Giáo án Văn học Lớp 9 - Chương trình cả năm

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH.

 

 A.Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh:

1 - Kiến thức: Giúp HS thấy được vẻ đẹp trong phong cách sống và làm việc của Hồ Chí Minh. Sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.

 2- Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích văn bản .

 3- Giáo dục : Tình cảm kính yêu, tự hào, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại.

B. CHUẨN BỊ:

 1. Thầy : Đọc, soạn văn bản, ảnh chân dung Hồ Chí Minh.

 2. Trò : Học bài cũ, đọc soạn văn bản .

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

1. Ổn định tổ chức :

2. Kiểm tra bài cũ: Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh được thể hiện như thế nào?

3. Bài mới : GV giới thiệu :

 

 

 

 

 

 

 

CH: Nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh được thể hiện ở những khía cạnh nào?

HS : Thảo luận – trả lời.CH: Em hình dung thế nào về cuộc sống của vị Chủ tịch nước? Liên hệ với tổng thống các nước?

HS : Thảo luận – Nhận xét.

 

CH : Hãy nêu cảm nhận của em về lối sống của Bác?

HS : Nêu cảm nhận của bản thân.

CH : Để làm nổi bật lối sống giản dị của Hồ Chí Minh, tác giả sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì?

HS : Thảo luận – Trả lời.

CH : Hãy nêu điểm giống và khác nhau giữa Bác với Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm?

HS : Thảo luận – Trả lời.

- Giống: giản dị, thanh cao.

- Khác: Bác sống cùng với nhân dân và chia sẻ khó khăn với họ.

CH: Học sinh phải học tập theo gương Bác Hồ như thế nào?

HS: Thảo luận – báo cáo.

 

 

CH : Hãy nêu các thủ pháp nghệ thuật tác giả sử dụng trong văn bản?

HS : Thảo luận – Trả lời.

 

CH : Hãy nêu nội dung chính của văn bản?

HS : Đọc ghi nhớ- Trả lời.

 

 

 

GV : Hướng dẫn cách kể.

HS : Kể những câu chuyện mà các em biết.

GV : Nhận xét. I. Đọc – Chú thích.

II. Tìm hiểu văn bản.

1. Kiểu văn bản.

2. Bố cục.

3. phân tích (tiếp)

b. Nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh.

- Bác sống rất giản dị :

+ Nơi ở: nhà sàn đơn sơ, mộc mạc.

+ Ăn: rau luộc, cháo hoa, cá kho.

+ Trang phục : áo trấn thủ, dép cao su, bộ bà ba nâu.

- Hồ Chí Minh tự nguyện chọn lối sống giản dị, thôn quê, dân dã.

 

- Nghệ thuật so sánh.

 

 

 

* Lối sống của Bác là sự kế thừa và phát huy những nét đẹp của những nhà văn hoá dân tộc, nét đẹp thời đại gắn với nhân dân.

 

c. Ý nghĩa của việc học tập, rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh.

- Sống và làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại.

- Tự tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống có văn hoá.

4. Tổng kết.

a. Nghệ thuật.

- So sánh.

- Kể kết hợp với lập luận.

b. Nội dung.

 Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.

III. LUYỆN TẬP.

 Kể lại những câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của Hồ Chí Minh.

 

