Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 11

I. Mục tiêu

- Thấy được nguồn cảm hứng dạt dào của tác giả trong bài thơ viết về cuộc sống của người lao động trên biển cả những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Thấy được những nét nghệ thuật nổi bật về hình ảnh, bút pháp nghệ thuật, ngôn ngữ trong một sáng tác của nhà thơ thuộc thế hệ trưởng thành trong phong trào Thơ mới.

1. Kiến thức

- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn

2. Kỹ năng

- Đọc – hiểu một tác phẩm thơ hiện đại.

- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.

- Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động của tác giả được đề cấp đến trong tác phẩm.

 

doc9 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1811 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Cảm hứng sang tạo?
- Câu thơ nào gợi hình ảnh người lao động và công việc của họ?
=> Nhận xét gì về ngôn ngữ, nhịp điệu cách gieo vần, hình ảnh của câu thơ đó?
? Vẻ đẹp của hình ảnh thơ hiện lên ntn?
- Cảnh vào đêm?
- Nhận xét phép liện tưởng của nhà thơ?
=> Sự kết hợp giữa 3 yếu tố: cánh buồm, gió khơi, câu hát cho ta cảm nhận điều gì?
? Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển được tác giả gởi tả ntn?
- Con người và công việc?
- Thái độ của họ với công việc?
=> Gợi tả tâm trạng ntn? Cách thể hiện của nhà thơ có gì đặc biệt?
? Hình ảnh các loài cá
- Câu thơ nào gợi tả về hình ảnh các loại cá?
- Nhận xét gì về cách phối màu, gieo vần của nhà thơ? 
=> Nhận xét thành công trong nghệ thuật dùng từ của tác giả?
? Em hãy điểm lại các biện pháp ngệ thuật mà tác giả sử dụng trong bài?
Âm hưởng?
Cách gieo vần?
Các biện pháp nghệ thuật khác?
? Nêu nội dung của bài thơ?
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Mạch thơ và bố cục.
a. Mạch thơ: Theo khung cảnh không gian và thời gian tuần hoàn theo vũ trụ.
- Không gian: biển rộng bao la, mặt trời, trăng…
- Thời gian: cảnh hoàng hôn … cảnh bình minh.
b. Bố cuc: 3 Phần.
- P1: 2 khổ đầu: Cảnh lên đường và tâm trạng náo nức của con người.
- P2: 4 khổ tiếp: Cảnh hoạt động của đoàn thuyền đánh cá vào ban đêm.
- P3: khổ cuối: Cảnh đoàn thuyền trở về trong buổi bình minh.
2. Phân tích.
a. Hình ảnh con người lao động trong sự hài hòa cùng thiên nhiên.
- Cảm hứng sáng tạo: lao động và thiên nhiên.
- Hình ảnh người lao động và công việc của họ:
+ Câu hát căng buồm…
+ Thuyền ta lái gió với buồm trăng.
 Lướt giữa may cao với biển bằng.
+ Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
- Sự hài hòa giữa thiên nhiên và người lao động:
+ Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi.
+ Gió làm lái, trăng làm buồm, gõ nhịp là trăng, sao.
=> Hình ảnh người lao động và thiên nhiên là cảm hứng lãng mạn thể hiện niềm tin vào cuộc sống.
b. Vẻ đẹp của hình ảnh thơ:
- Cảnh biển vào đêm:
“Mặt trời xuống biển … đêm sập cửa”.
+ Phép liên tưởng: Vũ trụ là ngôi nhà lớn, màn đêm là cửa, song là then cài, mặt trời là bếp lửa.
“Câu hát căng buồm cùng gió khơi”.
+ Sự kết hợp độc đáo: cánh buồm, gió khơi, câu hát 
=> Hình ảnh khỏe mà lạ, con người hòa hợp với thiên nhiên.
- Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển.
+ Con người làm chủ công việc.
“Dàn đan thế trận lưới vây giăng”
+ Say mê công việc:
“Ta hát bài ca gọi cá vào…
… Ta kéo xoăn tay chùm các nặng…”
=> Gợi tâm trang say sưa, hào hứng và lãng mạn của con người trước công việc.
- Hình ảnh các loài cá:
+ “ … như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng”
+ “ … cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe”
+ “ Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông”
+ “Mắt cá huy hoàng muôn dăm phơi”
