Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 5

I. Mục tiêu

- Bước đầu làm quen với thể loại tùy bút thời kỳ trung đại.

- Cảm nhận được nội dung phản ánh xã hội của tùy bút trong Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.

- Thấy được đặc điểm nghệ thuật độc đáo của truyện.

1. Kiến thức

- Sơ giản về thể loại tùy bút thời trung đại.

- Cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê - Trịnh. - Những đặc điểm nghệ thuật của một văn bản viết theo thể loại tùy bút thời trung đại ở Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.

2. Kỹ năng

- Đọc – hiểu một văn bản tùy bút thời trung đại.

- Tự tìm hiểu một số địa danh, chức sắc, nghi lễ thời Lê – Trịnh.

 

 

doc9 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 3293 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh Sâm .
=> Chúa ăn chơi xa xỉ.
=> Cách kể và tả rất kỉ lưỡng, cụ thể, chân thực, khách quan → Cuộc sống xa hoa hưởng lạc của chúa Trịnh Sâm.
3. Những việc làm của bọn quan lại.
- Bọn quan lại “Vừa ăn cướp, vừa la làng”
→ Bọn hoạn quan ỷ thế nhà chúa hoành hành , tác oai tác quái trong nhân dân.
- Tác giả đưa chuyện nhà mình vào→ Tăng sức thuyết phục, tạo độ tin cậy, đồng thời tỏ thái độ phê phán và bất bình.
4. Tổng kết.
Nghệ thuật miêu tả sinh động.
Chọn lọc chi tiết tiêu biểu
Lựa chọn ngôi kể phù hợp.
*.Ghi nhớ ( SGK )
Củng cố: 3P
Qua bài học em có suy nghĩ gì về bọn vua quan thời phong kiến?
Dặn dò. 2P
- Học ghi nhớ.
- Chuận bị: Hoàng lê nhất thống chí 
V. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 08/9/2013
Tiết thứ: 22,23
Ngày dạy: 
Bài: 
 HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ 
 ( Hồi thứ 14) 
 Ngô Gia Văn Phái
I. Mục tiêu
- Bước đầu làm quen với tiểu thuyết chương hồi.
- Hiểu được diễn biến truyện, giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
1. Kiến thức
- Những hiểu biết chung về nhóm tác giả thuộc Ngô gia văn phái, về phong trào Tây Sơn và người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm viết theo thể loại tiểu thuyết chương hồi
- Một trang sử oanh liệt của dân tộc ta : Quang Trung đại phá 20 vạn quân Thanh, đánh đuổi giặc xâm lược ra khỏi bờ cõi.
2. Kỹ năng
- Quan sát các sự việc được kể trong đoạn trích trên bản đồ
- Cảm nhận sức trỗi dậy kì diệu của tinh thần dân tộc, cảm quan hiện thực nhạy bén, cảm hứng yêu nước của tác giả trước những sự kiện trọng đại của dân tộc.
- Liên hệ những nhân vật, sự kiện trong đoạn trích với những văn bản liên quan.
3. Thái độ: biết ơn các anh hùng vì nghĩa lớn chống giặc ngoại xâm, căm ghét bọn phản động.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Các tư liệu về tác giả, tác phẩm
Học sinh: Đọc, trả lời câu hỏi SGK
III. Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề.
IV. Tiến trình giờ dạy.
Ổn định: kiểm tra sĩ số (1p)
Kiểm tra bài cũ: 5P
- Chúa Trịnh được là đối tượng như thế nào?
- Suy nghĩ của em về tình trạng đất nước lúc đó?
Bài mới
Giới thiệu:
Chia tay với chúa Trịnh ăn chơi xa hoa và bọn quan lại sách nhiễu báo hiệu trước 1 kết cục diệt vong và kết cục đó đã xảy ra. Phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra rầm rộ đập tan các thế lực phong kiến thối nát bạo tàn. Điều đó đã được ghi lại trong bộ tiểu thuyết lịch sử rất nổi tiếng đó là "Hoàng Lê nhất thống chí"
Các hoạt động
THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG I 10 P
Cho HS tìm hiểu tác giả và tác phẩm, thể loại
- Ngô thì Chí (1758-1788) làm quan dưới thời Lê chiêu Thống
- Ngô thì Du (1772-1840) làm quan dưới thời Nguyễn.
- Giới thiệu sơ lược về tác phẩm?
(Thể Chí: Một thể vừa có tính văn học và lịch sử).
- Cho học sinh đọc giải thích các từ khó?
I.Tìm hiểu chung
1. Tác giả :
