Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 9

I. Mục tiêu

- Kể tên về các tác giả văn học ở địa phương và các tác phẩm văn học viết về địa phương từ sau năm 1975.

- Bước đầu thẩm bình và công việc tuyển chọn tác phẩm văn học.

 

1. Kiến thức

- Sự hiểu biết về các nhà văn, nhà thơ ở địa phương.

- Sự hiểu biết về tác phẩm văn thơ viết về địa phương.

- Những biến chuyển của văn học địa phương sau năm 1975.

 

2. Kỹ năng:

- Sưu tầm, tuyển chọn tài liệu văn thơ viết về địa phương.

- Đọc, hiểu và thẩm bình thơ văn viết về địa phương.

- So sánh đặc điểm văn học địa phương giữa các giai đoạn.

 

doc11 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2505 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Anh Đức
Ông lão vườn chim
Truyện ngắn
Sơn Nam
- Hương rừng Cà Mau
- Hai cõi U Minh
Truyện ngắn
Củng cố: 3P
Em có suy nghĩ gì về nền văn học địa phương?
Dặn dò.1P
- Sưu tầm them một số tác phẩm tác giả địa phương.
- Chuận bị: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. 
V. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 04/10/2013
Tiết thứ: 39,40
Ngày dạy: 14,16/10/2013
Bài: 
LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
 (Trích, Lục Vân Tiên)
 Nguyễn Đình Chiểu
I. Mục tiêu
- Hiểu và lí giải được vị trí của tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên và đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu cho kho tàng văn học dân tộc.
- Nhắc được giá trị nội dung và nghệ thuật của một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
1. Kiến thức
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga,.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu một đoạn trích truyện thơ.
- Nhận diện và nêu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc hoạ trong đoạn trích.
3. Thái độ: 
Căm ghét cái xấu xa, trân trọng giá trị đích thực cuộc sống, chia xẻ, giúp đỡ người gặp hoàn cảnh khốn khó.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Giáo án, tranh Lục Vân Tiên.
Học sinh: Đọc và soạn bài, học thuộc ít nhất 10 câu thơ trong đoạn trích mà em yêu thíc nhất.
III. Phương pháp.
IV. Tiến trình giờ dạy.
Ổn định: Kiểm tra sĩ số, kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh. 3P
Kiểm tra: 
Bài mới
Giới thiệu: 1P
Chia tay với 1 kiệt tác của văn chương trung đại chúng ta lại được học một "Truyện Kiều" của Phương Nam cũng là 1 truyện thơ đặc sắc của văn chương trung đại Việt Nam.
Các hoạt động
THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG I 16P
Đọc một đoạn sau đó hướng dân HS cách đọc?
 Đọc chú thích * trong SGK?
 ? Trình bày vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Nguyễn Đình Chiểu?
=> Qua đó em có đánh giá gì về tác giả Nguyễn Đình Chiểu
? Tác phẩm viết vào thời kì nào?
? Thể loại truyện? 
? Truyện Lục Vân Tiên có kết cấu như thế nào?
Cho học sinh tìm hiểu các từ ngữ trong SGK
? HS đọc tóm tắt văn bản theo nội dung đã tóm tắt ở SGK
? Giải thích một số từ khó?
I. Tìm hiểu chung.
 1. Đọc
 2. Chú thích
a. Tác giả: Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) 
- Quê: Làng Tân Thới – Gia Định
- Cuộc đời, sự nghiệp:
+ 21 tuổi thi đỗ tú tài, 26 tuổi bị mù
+ Nghề nghiệp: Thầy thuốc, thầy giáo.
+ Tham gia kháng chiến chống Pháp.
+ Là nhà thơ lớn, tác phẩm của ông ca ngợi đạo lý làm người và cổ vũ lòng yêu nước
b. Tác phẩm: Lục Vân Tiên.
- Sáng tác khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX
- Thể loại: Truyện thơ Nôm, lưu truyền dưới hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian
- Truyện được in nhiều lần, có nhiều văn bản khác nhau
- Kết cấu: Chương hồi
