Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 38

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Mục tiêu chung

 - Nhận diện và hiểu được giá trị nội dung và nghệ thuật của một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.

 - Có tinh thần coi trọng nhân nghĩa, dám làm việc nghĩa và thái độ biết đáp nghĩa đền ơn.

2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

 a.Kiến thức

 - Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga

b. Kĩ năng

 - Biết đọc- hiểu một đoạn trích truyện thơ.

 - Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích.

 - Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa trong đoạn trích.

II. CHUẨN BỊ

GV: Tích hợp: tiếng Việt: trau dồi vốn từ.

HS: Đọc và trả lời các câu hỏi sgk.

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1746 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 38, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/ 10/ 2013
Ngày giảng: 15/ 10/ 2013
Bài 8
Tiết 38. Văn bản: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
( Trích Truyện lục Vân Tiên) ( tiếp theo)
Nguyễn Đình Chiểu
I. Mục tiêu cần đạt
1. Mục tiêu chung
	- Nhận diện và hiểu được giá trị nội dung và nghệ thuật của một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
	- Có tinh thần coi trọng nhân nghĩa, dám làm việc nghĩa và thái độ biết đáp nghĩa đền ơn.
2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
 a.Kiến thức
	- Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga
b. Kĩ năng
	- Biết đọc- hiểu một đoạn trích truyện thơ.
	- Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích.
	- Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa trong đoạn trích.
II. Chuẩn bị
GV: Tích hợp: tiếng Việt: trau dồi vốn từ.
HS: Đọc và trả lời các câu hỏi sgk.
III. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
 Đọc sáng tạo( giao nhiệm vụ); Phân tích và bình giảng, nêu vấn đề, thảo luận nhóm ( đặt câu hỏi, động não, chia nhóm)
IV. Các bước lên lớp
1. Tổ chức: Lớp 9a; lớp 9b:
2. Kiểm tra (5’)
H. Nêu một vài nét về tác giả và tác phẩm?
Trả lời
 Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ Nam Bộ, sống và sáng tác ở thời kì đau thương của dân tộc ta vào thế kỉ XI X
 Truyện Lục Vân Tiên ra đời vào khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX thể hiện rõ tư tưởng đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu muốn giử gắm qua tác phẩm.
 - GV gọi HS trả lời → GV nhận xét và cho điểm.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
HD 1. Khởi động ( 1’) 
	Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga là đoạn trích trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên. Tác phẩm nhằm ngợi ca & khẳng định đạo lí cao đẹp của con người, đề cao tinh thần nhân nghĩa.Vậy chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu tác phẩm để thấy được điều đó.
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
HĐ2. HDHS tìm hiểu văn bản
* Mục tiêu
 - Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga
* Cách tiến hành
- GV HD HS đọc: Chú ý chuyển giọng phù hợp những câu thơ kể chuyện, tả trậnđánh, cử chỉ và lời nói của hai nhân vật chính sau trận đánh.
- GV đọc mẫu → 2 HS đọc.
- GV nhận xét và uốn nắn cho HS.
H. Hình ảnh Lục Vân Tiên đánh cướp được tác giả tập trung miêu tả qua những hành động nào?
 + hành động: bẻ cây làm gậy
 Tả đột hữu xông
 Lời nói: Kêu rằng: bớ đảng hung.. 
H*. Em có nhận xét gì về những hành động của Lục Vân Tiên và nghệ thuật sử dụng?
 -> Hành động đánh cướp của Vân Tiên, là hành động của một người anh hùng, chàng chỉ có một mình trong khi bọn cướp đông người, gươm giáo đầy đủ.Đây là một hình ảnh đẹp – vẻ đẹp của một dũng tướng, kiên quyết quả cảm làm việc nghĩa.
- kể rất nhanh, rất ngắn gọn bằng so sánh với viên dũng tướng anh hùng Triệu Tử Long. 
H. Nếu chọn thơ đề tên cho bức tranh minh hoạ trong sgk thì em sẽ chọn lời thơ nào?
 “Vân Tiên tả đột hữu xông
Khác nào Triệu Tử phá vòng…”
H. Hãy tóm tắt nội dung cuộc trò chuyện giữa Vân Tiên với Nguyệt Nga?
 Sau khi đánh tan bọn cướp VT nghe tiếng khóc trong xe liền hỏi vọng vào. Từ trong xe NN giãi bày sự việc gặp nạn xin được đền ơn. VT gạt đi vì theo chàng: làm ơn há dễ trông người trả ơn.
