Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 13 - Trường THCS Đạ Long
Văn bản:
LÀNG (Trích)
- Kim Lân -
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Có hiểu biết bước đầu về tác giả Kim Lân – một đại diện của thế hệ nhà văn đã có những thành công từ giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám.
- Hiểu và cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Làng.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện hiện đại.
- Đối thoại, độc thoại nội tâm; tự sự kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong vanư bản tự sự hiện đại.
- Tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu văn bản truyện hiện đại được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một tác phẩm truyện để cảm nhận một văn bản tự sự hiện đại.
3. Thái độ:
- Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước
n bản: Đoạn trích thể hiện tình cảm yêu làng, tinh thần yêu nước của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Nắm nội dung và ý nghĩa văn bản. Chú ý phân tích được diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc - Nhớ được một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc miêu tả tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện. - Soạn "Lặng lẽ Sa Pa" – Nguyễn Thành Long, chú phân tích được nhân vật anh thanh niên với lối sống, những phẩm chất cao đẹp. E. RÚT KINH NGHIỆM: ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. Tuần: 13 Ngày soạn: 10/11/2014 Tiết PPCT: 63 Ngày dạy: 12/11/2014 Tập làm văn: ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu được vai trò của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. - Biết viết văn bản tự sự có đối thoại và độc thoại nội tâm B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. - Tác dụng của việc sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. 2. Kỹ năng: - Phân tích được đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. - Phân tích vai trò của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. 3. Thái độ: - Có cái nhìn và sử dụng thích hợp đối với phương ngữ toàn dân và địa phương C. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp, giải thích minh họa, phân tích, phát vấn, thảo luận D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS - Lớp 9ª1: Sĩ số:.........., Vắng:...........(P:............,KP:............) - Lớp 9ª2: Sĩ số:.........., Vắng:...........(P:............,KP:............) 2. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS 3. Bài mới: - Nói đến tự sự, không thể không nói đến nhân vật. Nhân vật là yếu tố trung tâm của văn bản tự sự. Nhân vật tự sự được miêu tả trên nhiều phương diện: ngoại hình, nội tâm, hành động, ngôn ngữ, trang phụcPhần ngoại hình, trang phục chúng ta đã được tìm hiểu ở lớp dưới, còn bây giờ chúng ta đi vào tìm hiểu về ngôn ngữ. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY TÌM HIỂU CHUNG Gọi HS đọc đoạn trích sgk/176,177 và trả lời câu hỏi GV: Trong ba câu đầu đoạn trích,ai nói với ai ? HS: Miêu tả cuộc đối thoại của người phụ nữ tản cư.trong cuộc đối thoại này có ít nhất hai người tham gia GV: Dấu hiệu nào cho ta biết đó là một cuộc trò chuyện trao đổi qua lại? HS: Hai lượt lời đối thoại: GV: Lượt 1(người phụ nữ A):- Sao bảo làng chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà GV: Lượt 2 (người phụ nữ B):- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy GV: Câu “Hà, nắng gớm,về nào...” ông Hai nói với ai ? GV: Đây có phải là một câu đối thoại không ? Vì sao ? Trong đoạn trích còn có câu nào kiểu này không ? Hãy dẫn ra các câu đó ? HS: Câu nói trống không, bâng quơ của ông Hai. Câu nói này không hướng tới một người tiếp nhận cụ thể nào, cũng không có ai đáp lại. Do đó đây là một lời độc thoại. Câu độc thoại như vậy: “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm thế này” GV: Những câu như: Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu”là những câu ai hỏi ai ? Tại sao những câu này không có gạch đầu dòng như những câu đã nêu ở điểm (a) và (b)? HS: Đây là những câu ông Hai tự hỏi chính mình, chúng không phát thành tiếng mà chỉ là một mạch ngầm diễn ra trong đầu ông Hai, nó thể hiện tâm trạng đau đớn, dằn vặt của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc. Vì không thoát ra thành tiếng, không thốt thành lời như các lượt lời trong đối thoại nên những câu ấy không có gạch đầu dòng. Chúng là những câu độc thoại nội tâm * Thảo luận 4 nhóm - 5p : Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện diễn biến của câu chuyện và thái độ của những người tản cư trong buổi trưa ông Hai gặp họ ? Đặc biệt chúng đã giúp nhà văn thể hiện thành công những diễn biến tâm lý của nhân vật ông Hai như thế nào ? HS: Tạo cho câu chuyện có không khí gần gũi, thật như cuộc sống đang diễn ra trong thực tế, tạo tình huống để tác giả khai thác nội tâm nhân vật GV: Tóm lại thế nào là đối thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự ? HS: Rút ra kết luận GV chốt ý LUYỆN TẬP * Hs thảo luận nhóm – 3 phút bài tập 1/178 GV: Đoạn văn có mấy lời chào, mấy lời đáp ? GV: Nhận xét gì về lời đáp của ông Hai ? Tác dụng của hình thức đối thoại (Các đoạn văn tham khảo trong chương trình có sử dụng độc thoại nội tâm : - Mẹ tôi