 Một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì ở Thanh Oai – Hà tây
2. Tác phẩm :
- Viết bằng chữ Hán. Gồm 17 hồi.
- Đoạn trích thuộc hồi thứ 14
- Thể loại: Tiểu thuyết lịch sử chương hồi
- PTBĐ: tự sự, miêu tả
3. Các từ khó:
HOẠT ĐỘNG II 29 P
Giới thiệu cách đọc và cho HS đọc
Văn bản có thể chia làm mấy phần? Đó là những phần nào? Nêu ND mỗi phần?
II. Đọc – Tìm bố cục.
Đọc – Tóm tăt VB
Bố cục
P 1: Từ đầu “ ... Mậu Thân 1788”: Quang Trung tiến quân ra Bắc dẹp giặc
P 2: TT “....kéo vào thành”: Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của Quang Trung.
P 3: Còn lại “....”: Sự đại bại của quân Thanh và sự thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống.
Tiết 2 - HOẠT ĐỘNG III 30 p
Tóm tắt đoạn trích (hồi 14)
Hình ảnh người anh hùng hiện lên từ những chi tiết nào?
+ Khi nghe tin báo giặc Thanh xâm lấn?
+ Trên đường hành quân?
=> Thể hiện đức tính ntn?
+ Tổ chức tấn công ntn?
+ Kết quả của trận đánh?
=> Nhận xét ntn về cách tổ chức và cách đánh giặc?
=> Làm cách nào mà tác giả cho ta như được chứng kiến một trận đánh trước mắt?
=> Em có nhận xét chung về vua Quang Trung ntn?
- Hình ảnh của bọn giặc ntn?
+ Khi thắng thế?
+ Khi thất thế?
Thảo luận: 3 phút
Tại sao chúng lại nhận kết quả như vậy? Trong lịch sử dân tộc có cuộc chiến nào như thế?
Hình ảnh bọn bán nước ntn?
Nêu nghệ thuật kể chuyện?
Nêu ND của đoạn trích?
Cho HS đọc ghi nhớ SGK?
Đọc – Hiểu văn bản:
Hình tượng người anh hùng:
a. Nghe tin cấp báo
 -Tức giận định cầm quân đi ngay
 -Lên ngôi hoàng đế để yên lòng dân
 - Xuất quân ra trận.
b. Trên đường hành quân :
 - Mời Ng . Thiếp đến hỏi tình hình
 - Kén thêm lính , dụ binh sĩ
 - Tha tội cho Lân, Sở
 - Sắm sửa lễ cúng tết
 - Phân cho Ngồ Thì Nhậm chuẩn bị bang giao với nhà Thanh.
 - Hẹn ngày mồng 5 vào thành ăn tết
=> Có trí tuệ, độ lượng, biết nhìn xa trông rộng.
c. Chiến công đại phá quân Thanh - Chia 5 đạo quân, QT trực tiếp cưỡi voi chỉ huy mũi tiến công: 
 - Trận Phú Xuyên: Bắt sống toàn bộ quân do thám.
 -Trận Hà Hồi: Vào đêm mồng 3 tết. Bao vây, doạ -> Giặc xin hàng.
- Trận Ngọc Hồi: Mờ sáng mồng 5 Chia nhiều mũi quân- bao vây- ghép ván phủ rơm,dàn trận chữ nhất -> Quân Thanh đại bại.
=> Cách đánh: Bí mật, bất ngờ, công phu, quyết liệt. Địch không có đường lui. Thắng lợi. Ít thương vong.
=>Trần thuật cụ thể, miêu tả tỉ mỉ trong lời nói , hành động , trận đánh
=> QT là người mạnh mẽ , quyết đoán, trí tuệ sáng suốt, tài dụng binh như thần, nhạy bén. Là người tổ chức và linh hồn của chiến công vĩ đại 
2.Hình ảnh bọn cướp nước , bán nước
a. Bọn cướp nước: 
- Khi thắng thế:
+ Quân sĩ mải ăn chơi.
+ Tướng kêu căng, chủ quan
- Khi thất thế: Sợ mất mật tranh nhau chạy về nước giẫm đạp lên nhau mà chết
=> Hèn nhát, thất bại thảm hại. Việc làm của chúng là phi nghĩa.
b. Bọn bán nước :
- Chạy bán sống, bán chết 
- Cướp thuyền qua sông, phải nhịn đói 
 => Nhục nhã.
3. Tổng kết:
 - NT: kể, miêu tả chân thực, sinh động.
- ND: Toát lên h/a người anh hùng áo vải oai phong, lẫm liệt và sự thất bại thảm hại của bọn cướp và bán nước. 
* Ghi nhớ: SGK trang 72
HOẠT ĐỘNG IV 10 p
Viết đoạn văn miêu tả chiến công của quân ta?
HS viết và đọc trước lớp
Cho HS nhận xét bài của bạn
Luyện tập.
Các ý chính của đoạn văn
Tối 30 mở tiệc khao quân
Chia quân làm 5 đạo 
Ngày mồng 3 đánh đồn Hà Hồi
Ngày mồng 5 đánh đồn Ngọc Hồi
Trưa mồng 5 vào thành
Củng cố: 4P
Nhân xét về hình ảnh anh hùng Nguyễn Huệ trong đoạn trích
Phát biểu cảm nhận của em về đoạn trích sau khi đã học?
Dặn dò: 1P
Học bài,chuẩn bị bài “Truyện Kiều”
Chú ý phần tác giả và tóm tắt tác phẩm
V. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 09/9/2013
Tiết thứ: 24
Ngày dạy: 
Bài: 