H.Tìm những chi tiết miêu tả cách cư sử của Vân Tiên đối với Nguyệt Nga?
 Vân Tiên “ động lòng”
 An ủi “ ta đã trừ dòng lâu la”
 Khoan khoan ngồi đó chớ ra
Nàng là phận gái ta là phận trai
H*.Nhận xét của em về thái độ và hành động của LVT đối với Nguyệt Nga?
 - Thái độ cư xử bộc lộ tư cách con người chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, cũng rất từ tâm, nhân hậu.
GV:
 Thấy hai cô gái chưa hết hãi hùng, Vân Tiên động lòng tìm cách an ủi và ân cần hỏi han. Khi nghe họ nói muốn được trả ơnVân tiên đã gạt đi “ Khoan khoan ngồi đó chớ ra” ở đây một phần câu nệ lễ giáo phong kiến( nam nữ thụ thụ bất thân) nhưng chủ yếu là do đức tính khiêm nhường của chàng “ Làm ơn há dễ trông người trả ơn”. Chàng không muốn cái lậy tạ , từ chối lời mời về thăm nhà để cha nàng đền đáp và ở đoạn sau từ chối nhận chiếc trâm vàng, chỉ cùng nhau xướng hoạ một bài thơ.Dường như với Vân Tiên , làm việc nghĩa là bổn phận, là lẽ tự nhiên.
H.Theo em, nhân vật trong đoạn trích được miêu tả chủ yếu qua ngoại hình, nội tâm hay hành động?
- HS thảo luận nhóm bàn 1'
- các nhóm báo cáo
- GV :
 Nhân vật được miêu tả chủ yếu qua hành động, cử chỉ ,lời nói
 H. Qua tìm hiểu về nhân vật em hãy nhận xét chung gì về hình ảnh Lục Vân Tiên?
H. Hãy tìm những từ ngữ thể hiện lời nói và cử chỉ của Nguyệt Nga?
 Trước xe quân tử tạm ngồi 
Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa
 Làm con đâu dám cãi cha
Chút tôi liễu yếu đào thơ….
 Lâm nguy chẳng gặp giải nguy
Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi
Lấy chi cho phải tấm lòng cùng…
H*. Em có nhận xét gì về Nguyệt Nga qua lời giãi bày của nàng ?
- Lời lẽ của một cô gái khuê các, thuỳ mị, nết na, có học thức xưng hô “quân tử, tiện thiếp”; các nói năng văn vẻ ,dịu dàng, mực thước.
- Nguyệt Nga là người chịu ơn, nàng rất áy náy, băn khoăn tìm cách trả ơn, dù hiểu rằng có đền đáp mấy cũng là chưa đủ: “ Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi” và cuối cùng nàng đã gắn bó cuộc đời mình với chàng trai đó để giữ trọn ân tình, thuỷ chung.
H.Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào khi miêu tả nhân vật này?
 - NT miêu tả nhân vật qua hành động vả cử chỉ
HĐ3.HDHS Rút ra ghi nhớ
* Mục tiêu
 Trình bày được giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản.
* Cách tiến hành
H.Sau khi học song truyện em thấy truyện Lục Vân Tiên gần với loại truyện nào em đã học?
 Là loại truyện kể mang nhiều tính chất dân gian
H. Em có nhận xét gì về ngôn ngữ trong đoạn trích và nội dung mà văn bản thể hiện?
- HS thảo luận nhóm 8/ 3’
- Các nhóm báo cáo, nhận xét
- Gv chốt.
+ Ngôn ngữ mộc mạc bình dị, gần với lời nói thông thường và mang màu sắc Nam Bộ
+ Ngôn ngữ thơ đa dạng, phù hợp với diễn biến tình tiết
- HS đọc ghi nhớ sgk.
H. Nêu ý nghĩa của văn bản
 Đoạn trích ca ngợi phẩm chất cao đẹp của hai nhân vật và khát vọng hành đạo cứu người của tác giả.
HĐ4. HDHS Luyện tập
* Mục tiêu
 Đọc diễn cảm bài thơ
- HS đọc diễn cảm bài thơ.
- HS đọc, Gv nhận xét và uốn nắn.
I Đọc và thảo luận chú thích
II. Tìm hiểu văn bản
1. Nhân vật Lục Vân Tiên
 Bằng nghệ thuật miêu tả thông qua cử chỉ, hành động và lời nói, sử dụng ngôn ngữ mộc mạc gần với lời nói thường. Lục vân tiên là một hình ảnh đẹp dũng cảm, có tấm lòng hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm nhân hậu .
2. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga.
 Vẫn bằng nghệ thuật miêu tả nhân vật chủ yếu qua hành động, lời nói và cử chỉ, ngôn ngữ mộc mạc và bình dị. Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga là một cô gái thùy mị, nét na, một lòng tri ân người đã cứu mình.
III.Ghi nhớ
- NT.
- ND
IV.Luyện tập
Đọc diễn cảm bài thơ.
4. Củng cố( 1’)
 GV hệ thống lại bài theo nội dung học tập trên lớp trong hai tiết.
5. Hướng dẫn học tập(1’)
 - Về nhà học bài , đọc thuộc lòng bài thơ.
 - Chuẩn bị bài: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
 * Yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi sgk.

File đính kèm:

  • doctiet38.doc
Giáo án liên quan