Đề thi đề nghị học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Võ Thị Ánh Tuyết

Câu 1. (3đ)

 Trong chương trình Ngữ văn lớp 9, em có học một tác phẩm, trong đó có hai câu thơ :

“Nhớ câu kiến nghĩa bất vi

Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”

 a. Hãy cho biết hai câu thơ ấy trích trong tác phẩm nào?

 b. Em hãy giới thiệu những nét chính về tác giả của tác phẩm đó.

 c. Em hiểu nghĩa của hai câu thơ như thế nào? Tác giả muốn gửi gắm điều gì qua hai câu thơ ấy?

Câu2: ( 2 đ )

 a/ Thành ngữ “Nói có sách, mách có chứng” và “Ông nói gà, bà nói vịt” liên quan đến phương châm hội thoại nào?

 b/ Cho biết 2 thành ngữ đó tuân thủ hay không tuân thủ phương châm hội thoại?

Câu 3. Tập làm văn Mấy điểm?

 Phân tích bài thơ “Đồng chí”, để chứng tỏ bài thơ đã diễn tả sâu sắc tình đồng chí cao quý của các anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp.

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 630 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi đề nghị học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Võ Thị Ánh Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD-ĐT ĐẠI LỘC 
 ĐỀ ĐỀ NGHỊ HỌC KÌ I (NĂM HỌC 2014-2015)
 MÔN : NGỮ VĂN: 9 (Thời gian : 90 phút )
 HỌ VÀ TÊN GV RA ĐỀ: VÕ THỊ ÁNH TUYẾT
 Trường THCS KIM ĐỒNG
MA TRẬN:
 MỨC ĐỘ
L. V. NỘI DUNG
CÂU SỐ
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
V.DỤNG THẤP
V.DỤNG CAO
TỔNG SỐ
 ĐIỂM
VĂN
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
1
a 1,0 đ
b (1,0 đ)
c (1,0 đ)
3 điểm
TIẾNG
VIỆT
Phương châm
hội thoại
2
a (1 đ )
b (1 đ )
2,0 điểm
 TẬP
LÀM
VĂN
Phân tích thơ
3
5,0 đ
5,0 điểm
TỔNG SỐ
3câu
 2,0 điểm
 2 điểm
 1 điểm
 5,0 điểm
 10 ĐIỂM
Câu 1. (3đ)
 Trong chương trình Ngữ văn lớp 9, em có học một tác phẩm, trong đó có hai câu thơ :
“Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”
 a. Hãy cho biết hai câu thơ ấy trích trong tác phẩm nào?
 b. Em hãy giới thiệu những nét chính về tác giả của tác phẩm đó.
 c. Em hiểu nghĩa của hai câu thơ như thế nào? Tác giả muốn gửi gắm điều gì qua hai câu thơ ấy?
Câu2: ( 2 đ )
 a/ Thành ngữ “Nói có sách, mách có chứng” và “Ông nói gà, bà nói vịt” liên quan đến phương châm hội thoại nào? 
 b/ Cho biết 2 thành ngữ đó tuân thủ hay không tuân thủ phương châm hội thoại?
Câu 3. Tập làm văn Mấy điểm?
 Phân tích bài thơ “Đồng chí”, để chứng tỏ bài thơ đã diễn tả sâu sắc tình đồng chí cao quý của các anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp.
___________________________________________________________
 Đáp án:
 a. Hai câu thơ trong đoạn “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”, trích trong tác phẩm truyện thơ “Lục Vân Tiên” của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. (1đ)
 b. Giới thiệu được những nét chính về cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu: (1đ)
 - Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), tục gọi là Đồ Chiểu, sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh); quê cha ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
 - Đỗ Tú tài năm 21 tuổi, nhưng 6 năm sau ông bị mù.
 - Sống bằng nghề dạy học và bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân.
 - Thực dân Pháp xâm lược Nam Kì, ông tích cực tham gia kháng chiến, sáng tác thơ văn khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân. Là nhà thơ lớn của dân tộc, để lại cho đời nhiều tác phẩm văn chương có giá trị nhằm truyền bá đạo lí và cổ vũ lòng yêu nước, ý chí cứu nước.
 c. Biết vận dụng kiến thức từ Hán – Việt để giải thích ý nghĩa hai câu thơ. Từ đó rút ra ý tứ của tác giả muốn gửi gắm qua hai câu thơ. (1đ)
 - Kiến: thấy (chứng kiến).
 - Ngãi: (nghĩa): lẽ phải làm khuôn phép cư xử.
