Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 14: Một số giun tròn khác - Đặc điểm chung của giun tròn - Võ Văn Chi
I/Mục tiêu:
1.Kiến thức:
Học sinh nêu rõ được một số giun tròn – đặc biệt là giun tròn ký sinh gây bệnh từ đó có biện pháp phòng chống.
Nêu được đặc điểm chung của giun tròn.
2.Kỹ năng:
Kỹ năng tự bảo vệ bản thân phòng tránh các bệnh do giun tròn gây nên.
Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc sgk,quan sát tranh ảnh để tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống của 1 số loài giun tròn ký sinh qua đó rút ra đặc điểm chung của ngành giun tròn.
Kỹ năng lắng nghe tích cực.
Kỹ năng ứng xư/ giao tiếp khi thảo luận.
Kỹ năng so sánh phân tích đối chiếu khái quát đặc điểm cấu tạo của 1 số loại giun tròn,từ đó rút ra đặc điểm chung của ngành giun tròn.
3.Thái độ:
Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường – cá nhân – vệ sinh ăn uống.
II/CÁC P PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HOC TÍCH CỰC CÓ THỂ XỬ DỤNG
Thảo luận nhóm;-Bản đồ tư duy;-Trực quan tìm tòi;-Vấn đáp tìm tòi.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh 14.1;14.2;14.3;14.4;14.5 SGK trang 50 – 52.
Phiếu học tập ( Sử dụng vở bài tập)
III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
*Kiểm tra:
1.Trình bày đặc điểm cấu tạo, dinh dưỡng và di chuyển của giun đũa?
2. Quá trình sinh sản và vòng đời của giun đũa như thế nào? Phòng chống bệnh giun đũa?
*Mở bài: Giun đũa thuộc thuộc nhóm giun có số lượng lời lớn nhất. Hầu hết chúng sống ký sinh ở người – động vật – thực vật.
Tiết 14(ngày soạn : 08/10/2010) MỘT SỐ GIUN TRÒN KHÁC – ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA GIUN TRÒN I/Mục tiêu: 1.Kiến thức: Học sinh nêu rõ được một số giun tròn – đặc biệt là giun tròn ký sinh gây bệnh từ đó có biện pháp phòng chống. Nêu được đặc điểm chung của giun tròn. 2.Kỹ năng: Kỹ năng tự bảo vệ bản thân phòng tránh các bệnh do giun tròn gây nên. Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc sgk,quan sát tranh ảnh để tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống của 1 số loài giun tròn ký sinh qua đó rút ra đặc điểm chung của ngành giun tròn. Kỹ năng lắng nghe tích cực. Kỹ năng ứng xư/û giao tiếp khi thảo luận. Kỹ năng so sánh phân tích đối chiếu khái quát đặc điểm cấu tạo của 1 số loại giun tròn,từ đó rút ra đặc điểm chung của ngành giun tròn. 3.Thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường – cá nhân – vệ sinh ăn uống. II/CÁC P PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HOC TÍCH CỰC CÓ THỂ XỬ DỤNG Thảo luận nhóm;-Bản đồ tư duy;-Trực quan tìm tòi;-Vấn đáp tìm tòi. II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh 14.1;14.2;14.3;14.4;14.5 SGK trang 50 – 52. Phiếu học tập ( Sử dụng vở bài tập) III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : *Kiểm tra: 1.Trình bày đặc điểm cấu tạo, dinh dưỡng và di chuyển của giun đũa? 2. Quá trình sinh sản và vòng đời của giun đũa như thế nào? Phòng chống bệnh giun đũa? *Mở bài: Giun đũa thuộc thuộc nhóm giun có số lượng lời lớn nhất. Hầu hết chúng sống ký sinh ở người – động vật – thực vật. HOẠT ĐỘNG 1: MỘT SỐ GIUN TRÒN KHÁC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HS NỘI DUNG Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK , quan sát hình 14.1 ;14.2;14.3;14.4. Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. Kể tên các loài giun tròn ký sinh ở người? Trình bày vòng đời của giun kim? Giun kim gây cho trẻ những phiền phức gì? Do thói quen nào ở trẻ mà giun kim khép kín vòng đời nhanh? Hướng dẫn HS rút ra kết luận Chúng ta có những biện pháp gì để phòng chống bệnh giun sán ký sinh? GV giới thiệu một só giun : giun tóc, giun chỉ gây hại. Cá nhân đọc thông tin quan sát hình – ghi nhớ kiến thức. Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời. Đại diện nhóm trình bày đáp án. Các nhóm bổ sung – rút ra kết luận. Kết luận 1: Giun kim: Ký sinh trong ruột già người nhất là trẻ em. Ban đêm giun cái ra hậu môn đẻ gây ngứa. Trứng giun vào cơ thể qua tay, thức ăn. Giun móc câu: Ký sinh ở tá tràng. Aáu trùng qua da bàn chân khi đi chân đất. Giun rễ lúa : Ký sinh ở rễ lúa gây thối rễ, úa lá, chết cây. Giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhânh, vệ sinh ăn uống. HOẠT ĐỘNG 2: ĐẶC ĐIỂM CHUNG Hướng dẫn học sinh trao đổi nhóm hoàn thành bảng “ Đặc điểm của ngành giun tròn” GV kẻ bảng – học sinh lên chữa bài. GV thông báo kiến thức đúng. Hướng dẫn học sinh dựa vào nội dung ở bảng – thảo luận tìm đặc điểm của ngành giun tròn. HS nhớ lại kiến thức – Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến. Hoàn thành bảng. Đại diện nhóm ghi kết quả -> các nhóm bổ sung. Thảo luận dựa vào nội dung bảng – Rút ra kết luận. Kết luận 2: Cơ thể hình trụ có vỏ cuticun. Khoang cơ thể chưa chính thức. Cơ quan tiêu hóa dạng ống bắt đầu là miệng kết thúc là hậu môn. Phần lớn ký sinh – một số ít sống tự do. Kết luận chung: Học sinh đọc kết luận SGK. IV/KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ: Làm bài tập 1,2 trang 52 SGK. Ở người giun kim ký sinh trong: a. Ruột non b. Ruột già c. Dạ dày d. Gan Trứng giun kim xâm nhập vào người qua: a. Tay bẩn b. Thức ăn c. Nước uống d. tất cả a,b,c Đặc điểm của giống nhau giữa giun tròn và giun dẹp là: a. Cơ thể đối xứng hai bên b. Không có lối sống ký sinh. c. Không có sinh sản hữu tính d. cả a,b,c e. Giác bám, cơ quan sinh sản phát triển V/DẶN DÒ: Học thuộc bài theo nội dung đã ghi. Vẽ hình 14.1 – 14.3 trang 50 . Hoàn thành bài tập trang 34,35,36 vở bài tập sinh 7. Nghiên cứu bài NGÀNH GIUN ĐỐT“ Giun đất” trả lời các câu hỏi I,II,III,IV,V Trang 36,37,38 vở bài tập sinh7.
File đính kèm:
- Copy of T14.doc