 Cách giêo vần tạo sự vang xa bay bổng và từ ngữ gợi màu sắc lung linh, huyền ảo, tăng thêm sự giàu có của biển và vẻ đẹp lộng lẫy của cá.
=> Ngôn ngữ gợi hình sáng tạo chắp cánh cho hiện thực bay bổng, kỳ ảo, làm đẹp thêm cuộc sống và thiên nhiên.
3. Tổng kết:
a. Nghệ thuật: 
- Âm hưởng: khỏe khoắn, sôi nổi, phơi phới, bay bổng, qua lời thơ dõng dạc, nhịp điệu như khúc hát (bốn lần lặp từ hát) 
- Cách gieo vần: Thanh bằng xen lẫn thanh trắc và vần cách tạo sự vang xa…
- Cách nói khoa trương và biện pháp ẩn dụ, nhân hóa tạo bức tranh kỳ vĩ, hào hùng, lac quan.
b. Nội dung: 
- Bài ca lao động trong xã hội mới, 
- Bức tranh tráng lệ lộng lẫy.
- Sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên.
HOẠT ĐỘNG III
Chia lớp làm hai nhóm.
Nhóm 1:
Phân tích khổ thơ đầu?
Từ ngữ 
Ý nghĩa
Nhóm 2:
Phân tích khổ thơ cuối?
Từ ngữ 
Ý nghĩa
Giáo viên nhận xét hoạt động của học sinh.
III. Luyện tập:
1. Phân tích khổ thơ đầu và cuối:
a. Khổ thơ đầu: “ Mặt trời … gió khơi”
- Bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ mà ấm áp
- Đoàn thuyền đánh cá ra khơi và con người say mê công việc.
b. Khổ thơ cuối:
“ Câu hát căng …dặm phơi”
- Thiên nhiên tươi sáng, lộng lẫy.
- Đoàn thuyền hùng vĩ và niềm vui chiến thắng của con người.
Củng cố:
Qua bài học em có suy nghĩ gì về con người lao động? 
Để thể hiện điều đó tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì?
Dặn dò.
- Học ghi nhớ và thuộc khổ thơ 3, 4, 5.
- Chuận bị bài: Bếp lửa. 
V. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 22/10/2013
Tiết thứ: 50, *
Ngày dạy: 30/10/2013
Bài: 
TỔNG KẾT TỪ VỰNG
(Từ tượng thanh, tượng hình, một số phép tu từ từ vựng)
I. Mục tiêu
Tiếp tục hệ thống hoá kiến thức đã học về từ vựng và một số phép tu từ từ vựng.
1. Kiến thức
- Các khái niệm từ tượng thanh, từ tượng hình: phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
- Tác dụng của việc sử dụng các từ tượng hình, từ tượng thanh và phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật.
2. Kỹ năng
- Nhận diện từ tượng hình, từ tượng thanh. Phân tích giá trị của các từ tượng hình, từ tượng thanh trong văn bản.
- Nhận diện các phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ trong một văn bản. Phân tích tác dụng của các phép tu từ trong văn bản cụ thể.
3. Thái độ: Tích cực thực hành, gìn giữ vốn từ và sử dụng từ ngữ đúng ý nghĩa.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Giáo án
Học sinh: soạn bài.
III. Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề …
IV. Tiến trình giờ dạy.
Ổn định: Kiểm tra sĩ số. 1P
Kiểm tra bài cũ: 7P
Nêu cách trau dồi vốn từ? cho ví dụ?
Bài mới
Giới thiệu: 1P
Để tiếp tục củng cố cho các em kiến thức về từ vựng, hôm nay chúng ta lại tiếp tục tổng kết về từ vựng về từ tượng thanh, tượng hình và một số phép tu từ vựng đã học.
Các hoạt động
THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG I 16P
? Cho học sinh trình bày khái niệm
- Từ tượng thanh?
- Từ tượng hình?
? Cho HS tìm tên loài vật là từ tượng thanh?
? Tìm từ tượng hình trong đoạn văn và nêu giá trị sử dụng?
I. Từ tượng thanh và từ tượng hình.
1. Khái niệm:
- Từ tượng thanh: Là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
- Từ tượng hình: Là những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
2. Tên loài vật là từ tượng thanh
 Tắc kè, tu hú, chèo bẻo, quốc, mèo, bắt cô trói cột, bò, cành cạch.
 3. Từ tượng hình và giá trị sử dụng 
 - Các từ tượng hình: lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ
 - Giá trị diễn đạt: Mô tả hình ảnh đám mây cụ thể, sống động.
HOẠT ĐỘNG II 60P
Cho học sinh trình bày các khái niệm: 
So sánh?
Nhân hóa?
Hoán dụ?
Ẩn dụ?
Nói quá?
Nói giảm, nói tránh?
Điệp ngữ?
Chơi chữ?
Giáo viên nhận xét đánh giá
Hết tiết 1
Cho HS tìm nét nghệ thuật độc đáo của câu thơ? 