doc450 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Văn học Lớp 9 - Chương trình cả năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thơ trên?
CH: Xác định và gạch chân những chữ có chức năng gieo vần ở mỗi đoạn? Nhận xét cách gieo vần đó?
HS : Đọc, thảo luận, trình bày.
 Nhận xét, bổ sung. 
 GV : Nhận xét, đánh giá.
GV: Đọc thơ của các tác giả.
CH: Nhận xét về số chữ trong mỗi dòng ở mỗi đoạn thơ trên?
CH: Xác định và gạch chân những chữ có chức năng gieo vần ở mỗi đoạn? Nhận xét cách gieo vần đó?
HS : Đọc, thảo luận, trình bày.
 Nhận xét, bổ sung. 
 GV : Nhận xét, đánh giá.
CH : Dựa vào khổ thơ cho trước hãy hoàn thiện khổ thơ bằng một câu thơ ?
HS : Chuẩn bị - Trình bày
GV : Nhận xét, bình chọn.
CH : Dựa vào khổ thơ cho trước hãy hoàn thiện khổ thơ bằng một câu thơ ?
HS : Chuẩn bị - Trình bày
GV : Nhận xét, bình chọn.
GV : Dựa vào khổ thơ cho trước hãy hoàn thiện khổ thơ bằng một câu thơ ?
HS : Chuẩn bị - Trình bày
GV : Nhận xét, bình chọn.
GV : Tổ chức HS tập làm thơ theo đề tài: Bạn bè, thày cô, mái trường.
GV : Động viên khích lệ, sửa chữa để có được những vần thơ hay.
HS : Chuẩn bị – Trình bày.
I. Tìm hiểu một số đoạn thơ 8 chữ.
1. Thơ Thế Lữ.
Nét mong manh thấp thoáng cánh hoa bay.
Cảnh cơ hàn nơi nước đọng bùn lầy
Thú sán lại mơ hồ trong ảo mộng
Chí hăng hái ganh đua đời náo động
Tôi đều yêu, đều kiếm, đều say mê.
 ( Cây đàn muôn điệu )
2. Xuân Diệu.
 Cây bên đường trụi lá đứng tần ngần
 Khắp xương nhánh chuyển một luồng tê tái
 Và giữa vườn im hoa run sợ hãi
 Bao nỗi phôi pha, khô héo rụng rời.
 ( Tiếng gió ).
3. Hàn Mặc Tử 
Cứ để ta ngất ngư trên vũng huyết
Trải niềm đau trên mảnh giấy mong manh
Đừng nắm lại nguồn thơ ta đang siết
Cả lòng ta trong mớ những rung rinh. 
à Thơ 8 chữ thường được sử dụng vần chân một cách linh hoạt, có vần trực tiếp tạo vần ở hai câu thơ đi liền nhau: Sau- bao, Quang – mang, Có vần gián cách : Huyết- siết, Ta – da.
II. Viết thêm một câu thơ để hoàn thiện khổ thơ.
 Cành mùa thu đã mùa xuân nẩy lộc.
 Hoa gạo nở rồi, nở cả bến sông
 Tôi cũng khác xa so lần gặp trước.
...
Gợi ý : Bởi đời tôi cũng đang chảy.
 Sao thời gian cũng đang chảy.
 Biết làm thơ chưa hẳn là thi sĩ
 Như người yêu khác hắn với tình nhân
 Biển dù nhỏ không phải là ao rộng.
...
Gợi ý : - Chợt quen nhau chưa thể gọi..
 - Một cảnh hoa đâu đã gọi..
 - Mùa đông ơi sao đã gọi..
 ( Đỗ Bạch Mai, trước dòng sông ).
Có lẽ anh sẽ tuột khỏi tay em
Những trái chín chắt chiu từ đất mẹ
Những trái chín lần buồn vui tuổi trẻ.
............................?
Gợi ý : Ai hái tặng ai để nhớ.
 Tôi thẫn thờ nắm cành táo.
* Các câu thơ trong nguyên tác :
- Mà sông bình yên nước chảy theo dòng.
- Một cành đào chưa thể gọi mùa xuân.
- Tôi nắm chặt hơn cành táo nhọn gai.
III. Thực hành tập làm thơ 8 chữ theo đề tài.
* Gợi ý : 
1. Nhớ trường 
Nơi ta đến hằng ngày quen thuộc quá
Sân trường mênh mông, nắng cũng mêng mông
Khăn quàng tung bay, rực rỡ sắc hồng
Xa bạn bè sao bỗng thấy bâng khuâng.
2. Nhớ bạn
Ta chia tay nhau phượng đỏ đầy trời,
Nhớ những ngày tháng rộn ràng tiếng cười vui
Và nhớ những đêm lửa trại tuyệt vời
Quây quần bên nhau long lanh lệ rơi.
3. Con sông quê hương.
Con sông quê ru tuổi thơ trong mơ
Giữa những hoàng hôn ngời lên ánh mắt
Gặp nhau hồn nhiên, nụ cười rất thật
Để mai ngày thao thức viết thành thơ.
4. Củng cố:
- Hệ thống kiến thức bài.
- Thực hành tập làm thơ tám chữ.
- Nhận xét giờ học.