c. Từ khó: 
HOẠT ĐỘNG II 50P
? Nêu vị trí của đoạn trích?
? Văn bản được chia làm mấy đoạn? Hãy nêu nội dung từng đoạn?
Đọc lại 14 câu thơ đầu
 ? Trước khi đánh cướp, Lục Vân Tiên là người ntn?
? Chứng kiến cảnh bọn cướp hoành hành Vân Tiên có thái độ như thế nào?
?Tìm những chi tiết miêu tả hành động của Lục Vân Tiên đối với bọn cướp?
 Tính cách nào của LVT bộc lộ rõ nhất?
Hết tiết 1
? Hãy tóm tắt nội dung cuộc trò truyện giữa LVT và KNN?
? Khi gặp cô gái thái độ LVT như thế
 nào?
? Qua cách ứng xử đó,VT đã thể hiện rõ nét gì trong tính cách của chàng?
 ? Em hãy tìm những lời nói của Nguyệt Nga?
 ? Kiều Nguyệt Nga bày tỏ thái độ như thế nào đối với Lục Vân Tiên?
=> Qua đó em đánh giá Kiều Nguyệt Nga là người như thế nào?
Thảo luận 5P:
? Qua văn bản em cảm nhận những vẻ đẹp nào của những con người trẻ tuổi như Vân tiên và Nguyệt Nga? 
? Qua đoạn trích tác giả muốn gửi gắm điều gì?
?Các nhân vật được xây dựng bằng những biện pháp nghệ thuật gì?
Đọc ghi nhớ sách giáo khoa trang 115
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Vị trí đoạn trích: Phần đầu của truyện
2. Bố cục
 - Đoạn 1: Lục Vân Tiên đánh cướp
 - Đoạn 2: LVT gặp KNN
3. Phân tích
 a. Lục Vân Tiên 
* Đánh cướp:
 - Thái độ: Nổi giận
- Hành động: Bẻ cây làm gậy đánh bọn cướp
- Lời nói: Tuyên chiến với bọn cướp không để chúng hại dân lành
=>Tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng vị nghĩa của Vân Tiên
* Gặp Kiều Nguyệt Nga
 - An ủi, ân cần hỏi han
 - Từ chối nhận báo ơn
 => Người anh hùng lý tưởng hào hiệp tốt bụng.
b. Kiều Nguyệt Nga.
 - Đó là lời lẽ của một cô gái có lễ giáo,có học thức.Cách nói dịu dàng,chân thành
- Biết ơn, tự nguyện gắn bó với chàng.
- Cách trình bày vấn đề rõ ràng,thể hiện chân thành niềm cảm kích…
=>Vẻ đẹp tâm hồn, chân thật, nết na, ân tình
4. Tổng kết
 a. Nội dung
b. Nghệ thuật
 - Miêu tả nhân vật qua hành động, cử chỉ, lời nói.
 - Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị.
HOẠT ĐỘNG III 15P
Cho HS tóm tắt văn bản.
Chia lớp làm hai nhóm thi kể tóm tắt. Mỗi học sinh tóm tắt một phần nối tiếp nhau
Nhận xét đánh giá hoạt động của học sinh.
? Phân tích lời thoại, việc làm của mỗi nhân vật?
III. Luyện tập:
1. Tóm tắt Văn bản.
 + Trên đường về thăm cha mẹ, chàng đánh bọn cướp Phong Lai cứu Kiều nguyệt Nga.
+ Nghe tin mẹ mất chàng bỏ thi về chịu tang và bị mù, lần lượt bị Trịnh Hâm, Bùi Kiệm, cha con Võ Công hãm hại.
+ Tưởng Vân Tiên chết, Nguyệt Nga thề thủ tiết suốt đời. Nhảy sông tự tử khi bị triều đình bắt nàng cống cho giặc.
+ Vân tiên được cứu, thi đỗ trạng nguyên và được cử đi dẹp giặc, trên đường đánh giặc, chàng gặp Nguyệt Nga.
+ Bọn gian thần đều bị trừng trị.
2. Phân tích lời thoại:
a. Lục Vân Tiên: thẳng thắn mộc mạc
- Khi gặp cướp: Cương quyết trừng trị.
- Khi gặp Kiều Nguyệt Nga: thắng thắn
b. Kiều nguyệt Nga: 
- Đoan trang, lễ giáo.
- Hàm ơn thì trả ơn.
Củng cố: 4P
Nhắc lại nội dung bài học.
Dặn dò.1P
- Học thuộc 10 câu thơ mà em yêu thích.
- Học ghi nhớ và phân tích được hình ảnh Lục Vân Tiên.
V. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 04/10/2013
Tiết thứ: 41
Ngày dạy: 16/10/2013
Bài: 
TỔNG KẾT TỪ VỰNG 
(TT)
I. Mục tiêu
- Hệ thống hoá kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9
- Vận dụng kiến thức đã học khi giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
1. Kiến thức
Nhắc lại một số khái niệm liên quan đến từ vựng.
2. Kỹ năng:
Các sử dụng từ hiệu quả trong nói, viết, đọc – hiểu văn bản và tạo lập văn bản.
3. Thái độ
Tích cực ôn luyện: Lý thuyết kết hợp thực hành 
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Giáo án
