Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 19

I. Mục tiêu

- Có hiểu biết bước đầu về nhà văn Lỗ Tấn và tác phẩm của ông.

- Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Cố hương

1. Kiến thức

- Những đóng góp của Lỗ Tấn vào nên văn học Trung Quốc và văn học nhân loại.

- Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới.

- Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm.

- Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện Cố hương.

2. Kỹ năng

- Đọc – hiểu văn bản truyện hiện nước ngoài.

- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.

- Kể và tóm tắt được truyện.

 

doc11 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1928 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 19, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
?
- Nêu nội dung văn bản?
- Trình bày các biện pháp nghệ thuật của văn bản?
- Cho HS đọc ghi nhớ SGK
b. Trên đường xa quê.
- Thời gian: lúc hoàng hôn.
- Phương tiện: Trên thuyền.
- Nghĩ về tương lai: đã hy vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư; Hoàng và Thủy sinh không giống như tôi và Nhuận Thổ.
- Nghĩ về con đường: “Vốn kỳ thực trên mặt đất làm gì có đường. Người ta đi mãi thành đường thôi” 
=> Con người phải tự tìm tòi và giải thoát cho chính mình.
4. Tổng kết:
a. Nội dung:
- Phản ánh xã hội phong kiến tàn tạ
- Người nông dân bị tha hóa cực độ.
- Khuyên con người tự cứu lấy mình.
b. Nghệ thuật:
- Hồi ức và đối chiếu: Cảnh thay đổi của làng quê, còn người bị bần cùng hóa.
- Xây dựng nhân vật điển hình.
* Ghi nhớ 
HOẠT ĐỘNG III
III. Luyện tập.
1. Bài tập 1: Chọn đoạn văn và học thuộc: “Đã gọi là hy vọng … đi mãi thì thành đường thôi”.
2. 
Sự thay đổi của nhân vật Nhuận Thổ
Nhuận Thổ lúc còn nhỏ
Nhuận Thổ lúc “tôi” trở về
Hình dáng
-Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên.
-Một đứa bé, cổ đeo vòng bạc, tay lăm lăm cầm chiếc đinh ba, đang cố sức đâm theo một con tra.
Da vàng sạm, thêm nếp răn sâu hoắm, đội chiếc mũ lông chiên rách bươm, người co ro cúm rúm…
Giọng nói
- Kể việc đi bẫy chim, bắt cá nhảy, nhặt vỏ sò … một cách hồn nhiên
Thưa ; ái chà; bẩm vất vả lắm; … cung kính phân biệt giai cấp
Thái độ với “tôi”
Khóc không chịu về - Thân mật như anh em
Nét mặt vừa hớn hở vừa thê lương, môi mấp máy… . Rồi bỗng anh lấy một dáng diệu cung kính, chào rất rành mạch: “Bẩm ông”.
Tính cách
Nhanh nhẹn, hoạt bát như một anh hùng.
=> Hèn nhát, mụ mẫm 
Củng cố:
Qua bài học em có suy nghĩ gì về người nông dân thời phong kiến suy tàn?
Dặn dò.
- Học ghi nhớ.
- Chuận bị: Những đứa trẻ. 
V. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 12/12/2013
Tiết thứ: 84
 Ngày dạy: 18/12/2013
Bài: 
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG 
(PHẦN TIẾNG VIỆT)
I. Mục tiêu
Trình bày được sự khác biệt giữa phương ngữ mà học sinh đang sử dụng với phương ngữ khác và ngôn ngữ toàn dân thể hiện qua những từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất,….
1. Kiến thức
- Từ ngữ địa phương chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất…
- Sự khác biệt giữa các từ ngữ địa phương.
2. Kỹ năng
- Phân biệt một số từ ngữ thuộc các phương ngữ khác nhau.
- Phân tích tác dụng của việc sử dụng phương ngữ trong một số văn bản.
3. Thái độ.
Trân trọng tiếng mẹ đẻ, sử dụng hợp lý giữa từ địa phương và từ toàn dân.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Giáo án
Học sinh: Soạn bài.
III. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề …
IV. Tiến trình giờ dạy.
Ổn định: Kiểm tra việc chuẩn bị của HS. 1P
Kiểm tra: 5P
Sửa bài tập 5 SGK trang 159.
Bài mới
Giới thiệu: 1P
