Giáo án Sinh học 10 - Bài 19: Giảm phân

-Mô tả được tóm tắt diễn biến các kỳ trong giảm phân I.

-Trình bày được hiện tượng các cặp NST tương đồng bắt đôi với nhau và ý nghĩa của hiện tượng đó.

-Ý nghĩa của quá trình giảm phân.

-Phân biệt được với quá trình nguyên phân.

-Khái quát được nội dung cơ bản của bài.

-Tiếp tục phát triển tư duy lý thuyết như phân tích, so sánh.

-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.

-Nhận thức được vai trò của quá trình giảm phân trong tiến hoá và chọn giống.

-Có ý thức vận dụng kiến thức về giảm phân hay sinh sản hữu tính vào thực tiễn sản xuất. Như thụ phấn chéo, phát hiện ra các biến dị tổ hợp.

 

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 10407 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10 - Bài 19: Giảm phân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 / /20 
Tiết thứ: 21
Bài 19: GIẢM PHÂN
(Meiosis)
I.Mục tiêu:
 Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải:
THỜI ĐIỂM
TRƯỚC
TRONG
SAU
1.Kiến thức
-Sau khi học xong bài trước.
-Hiểu được những khái niệm, những nội dung mới.
-Mô tả được tóm tắt diễn biến các kỳ trong giảm phân I.
-Trình bày được hiện tượng các cặp NST tương đồng bắt đôi với nhau và ý nghĩa của hiện tượng đó.
-Ý nghĩa của quá trình giảm phân.
2.Kỹ năng
-Nghiên cứu, xử lý tài liệu độc lập.
-Truy vấn bạn bè những điều chưa hiểu.
-Xử lý tài liệu theo sự định hướng của giáo viên.
-Năng lực làm việc theo nhóm.
-Truy vấn giáo viên những điều chưa hiểu.
-Phân biệt được với quá trình nguyên phân.
-Khái quát được nội dung cơ bản của bài.
-Tiếp tục phát triển tư duy lý thuyết như phân tích, so sánh.
-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.
3.Thái độ
-Góp phần hình thành, củng cố năng lực tự học tập suốt đời.
-Hứng thú với những nội dung kiến thức mới và một số vận dụng của nội dung đó trong cuộc sống.
-Nhận thức được vai trò của quá trình giảm phân trong tiến hoá và chọn giống.
-Có ý thức vận dụng kiến thức về giảm phân hay sinh sản hữu tính vào thực tiễn sản xuất. Như thụ phấn chéo, phát hiện ra các biến dị tổ hợp.
II.Nội dung:
-Kiến thức trọng tâm: Hai lần giảm phân.
-Khái niệm khó, mới: Cặp NST tương đồng, trao đổi chéo, phân bào I, phân bào II, biến dị tổ hợp. 
-Bản đồ khái niệm:
III.Phương pháp, phương tiện tổ chức dạy học chính:
 1.Phương pháp:
 Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.
 2.Phương tiện:
-Hình vẽ 19.1 và 19.2 SGK.
-Mô hình động quá trình giảm phân.
-Phiếu học tập.
IV.Tiến trình tổ chức học bài mới:
 1.Kiểm tra bài cũ: (7phót)
Câu hỏi: 
-Nêu diễn biến quá trình giảm phân ? Ý nghĩa của quá trình nguyên phân ?
-Nếu quá trình phân ly của NST tại kỳ sau bị rối loạn thì hậu quả sẽ như thế nào ?
 2.Đặt vấn đề:(1 phót)
-Tại sao số lượng NST trong giao tử lại chỉ bằng một nửa số NST trong tế bào soma ?
-Tại sao loài sinh sản hữu tính thường có nhiều biến dị ?
-Quá trình sinh sản loài sinh sản hữu tính và quá trình sinh sản ở loài sinh sản vô tính, quá trình nào tiến hoá hơn?
 3.Hoạt động tổ chức học bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1
Nghiên cứu diễn biến quá trình giảm phân I
