Đề kiểm tra truyện trung đại môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)

II. Đề bài:

 Phần I: Trắc nghiệm. (2đ)

 * Chọn phương án đúng nhất.

Câu 1: “Truyền kì mạn lục” có nghĩa là gì?

• Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền.

• Ghi chép tản mạn những điều có thật xảy ra trong xã hội phong kiến.

• Ghi chép tản mạn những câu chuyện lịch sử của nước ta từ xưa đến nay.

• Ghi chép tản mạn cuộc đời của những nhân vật kì lạ từ trước đến nay.

Câu 2: Chi tiết nào nói lên sự sáng suốt của Quang Trung trong việc xét đoán và dùng người?

 A. Cách xử trí với các tướng sĩ tại Tam Điệp. B. Phủ dụ quân lính tại Nghệ An.

C. Thân chinh cầm quân ra trận. D. Sai mở tiệc khao quân.

Câu 3: Câu thơ “ Làn thu thủy, nét xuân sơn” có sử dụng nghệ thuật ẩn dụ.

• Đúng. B. Sai.

Câu 4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu văn sau.

Đặc sắc nhất về nghệ thuật trong tám câu thơ cuối của đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” là nghệ thuật

Câu 5: Nối cột A với cột B cho phù hợp.

Cột A Nối Cột B

1.Chị em Thúy Kiều a. Bức tranh mùa xuân tươi đẹp

2.Cảnh ngày xuân b. Thương cảm trước bi kịch nội tâm của con người.

3. Kiều ở lầu Ngưng Bích c. Tố cáo xã hội và cảm thương cho số phận bi thảm của người phụ nữ.

4 .Chuyện người con gái Nam Xương d. Khẳng định và ca ngợi vẻ đẹp của con người.

5. Hoàng Lê nhất thống chí

 