ẩn dụ?
So sánh?
Nói quá?
Nói quá?
Chơi chữ?
Cho HS tìm nét nghệ thuật độc đáo của câu thơ? 
Điệp ngữ?
Nói quá?
So sánh?
Nhân hóa?
Ẩn dụ?
II. Một số phép tu từ từ vựng.
1. Khái niệm.
- So sánh: là biện pháp tu từ dùng đối tượng này để làm nổi bật đặc trưng của đối tượng khác
- Nhân hóa: Nhân hóa là gọi hoặc tả đồ vật, con vật, cây cối, loài vật ,. bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi hoặc tả người ;làn cho thé giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người
- Hoán dụ: là biện pháp dùng tên gọi của đối tượng này thay thế cho tên gọi của đối tượng khác trên cơ sở liên tưởng mối liên hệ lôgic khách quan giữa hai đối tượng
- Ẩn dụ: là biện pháp dùng tên gọi của đối tượng này làm tên gọi của đối tượng khác dựa trên sự liên tưởng về mối tương đồng giữa hai đối tượng về mặt nào đó
- Nói quá: phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm
- Nói giảm nói tránh: Dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển; tránh cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự
- Điệp ngữ: Lặp đi lặp lại một từ, ngữ hoặc câu để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh
- Chơi chữ: Lợi dung đặc sắc về âm, về nghĩa , tạo sắc thái dí dỏm hài hước làm câu văn hấp dẫn thú vị
2. Nét nghệ thuật độc đáo của câu thơ.
a) ẩn dụ:
- Hoa, cánh: TK và cuộc đời
- Cây, lá: Gia đình Kiều
=> Mong manh trước bão tố cuộc
b) So sánh: Tiếng đàn của Tk với tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió thoảng, tiếng trời đổ mưa 
=> Miêu tả sinh động làm rõ hơn các cung bậc âm thanh.
c. Nói quá: Tài và sắc của TK 
=> Thể hiện đầy ấn tượng nhân vật tài, sắc vẹn toàn
d. Nói quá: Kiều và Thúc Sinh tuy gần nhau về khoảng cách địa lý nhưng xa nhau về thân phận và cảnh ngộ.
 e) Chơi chữ: tài và tai
3. Nét độc đáo trong câu thơ
a. Điệp ngữ: còn và từ đa nghĩa: say sưa : Say rượu, say tình
=> Thể hiện tình cảm mạnh mẽ mà kín đáo
b. Nói quá: Sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn
c. So sánh: Âm thanh và đường nét cảnh vật
d. Nhân hóa: Trăng là người 
=> Trăng sống động, có hồn và gắn bó với con người hơn.
e. Ẩn dụ: Mặt trời – em bé 
=> sự gắn bó giữa con với mẹ, đó là nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng niềm tin của mẹ vào ngày mai
Củng cố: 4P
Nhắc lại nội dung ôn tập?
Dặn dò: 1P
- Học nội dung vừa ôn
- Chuẩn bị bài: Tổng kết từ vựng (luyện tập tổng hợp)
V. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 22/10/2013
Tiết thứ: 51
Ngày dạy: 01/11/2013
Bài: 
NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I. Mục tiêu
- Mở rộng kiến thức về văn bản tự sự đã học.
- Thấy được vai trò của nghị luận trong văn bản tự sự.
-Biết cách sử dụng yếu tố nghị luận trong bài văn tự sự.
1. Kiến thức
- Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
- Mục đích của việc sử dụng yếu tố nghị luậ trong văn tự sự.
- Tác dụng của các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
2. Kỹ năng
- Nghị luận trong khi làm văn tự sự.
- Phân tích được các yếu tố nghị luận trong một văn bản tự sự cụ thể.
3. Thái độ: Tích cực thảo luận nắm kiến thức và áp dụng trong thực hành làm bài văn tự sự.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Giáo án.
Học sinh: Soạn bài.
III. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề …
IV. Tiến trình giờ dạy.
Ổn định: Kiểm tra sĩ số, chuẩn bị của HS.1P
Kiểm tra: 
Bài mới
Giới thiệu: 1P
Trong văn bản tự sự không chỉ có yếu tố miêu tả mà còn cả nghị luận vậy thế nào là nghị luận trong văn bản tự sự ? Yếu tố nghị luận có tác dụng gì ? Chúng ta hãy vào bài học hôm nay.
Các hoạt động
THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG I 30P
Cho HS đọc ví dụ và t

File đính kèm:

  • docTuần 11.doc