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
I. Mục tiêu
Nắm được thêm hai cách quan trọng để phát triển từ vựng tiếng Việt và tạo từ ngữ mới và mượn từ ngữ của nước ngoài.
1. Kiến thức
- Sự biến đồi và phát triển nghĩa của từ ngữ
- Hai phương thức biến đổi nghĩa của từ
2. Kỹ năng
- Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản
- Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ
3. Thái độ
Trân trọng tiếng mẹ đẻ và sử dụng từ mượn một cách hợp lý.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Giáo án, phương tiện dạy học
Học sinh: Soạn bài, phương tiện học.
III. Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề.
IV. Tiến trình giờ dạy.
Ổn định. Kiểm tra sĩ số. 1P
Kiểm tra bài cũ: 5P
Thế nào là cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp? Cho ví dụ?
Bài mới
Giới thiệu
Từ vựng ngữ nghĩa tiếng việt rất phong phú tuy nhiên nó không dừng lại ở đấy mà luôn luôn phát triển không ngừng. Vậy sự phát triển đó như thế nào chúng ta hãy vào bài học hôm nay
Các hoạt động
THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG I 15P
- Hs thảo luận (7p) câu hỏi SGK. 
- Giải thích các từ kinh tế?
- Giải nghĩa các từ xuân, tay?
- Vậy có phương thức chuyển nghĩa? Đó là phương thức nào nào? Tác dụng của cách đó?
(Phát triến từ vựng)
- Gọi hs đọc ghi nhớ
I.Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ
1.Ví dụ1 :
Từ Kinh tế 
 - Kinh tế: “Kinh bang tế thế” - trị nước cứu đời
- Kinh tế : Hoạt động sản xuất, trao đổi, phân phối, sử dụng của cải vật chất
 => Nghĩa của từ không phải là bất biến , nó có thể thay đổi theo thời gian
2. Ví dụ 2.
a. Xuân 1; Mùa xuân (nghĩa gốc)
 Xuân 2 : Tuổi trẻ (Nghĩa chuyển ) → Phương thức ẩn dụ
b-Tay 1 : Bộ phận của con người để cầm nắm ( nghĩa gốc )
- Tay 2 : Người giỏi về một lĩnh vực nào đó (nghĩa chuyển ) → Phương thức hoán dụ 
=> Có 2 phương thức chuyển nghĩa:
- Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ.
- Chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.
* Ghi nhớ SGK trang 56
HOẠT ĐỘNG II 20P
Cho HS phân biệt nghĩa gốc nghĩa chuyển của từ chân?
Cho HS xác định nghĩa của từ trà và trà a-ti-sô, trà hà thủ ô, trà sâm …?
Cho HS xác định nghĩa của từ đông hồ và đồng hồ điện, đồng hồ nước?
Cho HS xác định nghĩa của từ hội chứng , ngân hàng, sốt, vua và Hội chứng sau chiến tranh, hội chứng suy giảm kinh tế, ngân hàng máu, đề thi, dữ liệu, vua dầu mỏ, vua ôtô, vua bóng đá …
T/g gọi Bác Hồ là mặt trời dựa trên nét tương đồng giữa 2 đối tượng được hình thành theo cảm nhận của nhà thơ. Sự chuyển nghĩa ở đây chỉ có tính chất lâm thời. Nó không làm cho từ đó có thêm nghĩa mới và không thể đưa vào giải thích trong từ điển.
II.Luyện tập :
1. BT1 :
a. Chân ( nghĩa gốc ) 
b. Chân (nghĩa chuyển ) → Hoán dụ 
c, d : chân ( nghĩa chuyển ) → Ẩn dụ
2. BT 2:
Từ trà: trà a-ti-sô, trà hà thủ ô, trà sâm … được dùng với nghĩa chuyển – là sản phẩm thực vật, được chế biến thành dạng khô, dùng để pha nước uống – chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ.
3. BT3: 
Đồng hồ điện, đồng hồ nước … khí cụ để đo có bề ngoài giống đồng hồ - phương thức chuyển ẩn dụ.
4. BT4:
Hội chứng là tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh: Hội chứng suy giảm miễn dịch, 
=>Nghĩa chuyền: tập hợp nhiều hiện tượng: Hội chứng sau chiến tranh, hội chứng suy giảm kinh tế
- Nghĩa gốc: Ngân hàng là tổ chức hoạt động kinh tế trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng
=>Nghĩa chuyền: ngân hàng, kho chứa…: ngân hàng máu, đề thi, dữ liệu…
- Nghĩa gốc: Sốt là tăng nhiệt độ cơ thể quá mức, 
=>Nghĩa chuyền là tăng đột ngột nhu cầu, giá tăng nhanh như sốt giá cả, sốt đất…
- Nghĩa gốc vua đứng đầu nhà nước quân chủ 

File đính kèm:

  • docTuần 5.doc