Giáo án Sinh học 10 - Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật

-Nêu được sơ đồ tổng hợp các chất ở vi sinh vật

-Phân biệt được phân giải trong và ngoài tế bào nhờ enzyme

-Nêu được một số ứng dụng và hạn chế của quá trình tổng hợp và phân giải các chất để phục vụ cho đời sống và bảo vệ con người

-Khái quát được nội dung cơ bản của bài.

-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 13825 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10 - Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 / /20 
Tiết thứ: 24 
Bài 23: QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI CÁC CHẤT 
Ở VI SINH VẬT
I.Mục tiêu:
 Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải:
THỜI ĐIỂM
TRƯỚC
TRONG
SAU
1.Kiến thức
-Sau khi học xong bài trước.
-Hiểu được những khái niệm, những nội dung mới.
-Nêu được sơ đồ tổng hợp các chất ở vi sinh vật
-Phân biệt được phân giải trong và ngoài tế bào nhờ enzyme
-Nêu được một số ứng dụng và hạn chế của quá trình tổng hợp và phân giải các chất để phục vụ cho đời sống và bảo vệ con người
2.Kỹ năng
-Nghiên cứu, xử lý tài liệu độc lập.
-Truy vấn bạn bè những điều chưa hiểu.
-Xử lý tài liệu theo sự định hướng của giáo viên.
-Năng lực làm việc theo nhóm.
-Truy vấn giáo viên những điều chưa hiểu.
-Khái quát được nội dung cơ bản của bài. 
-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.
3.Thái độ
-Góp phần hình thành, củng cố năng lực tự học tập suốt đời.
-Hứng thú với những nội dung kiến thức mới và một số vận dụng của nội dung đó trong cuộc sống.
-Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống.
II.Nội dung:
-Kiến thức trọng tâm: Quá trình phân giải.
-Khái niệm khó, mới: Lên men lactic đồng hình, dị hình; 
-Bản đồ khái niệm: 
III.Phương pháp, phương tiện tổ chức dạy học chính:
 1.Phương pháp:
 Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.
 2.Phương tiện:
 Sơ đồ quá trình lên men lactic, ethylic.
IV.Tiến trình tổ chức học bài mới:
 1.Kiểm tra bài cũ:
 Câu hỏi: 
 Vi sinh vật là gì ? Nêu các kiểu môi trường của vi sinh vật ?
 So sánh quá trình lên men và quá trình hô hấp ở vi sinh vật ?
 2.Đặt vấn đề:
 VSV có lợi hay có hại ? Con người đã ứng dụng được gì trong đời sống sản xuất ? Ngoài ra việc nghiên cứu nó có ý nghĩa gì ? 
 Khoai sắn nghèo protein (1-2%) → sinh khối nấm sợi giàu protein (28-32%) ?
 3.Hoạt động tổ chức học bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1
Nghiên cứu khái quát quá trình tổng hợp của VSV 
GV: 1 con bò nặng 500kg: 0,5kg pr/ngày.
500kg đậu nành: 40kg pr/ngày.
500kg nấm men: 50 tấn pr/ngày.
Nhận xét ?
GV: Cho biết cấu tạo của 4 loại phân tử hữu cơ ? Từ đó hãy suy ra các phương trình tổng hợp ?
GV: Polysaccharide, lipid được tổng hợp như thế nào ?
GV: Quá trình tổng hợp acid nucleic trải qua các giai đoạn nào ?
GV: Quá trình tổng hợp của VSV đã được con người ứng dụng ntn ?
HOẠT ĐỘNG 2
Nghiên cứu quá trình phân giải các chất hữu cơ của VSV và ứng dụng
GV: Protein được phân giải như thế nào ?
GV: (Khắc sâu) Tại sao quá trình phân giải protein ở VSV lại phải trải qua hai giai đoạn?
GV: Trả lời các lệnh trang 92 SGK?
GV: Con người ứng dụng được gì?
GV: Quá trình phân giải polysaccharide có các dạng nào ?
GV: Tại sao gọi là nên men lactic đồng hình, lên men lactic dị hình.
GV: Các sản phẩm sản xuất nhờ quá trình lên men có ý nghĩa gì ?
GV: Hoàn thành bảng sau:
Đặc điểm
Tổng hợp
Phân giải
Biến đổi vật chất
-Các phân tử liên kết để tạo thành các hợp chất phức tạp.
-Các hợp chất phức tạp được phân cắt thành các phân tử nhỏ bé rồi được hấp thụ và phân giải tiếp 
 trong tế bào.
Năng lượng
-Năng lượng được tích luỹ trong các mối liên kết phức tạp.
-Năng lượng được giải phóng do phá vỡ các mối liên kết của các hợp chất phức tạp.
Sinh trưởng, phát triển
-Sinh khối tăng, tế bào phân chia.
-Vật chất dự trữ giảm, tế bào giảm sinh khối và kích thước.
I. QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP
1. Đặc điểm:
- Tốc độ nhanh.
- Phần lớn tự tổng hợp được các loại aa.
- Sử dụng enzyme nội bào để tổng hợp các chất.
2. Cơ chế:
a. Protein
