co chân lông, lông và bao lông, tuyến mồ hôi, dây thần kinh, mạch máu. + lớp mỡ dưới da: lớp mỡ. ? Cấu tạo da gồm mấy lớp ? là những lớp nào? Hãy nêu cấu tạo của từng lớp ? (theo dạng sơ đồ – trên bảng phụ ). HS trả lời – HS khác NX, bổ sung. GV: treo bảng phụ: lệnh p/SGK/133 và hướng dẫn HS hoàn thành. HS:hoạt động nhóm: nghiên cứu thông tin SGK/132, 133 và hoàn thành lệnh p/SGK/133 và hoàn thành vào bảng nhóm.(1 nhóm 3 câu hỏi) ? Vào mùa hanh khô, ta thường thấy có những vảy trắng nhỏ bong ra như phấn ở quần áo. Điều đó giúp cho ta giải thích như thế nào về thành phần lớp ngoài cùng của da? ? Vì sao da ta luôn mềm mại, khi bị ướt không bị ngấm nước ? ? Vì sao ta nhận biết được nóng lạnh, độ cứng, mềm của vật khi ta tiếp xúc ? ? Da có phản ứng như thế nào khi trời nóng quá hoặc lạnh quá? ? Lớp mỡ dưới da có vai trò gì ? ? Tóc và lông mày có tác dụng gì ? Đại diện các nhóm treo kết quả thảo luận. GV: hướng dẫn HS hoàn chỉnh kiến thức. + Lớp tế bào ngòai hóa sừng và chết + Có sợi mô liên kết, tuyến nhờn + Da có cơ quan thụ cảm + Trời nóng: da tiết mồ hôi, trời lạnh : da nổi da gà (co dãn mạch máu, cơ co chân lông) + Đệm cơ học, giữ nhiệt + Chống tia tử ngoại, ngăn mồ hôi và nước. GV : Móng, lông là sãn phẩm phụ của da.được sinh ra từ các túi cấu tạo bởi các TB của tầng TB sống. HOẠT ĐỘNG 2 : tìm hiểu chức năng của da. GV: treo bảng phụ: lệnh pSGK/133 và hướng dẫn HS hoàn thành. HS:hoạt động nhóm: Xem lại vai trò điều hòa thân nhiệt của da ( Bài 33/105 )hoàn thành lệnh pSGK/133 và hoàn thành vào bảng nhóm.(1 nhóm 2 câu hỏi) ? Da có chức năng gì ? ? Đặc điểm nào của da giúp da thực hiện chức năng bảo vệ? ? Bộ phận nào của da giúp da tiếp nhận kích thích ? ? Bộ phận nào giúp da thực hiện chức năng bài tiết ? Da điều hòa thân nhiệt bằng cách nào ? Đại diện các nhóm treo kết quả thảo luận. GV: hướng dẫn HS hoàn chỉnh kiến thức. + Bảo vệ cơ thể + Có lớp biểu bì bên ngoài có tầng sừng + Hệ thống dây thần kinh và thụ quan + lỗ chân lông + Tiết mồ hôi – co chân lông ? Da có chức năng gì? HS trả lời – HS khác NX, bổ sung. I. Cấu tạo của da : Gồm 3 lớp - Lớp biểu bì : gồm tầng sừng và tầng tế bào sống. - Lớp bì : gồm các sợi mô liên kết và các cơ quan (thụ quan, tuyến nhờn, tuyến mồ hôi, lông và bao lông, mạch máu, dây thần kinh, cơ co chân lông) - Lớp mỡ dưới da: lớp mỡ II. Chức năng của da : Bảo vệ cơ thể Tiếp nhận kích thích xúc giác Bài tiết Điều hòa thân nhiệt Da và móng, lông, tóc tạo nên vẻ đẹp của con người. 4. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ: * HS đọc kết luận/ 133 và mục “em có biết”/133. ? GV treo tranh câm: Yêu cầu HS xác định các thành phần cấu tạo của da (trên tranh). ? Có nên trang điểm bằng cách lạm dụng kem phấn, nhỏ bỏ lông mày, dùng bút chì kẻ lông mày tạo dáng không? Vì sao? ? Da có những chức năng gì? Những đặc điểm cấu tạo nào của da giúp da thực hiện những chức năng đó? 5. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: Học bài, trả lời câu hỏi SGK 1, 2 /133. Đọc mục “Em có biết”/ 133. – vân tay. Không nên trang điểm bằng cách lạm dụng kem phấn, nhỏ bỏ lông mày, dùng bút chì kẻ lông mày tạo dáng. Kẻ bảng 42.1; 42.2 vào vở bài tập. Tìm hiểu các bệnh về da, biểu hiện và cách phòng chống. Cũng như các hình thức rèn luyện da. ( một số tranh ảnh ) D/ RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- T45_ Cau tao va chuc nang cua da.doc