Chúng ta đã biết trong kho tàng từ vựng Tiếng Việt có lớp từ đặc biệt là từ ngữ địa phương. Vật chúng ta nên tìm hiểu một số từ địa phương khi chúng ta cần giao tiếp.
Các hoạt động.
THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG I5P
Cho HS đọc bài và xác định yêu cầu:
- Đối chiếu các từ ở bảng b,c để tìm ngôn ngữ toàn dân?
- Giải thích vì sao lại chọn một số từ của phương ngữ đó làm ngôn ngữ toàn dân?
3. Bài tập 3.
Lấy phương ngữ Bắc làm ngôn ngữ toàn dân:
Nguồn gốc dân tộc.
Nhiều người dùng
Địa phương nào cũng hiểu.
HOẠT ĐỘNG II 19P
Cho HS đọc bài và xác định yêu cầu: 
- Tìm từ địa phương?
- Nêu tác dụng khi dùng từ địa phương?
Nhận xét đánh giá kết quả của học sinh.
4. Bài tập 4.
- Các từ địa phương vùng Bắc trung bộ: chi (gì), rứa (thế), nờ (này), tui (tôi), cớ răng (tại sao ), ưng( bằng lòng), mụ( bà).
- Tố Hữu viết bài này nói về bà mẹ anh hùng ở Quảng Bình – dùng tiếng địa phương để thể hiện chân thực hơn về tình cảm, suy nghĩ, tính cách … làm tăng sự sống động, gợi cảm trong tác phẩm.
Củng cố: 3P
Nhắc lại nội dung vừa học?
Nêu cách dùng từ địa phương?
Dặn dò.1P
- Học bài và làm bài tập.
- Chuẩn bị: Ôn tập Tiếng Việt.
V. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 12/12/2013
Tiết thứ: 85
 Ngày dạy: 18/12/2013
Bài: 
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu
Nhận định, đánh giá, phân tích các tác phẩm (hoặc đoạn trích) văn học thời kỳ trung đại.
1. Kiến thức
	- Trình bày nội dung và nghệ thuật các tác phẩm văn học trung đại.
	- Tóm tắt các đoạn trích.	
2. Kỹ năng
	- Phân tích được nhân vật trong tác phẩm.
	- Phân tích được nội dung, nghệ thuật các đoạn trích.
3. Thái độ: chăm chỉ sửa chữa lỗi sai, phát huy cái làm được.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên. Giáo án
 2. Học sinh. Chuẩn bị giấy bút ghi chép.
III. Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề …
IV. Tiến trình giờ dạy.
1. Ổn định: kiểm tra sĩ số. 1p
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu: Qua bài kiểm tra văn học Trung Đại. Hôm nay các em nhận bài kiểm tra để đánh giá bài làm của mình và rút kinh nghiệp.
b. Các hoạt động
THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG I
Cho học sinh trình bày đáp án.
Giáo viên nhận xét và chỉnh sửa.
Đáp án bài kiểm tra văn
Đề 1: 
1. Trình bày nội dung và nghệ thuật tác phẩm “ Đồng chí” của Chính Hữu ? (3 đ )
- ND: Tình đồng chi của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lý tưởng chiến đấu được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng.
- NT: Thể hiện hình tượng người lính cách mạng và sự gắn bó keo sơn của họ qua những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
 2. Phân tích khổ thơ sau (2đ)
“ Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
 Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
 Câu hát căng buồm cùng gió khơi.”
 (Huy Cận - Đoàn thuyền đánh cá)
So sánh liên tưởng: mặt trời – hòn lửa, sóng – cài then, đêm – sập cửa.
Hình ảnh: đoàn thuyền – lại ra khơi.
Hành động: câu hát - căng buồm
=> Sự kỳ vĩ của vũ trụ trở thành thân quen, gần gũi. Con thuyền là hình ảnh thành trung tâm, bức tranh ra khơi khoáng đạt, hùng vĩ, mạnh mẽ. Sự say mê, lạc quan của con người lao động.
 3. Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong tác phẩm “Làng” của Kim Lân. (5đ)
- Ông phấn chấn vì toàn là tin tốt về chiến công kháng chiến.
- Ông tái tê khi nghe người ta nói làng Chợ Dầu của ông theo giặc “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân...lặng đi không thở được...”
- Đau đớn “nằm vật ra giường; rít lên: “- Chúng bay ăn miếng gì ... làm cái giống Việt gian bán nước ...”
- Tâm sự với con cho vơi nỗi lòng “Ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhỉ!”