 - Bất: chẳng, không.
 - Vi: làm (hành vi).
 - Phi: trái, không phải.
 * Từ đó ta có thể hiểu nghĩa của hai câu thơ là thấy việc hợp với lẽ phải mà không làm thì không phải là người anh hùng.
 * Qua hai câu thơ, tác giả muốn thể hiện một qua niệm đạo lí: người anh hùng là người sẵn sàng làm việc nghĩa một cách vô tư, không tính toán. Làm việc nghĩa là bổn phận, là lẽ tự nhiên. Đó là cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán.
Câu 2: 
a/ Thành ngữ “Nói có sách, mách có chứng” : liên quan đến phương châm hội thoại về chất. (0,25đ)
 và “Ông nói gà, bà nói vịt” : liên quan đến phương châm hội thoại quan hệ. (0,25đ)
b/ Thành ngữ “Nói có sách, mách có chứng”: tuân thủ phương châm hội thoại. (0,25đ)
 và “Ông nói gà, bà nói vịt” : không và tuân thủ phương châm hội thoại. (0,25đ)
Câu 3. 
 I/ NỘI DUNG: (4,5đ)
 A- Mở bài: (0,5đ)
 - Bài thơ ra đời năm 1948, khi Chính Hữu là chính trị viên đại đội thuộc Trung đoàn Thủ đô, là kết quả của những trải nghiệm thực, những cảm xúc sâu xa của tác giả với đồng đội trong chiến dịch Việt Bắc.
 - Nêu nhận xét chung về bài thơ (như đề bài đã nêu)
 B- Thân bài:
 1. Tình đồng chí xuất phát từ nguồn gốc cao quý (1đ)
 - Xuất thân nghèo khổ: Nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá
 - Chung lí tưởng chiến đấu: Súng bên súng, đầu sát bên đầu
 - Từ xa cách họ nhập lại trong một đội ngũ gắn bó keo sơn, từ ngôn ngữ đến hình ảnh đều biểu hiện, từ sự cách xa họ ngày càng tiến lại gần nhau rồi như nhập làm một: nước mặn, đất sỏi đá (người vùng biển, kẻ vùng trung du), đôi người xa lạ, chẳng hẹn quen nhau, rồi đến đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
 - Kết thúc đoạn là dòng thơ chỉ có một từ : Đồng chí (một nốt nhấn, một sự kết tinh cảm xúc).
 2. Tình đồng chí trong cuộc sống gian lao (1đ)
 - Họ cảm thông chia sẻ tâm tư, nỗi nhớ quê: nhớ ruộng nương, lo cảnh nhà gieo neo (ruộng nương gửi bạn, gian nhà không  lung lay), từ “mặc kệ” chỉ là cách nói có vẻ phớt đời, về tình cảm phải hiểu ngược lại), giọng điệu, hình ảnh của ca dao (bến nước, gốc đa) làm cho lời thơ càng thêm thắm thiết.
 - Cùng chia sẻ những gian lao thiếu thốn, những cơn sốt rét rừng nguy hiểm: những chi tiết đời thường trở thành thơ, mà thơ hay (tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh,) ; từng cặp chi tiết thơ sóng đôi như hai đồng chí bên nhau : áo anh rách vai / quần tôi có vài mảnh vá ; miệng cười buốt giá / chân không giày ; tay nắm / bàn tay.
 - Kết đoạn cũng quy tụ cảm xúc vào một câu : Thương nhau tay nắm lấy bàn tay (tình đồng chí truyền hôi ấm cho đồng đội, vượt qua bao gian lao, bệnh tật).
 3. Tình đồng chí trong chiến hào chờ giặc (1đ)
 - Cảnh chờ giặc căng thẳng, rét buốt : đêm, rừng hoang, sương muối.
 - Họ càng sát bên nhau vì chung chiến hào, chung nhiệm vụ chiến đấu : chờ giặc.
 - Cuối đoạn mà cũng là cuối bài cảm xúc lại được kết tinh trong câu thơ rất đẹp : Đầu súng trăng treo (như bức tượng đài người lính, hình ảnh đẹp nhất, cao quý nhất của tình đồng chí, cách biểu hiện thật độc đáo, vừa lãng mạn vừa hiện thực, vừa là tinh thần chiến sĩ vừa là tâm hồn thi sĩ,)
 C- Kết bài : (1đ)
 - Đề tài dễ khô khan nhưng được Chính Hữu biểu hiện một cách cảm động, sâu lắng nhờ biết khai thác chất thơ từ những cái bình dị của đời thường. Đây là một sự cách tân so với thơ thời đó viết về người lính.
 - Viết về bộ đội mà không tiếng súng nhưng tình cảm của người lính, sự hi sinh của người lính vẫn cao cả, hào hùng.
 II. Về hình thức: (0,5đ)
 - Bố cục bài chặt chẽ. Biết xây dựng luận điểm khi phân tích tác phẩm thơ.
 - Diễn đạt ý mạch lạc, có cảm xúc.

File đính kèm:

  • docNV91_KD1.doc
Giáo án liên quan