Học sinh: Soạn bài.
III. Phương pháp: Đàm thoại, câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề thảo luận.
IV. Tiến trình giờ dạy.
Ổn định: Kiểm tra sĩ số. 1P
Kiểm tra: Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập tiết trước. 7P
Bài tập 5 (c,d,e)
Bài tập 7 (c,d)
Bài mới
Giới thiệu:1P
Kiến thức về từ vựng rất phong phú. Tiết trước các em đã được ôn tập một số kiến thức. Hôm nay chúng ta lại tiếp tục tổng kết về từ vựng.
Các hoạt động
THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG I 7P
Cho HS:
- Nhắc lại khái niệm từ trái nghĩa?
- Phân biệt từ trái nghĩa?
Cho HS thảo luận nhóm.
- Sắp xếp cặp từ trái nghĩa theo nhóm?
+ Trái nghĩa lưỡng phân?
+ Trái nghĩa thang độ?
Nhận xét đánh giá nhóm.
VII. Từ trái nghĩa:
1. Khái niệm:Từ trái nghĩa: nghĩa trái ngược nhau.
2. Quan hệ trái nghĩa 
Bài 2: Xa – gần, xấu - đẹp, rộng – hẹp.
Bài 3: Phân loại từ trái nghĩa.
- Nhóm1: (trái nghĩa lưỡng phân: trái ngược nhau): sống – chết: chẵn – lẻ, chiến tranh – hoà bình.
- Nhóm 2: (trái nghĩa thang độ): già - trẻ: yêu – ghét, cao – thấp, nông – sâu, giàu – nghèo…
HOẠT ĐỘNG II10P
Cho HS:
- Nêu khái niệm?
- Điền từ vào sơ đồ?
Nhận xét kết quả hoạt động.
VIII. Cấp độ khái quát của nghĩa từ từ ngữ.
1. Khái niệm:
Nghĩa của 1 từ có thể rộng lớn hơn hay hẹp hơn nghĩa của 1 từ khác.
2. Điền từ
Từ
(Xét về đặc điểm, cấu tạo)
Từ ghép
Từ đơn
Từ phức
Từ láy
Láy hoàn toàn
Láy bộ phận
Ghép đẳng lập
Ghép chính phụ
Láy vần
Láy âm
HOẠT ĐỘNG III7P
? Thế nào là trường từ vựng
? Hãy phân tích nét độc đáo vè cách dùng từ ở đoạn trích?
- Nhận xét – Kết luận
IX. Trường từ vựng.
1. Khái niệm
- Trường từ vựng: tập hợp những từ có ít nhất 1 nét chung về nghĩa.
2. Nhận xét đoạn văn. 
- Trường từ vựng: tắm, bể.
- Tác dụng: Sinh động, có giá trị tố cáo mạnh mẽ hơn.
HOẠT ĐỘNG IV 10P
Cho HS:
- Nêu khái niệm?
- Điền từ vào sơ đồ?
- Chứng minh sự phát triển của từ : lấy ví dụ cụ thể?
Nhận xét kết quả hoạt động.
X. Sự phát triển của từ vựng.
1. Khái niệm
2. Chứng minh:
- Phát triển nghĩa mới: chuột, (dưa) chuột, (con) chuột (máy tính).
- Tăng số lượng từ ngữ:
+ Tạo từ ngữ mới: rừng phòng hộ, sách đỏ, thị trường tiền tệ, tiền khả thi….
+ Mượn tiếng nước ngoài: Hán, Ấn - Âu
3. Nhận xét sự phát triển của từ ngữ.
 Không có ngôn ngữ nào chỉ phát triển số lượng, tất cả đều phải phát triển nghĩa mới và từ mới.
Phát triển nghĩa mới
Các cách phát triển của từ vựng
Tăng số lượng từ ngữ
Vay mượn
Tạo từ mới
(ghép từ)
Thay nghĩa mới
Chuyển nghĩa
Hán
Hoán dụ
Ẩn dụ
Ẩn - Âu
Củng cố: 2P
Nhắc lại nội dung ôn tập.
Dặn dò: 1P
Học bài, làm bài tập còn lại và chuẩn bị bài mới: tổng kết từ vựng (tt)
V. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 04/10/2013
Tiết thứ: 42
Ngày dạy: 18/10/2013
Bài: 
ÔN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
I. Mục tiêu
Hệ thống các tác phẩm văn học thời kỳ trung đại.
1. Kiến thức
	- Nhắc lại nội dung và nghệ thuật các tác phẩm văn học trung đại.
	- Tóm tắt các đoạn trích.	
2. Kỹ năng
	- Phân tích được nhân vật trong tác phẩm.
	- Phân tích được nội dung, nghệ thuật các đoạn trích.
3. Thái độ: căm ghét cái xấu xa, quý trọng cái đẹp, cái cao cả, biết xót thương những hoàn cảnh éo le.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Giáo án.
Học sinh: Trả lời câu hỏi phần kiểm tra truyện trung đại.
III. Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề.
IV. Tiến trình giờ dạy.
Ổn định: Kiểm tra việc chuận bị của HS. 1P
Kiểm tra bài cũ: 5P
Nêu nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều ng

File đính kèm:

  • docTuần 9.doc
Giáo án liên quan