doc3 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 166 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra truyện trung đại môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI
Ma trận:
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Cộng
TN
TL
TN
TL
Thấp 
Cao
Chủ đề 1
-Truyền kì - Chuyện người con gái Nam Xương.
Nhận ra đặc điểm của TK và đánh giá về CNCGNX, TK
- Nhớ được nội dung tác phẩm
Câu số:
- 2 (C1,6)
- 0,5 
- 2
- 0,5
Chủ đề 2
-Truyện Kiều, 
- Nắm được giá trị nghệ thuật, nội dung
- Nhận diện được ý nghĩa của sự việc
- Hiểu được bút
pháp NT sử dụng trong đt “ Kiều ở..”
- Hiểu được giá trị TK, CNCG
NX.
- Hiểu bút pháp NT chủ yếu được sử dụng khi miêu tả TV, hai chị em Kiều
- Hiểu được giá trị nghệ thuật và nội dung đoạn tích “ Cảnh ngày xuân”
Vận dụng kiễn thức đã học để phân tích giá trị đoạn thơ
Nhận xét được bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong đoạn thơ, có liên hệ
Số câu:
 số điểm:
- 4
- 2đ
- 2
- 0,5đ
- 2
- 2đ
- 1
- 4đ
- 1
- 1đ
- 7
- 9,25
Hoàng Lê nhất thống chí
Số câu:
 số điểm:
 tỉ lệ %:
- 1
- 0,25đ
- 1
- 0,25đ
Tổng số câu:
số điểm
- 7
- 1,75
- 2
- 0,5đ
- 2
- 2đ
- 1
- 4đ
- 1
- 1đ
- 10
- 10
II. Đề bài: 
 Phần I: Trắc nghiệm. (2đ) 
 * Chọn phương án đúng nhất.
Câu 1: “Truyền kì mạn lục” có nghĩa là gì?
Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền.
Ghi chép tản mạn những điều có thật xảy ra trong xã hội phong kiến.
Ghi chép tản mạn những câu chuyện lịch sử của nước ta từ xưa đến nay.
Ghi chép tản mạn cuộc đời của những nhân vật kì lạ từ trước đến nay.
Câu 2: Chi tiết nào nói lên sự sáng suốt của Quang Trung trong việc xét đoán và dùng người?
 A. Cách xử trí với các tướng sĩ tại Tam Điệp. B. Phủ dụ quân lính tại Nghệ An.
C. Thân chinh cầm quân ra trận. D. Sai mở tiệc khao quân.
Câu 3: Câu thơ “ Làn thu thủy, nét xuân sơn” có sử dụng nghệ thuật ẩn dụ.
Đúng. B. Sai.
Câu 4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu văn sau.
Đặc sắc nhất về nghệ thuật trong tám câu thơ cuối của đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” là nghệ thuật 
Câu 5: Nối cột A với cột B cho phù hợp.
Cột A
Nối
Cột B
1.Chị em Thúy Kiều
a. Bức tranh mùa xuân tươi đẹp
2.Cảnh ngày xuân
b. Thương cảm trước bi kịch nội tâm của con người.
3. Kiều ở lầu Ngưng Bích
c. Tố cáo xã hội và cảm thương cho số phận bi thảm của người phụ nữ.
4 .Chuyện người con gái Nam Xương
d. Khẳng định và ca ngợi vẻ đẹp của con người.
5. Hoàng Lê nhất thống chí
II. Tự luận.
Câu 1 ( 3đ) Đọc đoạn văn sau:
	..“ Chàng vội gọi, nàng vẫn đứng ở giữa dòng mà nói vọng vào:
Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về chốn nhân gian được nữa”.
Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu xuất xứ của tác phẩm đó?
Phân tích ý nghĩa của lời thoại trong đoạn văn trên?
Câu 2: ( 5đ) Trình bày cảm nhận của em về bức tranh buổi sớm mùa xuân trong đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” – Truyện Kiều, Nguyễn Du.
III. Biểu điểm:
* Phần trắc nghiệm:
- Mức tối đa: Mỗi đáp án đúng được 0,25 đ.
Câu
1
2
3
4
5
Đáp án
A
A
A
Tả cảnh ngụ tình
1-d, 2- a, 3- c, 4- d
- Mức chưa tối đa: trả lời chưa chính xác từ đáp án theo đáp án trên. Mỗi ý sai trừ 0,25 đ.
- Mức không đạt: Trả lời sai tất cá các câu hoặc không trả lời.
Câu
Nội dung
Điểm tối đa
Câu 2
* Về nội dung:
2,5
a. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
0,5
- Đây là thiên thứ 16 của tập “ Truyền kì mạn lục” có nguồn gốc từ truyện cổ tích “ Vợ chàng Trương”
0,5
a. Đây là lời của Vũ Nương nói với Trương Sinh
0,5 đ.
- Vũ Nương là người trọng tình nghĩa. Tuy khao khát hạnh phúc trần gian nhưng vẫn không trở vì vì cảm tạ ơn cứu mạng của đức Linh Phi
0,5 đ.
- Là người nhân hậu, vị tha: trở về, tha thứ cho Trương Sinh và còn cảm tạ vì chàng đã lập đàn giải oan cho mình.
0,5 đ.
* Về hình thức: Đảm bảo các yêu cầu của 1 đoạn văn.
0,5
- Mức chưa tối đa: < 3 đ: Chưa đạt được đầy đủ các yêu cầu trên.
- Mức chưa đạt: Không làm đúng ý nào.
Câu 2
* Về nội dung: Đảm bảo được cơ bản các nội dung sau.
4 đ
a. Mở bài : 
1.0
- Giới thiệu chung về đoạn trích
- Cảm nhận chung về khung cảnh thiên nhiên được miêu tả trong đoạn trích
0,5
0,5
b. Thân bài : Khung cảnh ngày xuân
2.0
- Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân . Một bức tranh xuân tuyệt tác: 
 “Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
- Ngày xuân qua đi nhanh như chiếc thoi dệt vải trong khung cửi -> không khí rộn ràng, tươi sáng của cảnh vật trong mùa xuân, tâm trạng nuối tiếc ngày xuân trôi qua nhanh quá. 
-> Hai câu đầu vừa nói về thời gian mà còn gợi tả không gian mùa xuân.
1.0
- Hai câu còn lại là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.
“Cỏ non xanh tận chân trời.
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
 - Bát ngát trải rộng đến tận chân trời là thảm cỏ non tơ xanh rợn -> gam màu nền của bức tranh ngày xuân tươi đẹp. Sự phối hợp màu sắc của bức tranh thật hài hòa. Màu xanh non tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, cho sức sống đang lên , còn màu trắng là biểu tượng của sự trong trắng tinh khiết
Từ “điểm” dùng ở đây làm cho bức tranh thêm sinh động, có hồn.
 ( Chú ý so sánh với thơ cồ Trung Quốc: Phương thảo liên thiên bích. Lê chi sổ điểm hoa)
 .=> Bức tranh mùa xuân ở đây thật khoáng đạt, mới mẻ, tinh khôi, dạt dào sức sống trong một không khí trong lành, thanh thoát. 
1.0
3. Kết bài:
1.0
- Khái quát bức tranh mùa xuân
- Tài năng nghệ thuật và tình cảm của Nguyễn Du.
0,5
0,5
* Về hình thức và các tiêu chí khác: 
1.0
- Mức tối đa:
+ Viết thành đoạn văn hoặc bài văn ngắn.
+ Không sai lỗi chính tả và mắc lỗi diễn đạt.
- Mức không tối đa: Không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên
- Mức không đạt: Mắc quá nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
 Hết

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_truyen_trung_dai_mon_ngu_van_lop_9_co_dap_an.doc