Từ các acid amine liên kết với nhau bằng mlk peptide
n(acid amine) ® protein
b. Polysaccharide
(Glucose)n+ADP-glucose ® (Glucose)n+1 + ADP
c. Lipid
Glycerol + acid béo ® lipid
d. Acid nucleic
- Base nitrogene + đường 5C (ribose) + acid H3PO4 ® Nucleotide.
- n (nucleotide) ® acid nucleic 
3. Ứng dụng:
- SX một số acid amine quý cung cấp cho con người: glutamic, lisyne…
Lúa: Nghèo lysine, threonine.
Ngô: Nghèo lysine, tryptophan.
Đậu: Nghèo methionine.
- Sản xuất sinh khối (protein đơn bào)…
- Sản xuất chất xúc tác sinh học.
VD: Amylase, protease, cellulase, lipase…
- Sản xuất gôm sinh học.
II. QUÁ TRÌNH PHÂN GIẢI
1. Phân giải protein:
a. Cơ chế:
Protease
Protein → Acid amine → CO2 + NH3 + NL
-Giai đoạn 1: Phân giải phân giải protein phức tạp thành các acid amine bên ngoài tế bào.
-Giai đoạn 2: VSV hấp thụ acid amine → phân giải → tạo ra NL. 
Khi môi trường thiếu C và thừa N VSV khử amine, sử dụng acid hữu cơ làm nguồn carbon.
b. Ứng dụng: 
- Thu được các acid amine để tổng hợp protein bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại.
- Làm tương, làm nước mắm…
2. Phân giải polysaccharide
a. Cơ chế:
Nấm 
(đường hoá)
- Lên men ethylic:
Nấm men rượu
Tinh bột → Glucose → ethanol + CO2
- Lên men lactic (Chuyển hoá kị khí)
VK Lactic đồng hình
Glucose → Lactic 
VK Lactic dị hình
Glucose → Lactic + CO2 + ethanol + acetic.
- Phân giải cellulose:
cellulase
Cellulose →	Chất mùn, làm giàu chất dinh dưỡng cho đất, tránh ô nhiếm môi trường.
b. Ứng dụng: 
+ Phân giải tinh bột để sản xuất kẹo, siro, rượu…
+ Tận dụng bã thải thực vật làm nấm ăn.
+ Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng.
+ Làm thức ăn cho gia súc.
Chú ý: Gây hư hỏng hoặc làm giảm chất lượng thực phẩm, đồ dùng, hàng hoá.
III. MỐI QUAN HỆ GIỮA TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI
- Tổng hợp (Đồng hoá) và phân giải (Dị hoá) là 2 quá trình ngược nhau nhưng thống nhất trong hoạt động sống của tế bào và cơ thể.
- Đồng hoá tổng hợp các chất cung cấp nguyên liệu cho dị hoá.
- Dị hoá phân giải các chất cung cấp năng lượng cho đồng hoá.
 4.Củng cố
-Có nhiều vsv kí sinh → phải vệ sinh thân thể → loại bỏ sản phẩm phân giải của vi sinh vật.
 5.Kiểm tra đánh giá:
-Hoàn thành câu 2 trang 94 SGK.
 6. Bài tập về nhà:
-Hoàn thiện các câu hỏi cuối bài.
-Bài tập: Nêu các ứng dụng cũng như các tác hại của VSV đối với đời sống con người. (5 ứng dụng, 5 tác hại)
-Soạn bài mới.
 7. Nâng cao – bổ sung:
Các enzim ngoại bào của vi sinh vật được sử dụng phổ biến trong đời sống con người và trong nền kinh tế quốc dân, chẳng hạn:- Amilaza (thuỷ phân tinh bột), được dùng khi làm tương, rượu nếp, trong công nghiệp sản xuất bánh kẹo, công nghiệp dệt, sản xuất xirô.- Prôtêaza (thuỷ phân prôtêin) được dùng khi làm tương, chế biến thịt, trong công nghiệp thuộc da, công nghiệp bột giặt…- Xenlulaza (thuỷ phân xenlulôzơ) được dùng trong chế biến rác thải và xử lí các bã thải dùng làm thức ăn cho chăn nuôi và sản xuất bột giặt- Lipaza (thuỷ phân lipit) dùng trong công nghiệp bột giặt và chất tẩy rửa4. Sản xuất gôm sinh họcNhiều vi sinh vật tiết vào môi trường một số loại pôlisaccarit gọi là gôm. Gôm có vai trò bảo vệ tế bào vi sinh vật khỏi bị khô, ngăn cản sự tiếp xúc với virut, đồng thời là nguồn dự trữ cacbon và năng lượng.Gôm được dùng trong công nghiệp để sản xuất kem, sản xuất kem phủ bề mặt bánh và làm chất phụ gia trong công nghiệp khai thác dầu hoả. Trong y học, gôm được dùng làm chất thay huyết tương và trong sinh hoá học dùng làm chất tách chiết enzim.Vi sinh vật có khả năng tổng hợp tất cả các thành phần của tế bào, đặc biệt là axit nuclêic, prôtêin, pôlisaccarit và lipit. Con người đã sử dụng vi sinh vật để sản xuất nhiều loại chế phẩm phục vụ cho đời sống và cho các ngành sản xuất công, nông nghiệp.
V. Tài liệu tham khảo:
-SGV.
-Tranh ảnh từ mạng internet.
VI.Rút kinh nghiệm:
Ngày tháng năm 20 
Tổ trưởng:
Hoàng Tú Quyên
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày tháng năm 20 
Tổ trưởng:

File đính kèm:

  • doc10-24-Lesson 23-Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vsv.doc