- Bộc lộ rõ quan điểm: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”.
- Khoe với mọi người rằng Tây đốt nhà mình và nhiều nhà khác và làng Chợ dầu vẫn là làng kháng chiến.
=> Con người chất phác, yêu làng, yêu nước .
Đề 2: 
1. Trình bày nội dung và nghệ thuật tác phẩm “ Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận ? (3 đ )
- ND: Khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.
- NT: Có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh, bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo; có âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng, lạc quan.
 2. Phân tích khổ thơ sau (2đ)
 “ Không có kính không phải vì xe không có kính
 Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.”
 (Phạm Tiến Duật - Bài thơ về tiểu đội xe không kính)
Ngôn ngữ: Như khẩu ngữ.
Hình ảnh: Sự biến dạng của chiếc xe.
Tư thế: Ung dung
Thái độ: Nhìn thẳng
=> Sự tàn khốc của chiến tranh, thái độ ngang tàng như thách thức khó khăn, tư thế hiên ngang thể hiện bản lĩnh người lính, 
 3. Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong tác phẩm “Làng” của Kim Lân. (5đ)
- Ông phấn chấn vì toàn là tin tốt về chiến công kháng chiến.
- Ông tái tê khi nghe người ta nói làng Chợ Dầu của ông theo giặc “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân...lặng đi không thở được...”
- Đau đớn “nằm vật ra giường; rít lên: “- Chúng bay ăn miếng gì ... làm cái giống Việt gian bán nước ...”
- Tâm sự với con cho vơi nỗi lòng “Ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhỉ!”
- Bộc lộ rõ quan điểm: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”.
- Khoe với mọi người rằng Tây đốt nhà mình và nhiều nhà khác và làng Chợ dầu vẫn là làng kháng chiến.
=> Con người chất phác, yêu làng, yêu nước .
HOẠT ĐỘNG II
Cho học sinh trình bày đáp án.
Giáo viên nhận xét và chỉnh sửa.
Đáp án bài kiểm Tiếng việt
Đề 1:
Câu tục ngữ “Ăn cho nên đọi (chén/bát) nói cho nên lời” khuyên chúng ta thực hiện phương châm hội thoại nào? 2,0đ
Trả lời: khuyên chúng ta thực hiện phương châm hội thoại cách thức.
Câu thơ: 
“Ngày ngày mặt trời(1) đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời(2) trong lăng rất đỏ”
 (Viễn Phương, Viếng lăng Bác)
Từ nào được sử dụng bằng phương thức chuyển nghĩa? Đó là phương thức chuyển nghĩa nào? 2,0đ
Mặt trời (1) – nghĩa gốc.
Mặt trời (2) – nghĩa chuyển – Bác mang lại cuộc sống mới cho dân tộc và cả thể thới ngưỡng mộ Người. – phương thức ẩn dụ.
Thuật ngữ là gì? Cho ví dụ? 2,0đ
Khái niệm: là từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.
Ví dụ: số thập phân là phân số mà mâuc là lũy thừa của 10.
Sửa lỗi diễn đạt trong câu sau? Giải thích tại sao lại có lỗi này?
“Trong những năm gần đây, nhà trường đã đẩy mạnh quy mô đào tạo để đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội” 2,0đ
Sai từ “đẩy mạnh” – thúc đẩy cho phát triển nhanh lên. Không phù hợp với từ “ quy mô” – mở rộng hay thu hẹp.
Sửa lại : “Trong những năm gần đây, nhà trường đã mở rộng quy mô đào tạo để đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội”
Viết đoạn văn, chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng cách dẫn trực tiếp? Sau đó viết lại đoạn văn trên bằng lời dẫn gián tiếp? 2,0đ
a. Dần trực tiếp:
… Vũ Nương nhân đó đưa gởi một chiếc hoa vàng và dặn:
 - Nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn chút tình xưa nghĩ cũ …, tôi sẽ trở về.
b. Dẫn gián tiếp:
Vũ Nương nhân đó cũng đưa gửi một chiếc hoa vàng và dăn Phan nói hộ với chàng Trương (rằng) nếu chàng Trương còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, thì xin lập một đàn giả

File đính kèm:

  • docTuần 18.doc