 5. Hướng dẫn học bài:
- Học bài.
- Khuyến klhích học sinh làm thơ tám chữ.
- Giờ sau : Hướng dẫn đọc thêm : Những đứa trẻ.
Tuần 18 Ngày soạn:	
Tiết 88, 89 Ngày dạy:
NHỮNG ĐỨA TRẺ
( Hướng dẫn đọc thờm)
 (Trớch thời thơ ấu)
Mục tiờu cần đạt: 
1. Kiến thức : Cảm nhận được tấm lòng, tâm hồn trong trắng, sống thiếu tình thương và hiểu rõ nghệ thuật kể chuyện của tác giả trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật.
2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng đọc, kể và phân tích tác phẩm tự sự.
3. Giáo dục : Lòng nhân ái.
Chuẩn bị: 
Giỏo viờn: Giỏo ỏn, sỏch giỏo khoa, cỏc tư liệu liờn quan...
Học sinh: Vở soạn, vở ghi, sỏch giỏo khoa, cỏc tư liệu liờn quan...
Cỏc bước lờn lớp:
1Ổn định: 
2Kiểm tra bài cũ: Túm tắc truyện ngắn Cố Hương của Lỗ Tấn.
3.Bài mới: 
Hoạt động 1. Đọc, tìm hiểu chung về văn bản.
* Tác giả: Mác- xim Go-rơ-ki (1868-1936) là nhà văn Nga, tên thật là A-lếch-xây Pê-scốp. Ông sinh trưởng ở thành phố Ni-giơ-ni Nô-vơ-gơ-rốt, trong một gia đình lao động nghèo.
- Go-rơ-ki đã trải qua tuổi ấu thơ cay đắng, tủi nhục. Bố mất sớm, mẹ đi lấy chồng khác, A-li-ô-sa ở với ông bà ngoại. Do cảnh nhà ngày càng túng thiếu, A-li-ô-sa phải bỏ học, tự kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau. Năm 16 tuổi, A-li-ô-sa đi Can-dan, ước mơ vào đại học nhưng vì không có tiền nên lại phải tiếp tục đi làm nuôi thân.
Các tác phẩm chính: bộ ba tiểu thuyết tự thuật Thời thơ ấu (1913-1914), Kiếm sống (1915-1916), Những trường đại học của tôi(1923), Người mẹ (1906-1907), Cuộc đời Clim Xam-ghin (1925-1936).
GV hướng dẫn học sinh đọc, chú ý những câu đối thoại.
GV: Đoạn trích có thể chia làm mấy phần?
Hoạt động 2. Đọc- hiểu văn bản
GV: Vì sao đại tá ốp-xi-an-ni-cốp lại không cho A-li-ô-sa chơi với những đứa trẻ con ông ta?
- Hai gia đình thuộc hai thành phần xã hội khác nhau, một bên là dân thường, một bên là quan chức giàu sang nên ốp-xi-an-ni-cốp không cho những đứa trẻ chơi với nhau.
GV: Dù bị cấm đoán, vì sao những đứa trẻ vẫn tìm dến nhau?
- Ba đứa trẻ nhà ốp-xi-an-ni-cốp: Do A-li-ô-sa từng góp sức cứu đứa nhỏ khi nó bị rơi xuống giếng nên chúng hiểu được lòng tốt của cậu.
-A-li-ô-sa: Sống trong cảnh gian khổ, tủi cực nhưng A-li-ô-sa không cảm thấy xa lạ với những đứa trẻ hàng xóm.
- Qua trò chuyện, chú biết chúng tuy sống trong cảnh giàu sang nhưng cũng không sung sướng gì (mẹ chết, sống với gì ghẻ, bị bố cấm đoán đánh đòn). Hoàn cảnh sống thiếu tình thương giống nhau khiến A-li-ô-sa thân thiết với mấy đứa trẻ kia.
GV: Trước khi quen thân, A-li-ô-sa đã biết được gì về những đứa trẻ hàng xóm?
- A-li-ô-sa chưa hiểu gì về chúng, thậm chí còn không phân biệt được đứa này với đứa kia: “Chúng cùng mặc áo cánh, quần dài màu xám, cùng đội mũ như nhau”.
GV: Hình ảnh so sánh “Chúng ngồi sát vào nhau như những chú gà con” thể hiện điều gì?
- Hình ảnh so sánh chính xác khiến ta liên tưởng đến cảnh lũ gà con sợ hãi co cụm vào nhau khi nhìn thấy diều hâu.
- Chi tiết đó thể hiện sự thông cảm của A-li-ô-sa đối với nỗi bất hạnh của những người bạn mới.
GV: Hãy thử diễn tả lại cảm xúc và suy nghĩ của A-li-ô-sa khi đại tá ốp-xi-an-ni-cốp xuất hiện, đuổi mấy đứa trẻ vào nhà.
- Khi đại tá ốp-xi-an-ni-cốp xuất hiện, mắng, những đứa trẻ lặng lẽ đi vào nhà khiến A-li-ô-sa liên tưởng chúng giống như những con ngỗng ngoan ngoãn.
