Bài viết số 7 nghị luận văn học môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Hoàng Tân (Có đáp án)

A. Đề bài: Trình bày cảm nhận của em về khổ thứ 2 và 3 của bài thơ “ Sang thu”.

B. Yªu cÇu vÒ néi dung vµ biểu ®iÓm.

* Yêu cầu về kĩ năng

- Làm đúng kiểu bài nghị luận

- Bố cục ba phần rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng phù hợp, văn viết trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

* Yêu cầu về kiến thức: 8 điểm

1. Giới thiệu khái quát 1 điểm

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm 0,5

- Khái quát được giá trị của bài thơ: Bài thơ ngắn gọn, hàm súc nhưng đã ghi lại cảm nhận tinh tế của nhà thơ trong khoảnh khắc giao mùa, qua đó gửi gắm những suy ngẫm, triết lí thơ về con người và cuộc đời. 0,5

2. Phân tích bài thơ. 6.0 điểm

* Quang cảnh đất trời sang thu ( Phân tích khổ 2) 3,0

+ Sự ngỡ ngàng ban đầu đã nhường chỗ cho những cảm nhận tinh tế, cảnh vật mùa thu mới chớm với những bước đi rất nhẹ, rất dịu, rất êm. 1.0

+ Thiên nhiên, vạn vật có sự thay đổi: Sông dềnh dàng – chim vội vã. Thu đến, dòng sông trở lên thong thả, hiền hòa. Trái lại đàn chim lại “ vội vã” chuẩn bị cho chuyến bay tránh rét. Nhưng mới chỉ là sự “ bắt đầu” thôi chứ chưa thực sự “ vội vã”. 1.0

 + Cảm giác giao mùa được diễn tả rất thú vị bằng hình ảnh: Có đám mây mùa hạ; Vắt nửa mình sang thu – chưa phải đã hoàn toàn thu để có bầu trời thu xanh ngắt mấy tầng cao (Nguyến Khuyến) mà vẫn còn mây và vẫn còn tiết hạ, nhưng mây đã khô, sáng và trong. Sự giao mùa được nhân hoá thành dáng nằm duyên dáng vắt nửa mình sang thu khiến bức tranh thu trở nên sống động, có hồn. 1.0

 

docx2 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 187 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài viết số 7 nghị luận văn học môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Hoàng Tân (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND THỊ XÃ CHÍ LINH
Trường: THCS Hoàng Tân
	ĐỀ - 	HƯỚNG DẪN CHẤM
BÀI VIẾT SỐ 7: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
 Môn: Ngữ văn 9	 
NĂM HỌC 2016-2017
Đề bài: Trình bày cảm nhận của em về khổ thứ 2 và 3 của bài thơ “ Sang thu”.
Yªu cÇu vÒ néi dung vµ biểu ®iÓm.
* Yêu cầu về kĩ năng
- Làm đúng kiểu bài nghị luận
- Bố cục ba phần rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng phù hợp, văn viết trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
* Yêu cầu về kiến thức: 8 điểm
1. Giới thiệu khái quát
1 điểm
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
0,5 
- Khái quát được giá trị của bài thơ: Bài thơ ngắn gọn, hàm súc nhưng đã ghi lại cảm nhận tinh tế của nhà thơ trong khoảnh khắc giao mùa, qua đó gửi gắm những suy ngẫm, triết lí thơ về con người và cuộc đời.
0,5
2. Phân tích bài thơ.
6.0 điểm
* Quang cảnh đất trời sang thu ( Phân tích khổ 2) 
3,0
+ Sự ngỡ ngàng ban đầu đã nhường chỗ cho những cảm nhận tinh tế, cảnh vật mùa thu mới chớm với những bước đi rất nhẹ, rất dịu, rất êm.
1.0
+ Thiên nhiên, vạn vật có sự thay đổi: Sông dềnh dàng – chim vội vã. Thu đến, dòng sông trở lên thong thả, hiền hòa. Trái lại đàn chim lại “ vội vã” chuẩn bị cho chuyến bay tránh rét. Nhưng mới chỉ là sự “ bắt đầu” thôi chứ chưa thực sự “ vội vã”. 
 1.0
 + Cảm giác giao mùa được diễn tả rất thú vị bằng hình ảnh: Có đám mây mùa hạ; Vắt nửa mình sang thu – chưa phải đã hoàn toàn thu để có bầu trời thu xanh ngắt mấy tầng cao (Nguyến Khuyến) mà vẫn còn mây và vẫn còn tiết hạ, nhưng mây đã khô, sáng và trong. Sự giao mùa được nhân hoá thành dáng nằm duyên dáng vắt nửa mình sang thu khiến bức tranh thu trở nên sống động, có hồn.
 1.0
* Suy ngẫm triết lí về con người và cuộc đời.	( Phân tích khổ 3) 
3.0
 + Tả thực: Nắng cuối hạ còn nồng, còn sáng nhưng nhạt màu dần; mưa đã ít, sấm đã nhỏ, không xuất hiện đột ngột, có chăng chỉ ầm ì xa xa nên hàng cây đứng tuổi không bị giật mình. Cảnh vật sang thu nhẹ nhàng mà rõ ràng và chủ động. 
1.0
+ Ẩn dụ: 
- Sấm: biến cố bất thường xảy ra trong cuộc sống con người.
- Hàng cây đứng tuổi: Con người có tuổi, đã từng trải, già dặn, trưởng thành.
- Khi con người đã “ sang thu”, họ không còn sôi nổi, bồng bột như thời tuổi trẻ mà trở nên điềm đạm hơn, chín chắn hơn, bản lĩnh hơn.
 1.0
 - Bài thơ gợi liên tưởng đến sự sang trang của đất nước. Chiến tranh đã lùi xa, con người bước vào cuộc sống mới. Đó là lúc tất cả cùng chung tay xây dựng đất nước giàu đẹp hơn. Phải chăng nhà thơ muốn nhắc đến sức sống bền bỉ và kiên cường của dân tộc khi đã trải qua bao gian lao thử thách.
1.0
3. Kết luận: 
1 điểm
+ Khái quát đặc sắc nghệ thuật, nội dung của bài thơ.
0,5 
+ Liên hệ, đánh giá, nêu suy nghĩ của bản thân.
0,5 
*Yêu cầu về hình thức: 
2 điểm
- Viết đúng thể loại văn nghị luận về một đoạn thơ
- Văn viết rõ ràng, rành mạch.
- Lập luận chặt chẽ, luận cứ chính xác để làm rõ từng luận điểm.
- Đảm bảo liên kết chặt chẽ, logic.
- Trình bày sạch sẽ, khoa học, không mắc lỗi chính tả.
- Mức tối đa: Đảm bào các yêu cầu về nội dung và hình thức trên.
- Mức chưa tối đa: Chưa đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức nêu trên.
 ( Giáo viên cần linh hoạt trong cách cho điểm, đặc biệt chú ý đến việc sử dụng yếu tố miêu tả.)
- Mức không đạt: Không làm bài hoặc lạc đề. 
Hết

File đính kèm:

  • docxbai_viet_so_7_nghi_luan_van_hoc_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_20.docx
Giáo án liên quan