GV: Nghiên cứu SGK, hoàn thành phiếu học tập sau ?
Các kỳ
Đặc điểm
Kỳ trung gian
Kỳ đầu I
Kỳ giữa I
Kỳ sau I
Kỳ cuối I
HOẠT ĐỘNG 2
Nghiên cứu diễn biến quá trình trao đổi chéo
GV: (Cho HS quan sát mô hình động quá trình giảm phân và quá trình trao đổi chéo và thảo luận)
Mô tả quá trình trao đổi chéo.
GV: Em có nhận xét gì về bộ NST trong các tế bào được rạo ra sau quá trình giảm phân I ?
(Giảm phân II)
GV: Quan sát hình 19.2 SGK, nhận xét gì về quá trình giảm phân ?
GV: Vậy kết quả sẽ là gì ? 
GV: (Khắc sâu) Tại sao số lượng NST sau quá trình giảm phân giảm đi một nửa ?
HOẠT ĐỘNG 3
Đề xuất ý nghĩa của quá trình giảm phân
GV: Tại sao những loài sinh sản hữu tính thường có nhiều biến dị ? Quần thể sinh sản vô tính với quần thể sinh sản hữu tính quần thể nào sẽ đa dạng hơn ? Tại sao ?
I.QUÁ TRÌNH
1.Kỳ trung gian:
-Thời gian: Chiếm phần lớn và khác nhau giữa các loài.
-Hiện tượng: NST nhân đôi thành NST kép, gồm 2 chromatide dính với nhau qua tâm động.
2.Hai lần phân bào:
a.Phân bào I (Giảm phân I)
*Kỳ đầu I:
-Đầu kỳ: Các NST bắt đôi với nhau theo từng cặp tương đồng và dần co xoắn lại.
-Giữa kỳ: Có thể xảy ra hiện tượng trao đổi các đoạn chromatide của cặp NST tương đồng kép.
-Cuối kỳ: Màng nhân và nhân con biến mất.
*Kỳ giữa I:
-Các cặp NST kép tương đồng co xoắn cực đại.
-Các cặp NST kép tương đồng sắp xếp thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi tơ vô sắc.
*Kỳ sau I:
Mỗi NST kép trong cặp NST tương đồng di chuyển theo dây tơ vô sắc về mỗi cực của tế bào.
*Kỳ cuối I:
Tại mỗi cực, các NST kép dần dần dãn xoắn, màng nhân và nhân co dần xuất hiện.
-Thoi vô sắc tiêu biến.
-Màng tế bào thắt lại ở giữa hình thành nên 2 tế bào con có bộ NST kép giảm đi một nửa (n kép).
] Kết quả: Phân chia thành hai tế bào con có n NST kép.
b.Phân bào II (Giảm phân II)
Diễn biến như quá trình nguyên phân.
] Kết quả: Phân chia thành 4 tế bào con có n NST đơn.
II.Ý NGHĨA
-Trong phát sinh giao tử:
+Tế bào sinh P đực → 4 tb con → 4 P đực
+Tế bào sinh P cái → 4 tb con → 1 P cái + 3 thể cực.
-Cùng với quá trình thụ tinh tạo ra vô số biến dị tổ hợp, là nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống.
-NP, GP và TT góp phần duy trì bộ NST đặc trưng cho loài.
 4.Cñng cè, kiÓm tra ®¸nh gi¸ (10phót)
-Cũng như nguyên phân, hãy tách nghĩa và cho biết vì sao gọi qúa trình trên là quá trình giảm phân ? Phân biệt với giảm phân ?
-Trả lời các câu hỏi đặt ra lúc đầu bài.
-Bài tập: Ở một con ruồi giấm (2n=8). Có 5 tế bào sinh tinh trong cơ thể thực hiện quá trình giảm phân. Giả sử cả 4 cặp NST trong quá trình giảm phân đều xảy ra tra đổi chéo. Hãy xác định:
+Số NST môi trường nội bào cung cấp cho năm tế bào thực hiện quá trình giảm phân.
+Hãy xác định số giao tử được tạo ra và số giao tử tối đa có thể tạo thành.
-Đọc mục: Em có biết ? trang 80 ?
 5.Bài tập về nhà:
-Hoàn thiện các câu hỏi cuối bài.
-Đọc trước bài thực hành 20.
V.Từ khoá tra cứu:
Giảm phân: Meiosis.
Trao đổi chéo: Crossing-over.
Tiếp hợp: Synapsis
VI.Tài liệu tham khảo:
-SGV.
-Tranh ảnh từ mạng internet.
VII.Rút kinh nghiệm:
Ngày tháng năm 20 
Tổ trưởng:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doc10-21-Lesson 19-Meiosis.doc