- Đây cũng là một so sánh rất chính xác, vừa thể hiện dáng dấp bề ngoài của những đứa trẻ, vừa cho thấy thế giới nội tâm của chúng. Bị bố áp chế, chúng trở nên nhút nhát và cam chịu. Một lần nữa, A-li-ô-sa tỏ thái độ thông cảm với những người bạn của mình.
GV: Trong tác phẩm (nhất là trong đoạn trích này), truyện đời thường và truyện cổ tích được lồng vào nhau rất khéo. Em hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó.
HS trả lời, GV giảng.
Hoạt động 3. Tổng kết
GV hướng dẫn HS tổng kết theo hai ý:
-Sự rung cảm trước những tâm hồn tuổi thơ trong trắng, sống thiếu tình thương.
-Nghệ thuật kể chuyện của nhà văn.
I Tìm hiểu chung về tác phẩm:
1 Tác giả - tác phẩm
* Tác giả: Mác- xim Go-rơ-ki (1868-1936) là nhà văn Nga.
* Tác phẩm
Thời thơ ấu gồm mười ba chương, là cuốn đầu tiên trong bộ ba tiểu thuyết nói trên. Phần này chủ yếu thuật lại quãng thời thơ ấu gian khổ của Go-rơ-ki trong khoảng thời gian sống cùng ông bà ngoại.
2. Đọc
3. Bố cục
Đoạn trích có thể chia làm ba phần:
- Phần một (từ đầu đến “đầu đội chiếc mũ xù lông”): tình bạn tuổi thơ trong trắng.
- Phần hai (tiếp đến “Cấm không được đến nhà tao!”): Tình bạn bị cấm đoán.
- Phần 3 (còn lại): Tình bạn vẫn tiếp tục.
II. Đọc-hiểu văn bản
1. Những đứa trẻ sống thiếu tình thương.
- Bọn trẻ có hoàn cảnh sống khác nhau.
- Bọn trẻ vẫn thương yêu nhau dù bị ngăn cấm.
2. Những quan sát và nhận xét tinh tế.
- Trước khi quen thân A-li-ô-sa không biết gì về lũ trẻ.
- Bọn trẻ sợ hãi, nỗi bất hạnh luôn ngự trị trong lòng chúng.
-> A-li-ô-sa thông cảm trước nỗi bất hạnh của bọn trẻ.
3. Chuyện đời thường và chuyện cổ tích.
- Chi tiết về mụ dì ghẻ: khi nghe những đứa trẻ hàng xóm nhắc đến chuyện dì ghẻ, A-li-ô-sa liên tưởng ngay đến nhân vật dì ghẻ độc ác trong chuyện cổ tích.
- Chi tiết về người “mẹ thật”: A-li-ô-sa nói với lũ trẻ: “Mẹ thật của các cậu thế nào rồi cũng sẽ về, rồi các cậu xem”. Khi những đứa trẻ thắc mắc, cậu lại nói: “Trời ơi, biết bao nhiêu lần những người chết, thậm chí đã bị xả ra từng mảnh, mà chỉ cần vẩy cho ít nước phép là sống lại”. 
- Hình ảnh người bà nhân hậu: Bà ngoại của A-li-ô-sa là người rất nhân hậu. Trong đoạn trích này, mỗi lần A-li-ô-sa nhắc đến bà ngoại là để nói bà thường kể chuyện cổ tích chú nghe. Chú lại đem những câu chuyện ấy kể cho các bạn, chỗ nào quên lại chạy về hỏi bà. Khi đứa con đại tá khái quát: “Có lẽ tất cả các bà đều tốt, bà mình trước cũng rất tốt” thì trước mắt chúng ta như hiện lên hình ảnh các nhân vật bà nội, bà ngoại trong chuyện cổ tích.
III. Tổng kết
Trong đoạn trích Những đứa trẻ, bằng tài kể chuyện giàu hình ảnh, đan xen chuyện đời thường với chuyện cổ tích, Mác-xim Go-rơ-ki đã thuật lại hết sức sinh động tình bạn thân thiết của ông hồi nhỏ với những đứa trẻ sống thiếu tình thương bên hàng xóm, bất chấp những cản trở trong quan hệ xã hội lúc bấy giờ.
4. Củng cố: Khái quát nội dung bài học.
5. Dặn dò: Học và chuẩn bị bài mới.
Tuần 18 Ngày soạn:	
Tiết 90 Ngày dạy:
Trả bài kiểm tra tổng hợp
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm, củng cố các kiến thức về phần Ngữ văn.
- Qua bài kiểm tra, giáo viên đánh giá được kết quả của học sinh về tri thức, kỹ năng, thái độ, để có định hướng khắc phục những điểm còn yếu.
- Giáo dục ý thức làm bài cho HS.
B. Chuẩn bị của thầy trò:
-Thầy: Chấm bài.
-Trò: Xem lại bài.
C.Tổ chức các hoạt động dạy học 
1. ổn định tổ chức 
2.Trả bài.
HĐ 1: - Cho học sinh đọc đề : chỉ ra c

File đính kèm:

  • docGiao an Van 9 chuan.doc