giọng khản đặc..khóc nhiều (Cuộc chi tay của những con búp bê, SGK Ngữ Văn 7 tập 1) - Anh bước vội vàng với những bước dài rồi dừng lại kêu to: ..buông xuống như bị gãy (Trích Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng) GV: hướng dẫn HS làm bài tập 2/178 Đoạn đầu: kể về kỉ niệm trường lớp đã qua Đoạn hai: kể về cuộc gặp gỡ, đối thoại với một bạn học gặp tại thời điểm đó Đoạn ba: những suy nghĩ của bản thân về người bạn đó, về thầy, cô giáo, . HƯỚNG DẪN TỰ HỌC GV gợi ý : Đối thoại: khi giao tiếp với ai, người hỏi, người trả lời, có dấu gạch đầu dòng trước các lượt lời. - Độc thoại :suy nghĩ của bản thân về vấn đề nào đó, những suy nghĩ đó được ghi lại, viết lại, được nói thành lời có gạch đầu dòng là độc thọai, những suy nghĩ ấy chỉ lóe ra trong đầu, không được ghi lại, không được nói thành lời là độc thoại nội tâm - Chuẩn bị bài Luyện nói: + Nhóm 1 lập đề cương cho câu 1/179 + Nhóm 2 lập đề cương cho câu 2/179 + Nhóm 3- 4 lập đề cương cho câu 3/179 I. TÌM HIỂU CHUNG: 1.Tìm hiểu yêú tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự a. Ví dụ: Đoạn trích Sgk/176, 177 + Hai lượt lời đối thoại: Lượt 1 (người phụ nữ A): - Sao bảo làng chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà Lượt 2 (người phụ nữ B): - Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy => Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. Trong văn bản, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp. + Câu “Hà, nắng gớm, về nào..” => Độc thoại + Những câu như: Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu” => Độc thoại nội tâm 2. Kết luận : - Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đều là ngôn ngữ của nhân vật, là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong tác phẩm tự sự - Độc thoại là lời của người nào đó nói với chính mình hoặc với ai đó trong tưởng tượng. Trong văn bản tự sự, khi độc thoại được nói thành lời thì phía trước có gạch đầu dòng ; khi độc thoại không thành lời thì đó là độc thoại nội tâm. Trong văn bản tự sự độc thoại nội tâm không có gạch đầu dòng. * Ghi nhớ: SGK/178 II. LUYỆN TẬP: Bài 1: SGK/178 - Nhân vật bà Hai có 3 lượt lời (1)- Này, thầy nó ạ. (2)- Thầy nó ngủ rồi à? (3)- Tôi thấy người ta đồn.. - Nhân vật ông Hai có 2 lượt lời (1), (2)- Gì?, (3)- Biết rồi! * Ông Hai bỏ lượt lời phải đáp lại bà Hai ở lần 1 thể hiện tâm trạng chán chường đến mức không muốn nói đến cái chuyện đang làm ông đau lòng ấy nữa -> Lượt lời 2,3 đều trả lời cộc lốc thể hiện sự miễn cưỡng của ông Hai khi buộc phải trả lời bà Hai Bài 2/178 : HS viết đoạn văn tự sự chủ đề về trường lớp, thầy cô, bạn bè có sử dụng yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC : - HS cần nắm khái niệm và hiểu được đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn tự sự. - Liên hệ thực tế sử dụng đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm và rút ra bài học sử dụng đối thoại, độc thoại, và độc thoại nội tâm một cách hiểu biết, hiệu quả. - Chuẩn bị bài Luyện nói:Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm E. RÚT KINH NGHIỆM: ... Tuần: 13 Ngày soạn: 10/11/2014 Tiết PPCT: 64 Ngày dạy: 12/11/2014 Tập làm văn: LUYỆN NÓI: TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI NGHỊ LUẬN VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu được vai trò của tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. - Biết kết hợp tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn kể chuyện. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện. - Tác dụng của việc sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn kể chuyện. 2. Kỹ năng: - Nhận biết được các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong một văn bản. - Sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn kể chuyện. 3. Thái độ: - Vận dụng yếu tố nghị luận kết hợp miêu tả nội tâm trong văn tự sự, câu chuyện.... C. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp, thuyết trình, phân tích, phát vấn, thảo luận D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS - Lớp 9ª1: Sĩ số:.........., Vắng:...........(P:............,KP:............) - Lớp 9ª2: Sĩ số:.........., Vắng:...........(P:............,KP:............) 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là đối thoại ? Độc thoại ? Độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự ? - GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS 3. Bài mới: - Khả năng nói trước tập thể, trước đám đông, không phải ai cũng có được. Vì vậy luyện nói là một trong những kỹ năng được môn Ngữ Văn bổ sung và chú ý nhiều hơn trước. Gìơ học này với những kiến thức đã chuẩn bị theo hướng dẫn, các em sẽ thể hiện khả năng nói của mình trước tập thể lớp. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY CỦNG CỐ KIẾN THỨC GV: củng cố lại một số kiến thức liên quan đến văn tự sự, yếu tố nghị luận trong văn tự sự, ngôi kể, người kể, trình tự kể, sự việc được kể.. Vai trò của các yếu tố nghị luận trong văn tự sự. Gv phát vấn, HS trả lời, Gv chốt ý LUYỆN TẬP GV kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS + Nhóm 1 lập đề cương cho câu 1/179 + Nhóm 2 lập đề cương cho câu 2/179 + Nhóm 3 - 4 lập đề cương cho câu 3/179 - Sa
File đính kèm:
- VAN 9TUAN 1320142015.doc