Viết tập làm văn số 2 môn Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề: Văn tự sự (Kèm hướng dẫn chấm)

II. ĐỀ BÀI

Hãy đọc kí đoạn trích và trả lời các câu hỏi vào giấy kiểm tra:

"Nói về ở Bắc Kinh, có một vị viên ngoại họ Vương tên Lưỡng Tùng, tự Tử Trinh, tính tình thuần thục, trung hậu, gia kế thường thường không dồi dào cũng không túng kém. Vợ họ Hà, cũng là người hiền năng, sinh được một con trai, tên Vương Quan, học tập nghiệp nho, và hai gái, chị tên Thúy Kiều, em tên Thúy Vân, tuổi đều độ thanh xuân. Cả hai chị em đều thạo thơ phú. Riêng Thúy Kiều vẻ người tha thướt phong lưu, tính chuộng hào hoa, lại thích âm luật, rất thạo ngón hồ cầm. Thúy Vân dáng yêu kiều, hiền dịu, thấy Thúy Kiều thạo hồ cầm thường nhân lúc rảnh can ngăn chị:

- Âm nhạc không phải là công việc khuê phòng, e người ngoài nghe biết không được nhã!

Thúy Kiều nghe em can nhưng không cho thế là phải, thường soạn bài ca Bạc mệnh, phả vào hồ cầm, trăm vần thê lương, khiến người nghe thấy đều chau mày rơi lệ.” (Thanh Tâm tài Nhân, "Kim Vân Kiều truyện”)

Câu 1 (2,0 điểm): Hãy chỉ ra yếu tố miêu tả trong các câu sau và nêu tác dụng của các yếu tố miêu tả đó?

"Cả hai chị em đều thạo thơ phú. Riêng Thúy Kiều vẻ người tha thướt phong lưu, tính chuộng hào hoa, lại thích âm luật, rất thạo ngón hồ cầm. Thúy Vân dáng yêu kiều, hiền dịu, thấy Thúy Kiều thạo hồ cầm thường nhân lúc rảnh can ngăn chị.”

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 24/04/2023 | Lượt xem: 189 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Viết tập làm văn số 2 môn Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề: Văn tự sự (Kèm hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TiÕt 37+38 
 viÕt bµI tËp lµm v¨n sè 2 -LỚP 9
Chủ đề: V¨n tù sù
I. MA TRẬN ĐỀ
 Møc ®é
Chñ ®Ò
NhËn biÕt
Th«ng hiÓu
VËn dông
Tæng sè
ThÊp
Cao
Cách tóm tắt, sử dụng miêu tả, trình tự kể
trong tự sự
Nhận biết được các yếu tố miêu trong lời kể
Hiểu và tóm tắt được sự việc đã biết
Hiểu rõ trình tự kể trong đoạn trích và trong 1 văn bản đã học
Sè c©u
Sè ®iÓm
1
 2
2
 3
3
 5
T¹o lËp v¨n b¶n
Biết viÕt bµi v¨n tù sù kÕt h¬p yếu tố miªu t¶, biÓu c¶m, t­ëng t­îng từ nội dung một văn bản tự sự đã học..
Sè c©u
Sè ®iÓm
1
 5
1
 5
Sè c©u
Sè ®iÓm
Tû lÖ %:
1
 2
 20
2
 3
30
1
 5
50
4
 10
100
II. ĐỀ BÀI
Hãy đọc kí đoạn trích và trả lời các câu hỏi vào giấy kiểm tra:
"Nói về ở Bắc Kinh, có một vị viên ngoại họ Vương tên Lưỡng Tùng, tự Tử Trinh, tính tình thuần thục, trung hậu, gia kế thường thường không dồi dào cũng không túng kém. Vợ họ Hà, cũng là người hiền năng, sinh được một con trai, tên Vương Quan, học tập nghiệp nho, và hai gái, chị tên Thúy Kiều, em tên Thúy Vân, tuổi đều độ thanh xuân. Cả hai chị em đều thạo thơ phú. Riêng Thúy Kiều vẻ người tha thướt phong lưu, tính chuộng hào hoa, lại thích âm luật, rất thạo ngón hồ cầm. Thúy Vân dáng yêu kiều, hiền dịu, thấy Thúy Kiều thạo hồ cầm thường nhân lúc rảnh can ngăn chị:
- Âm nhạc không phải là công việc khuê phòng, e người ngoài nghe biết không được nhã!
Thúy Kiều nghe em can nhưng không cho thế là phải, thường soạn bài ca Bạc mệnh, phả vào hồ cầm, trăm vần thê lương, khiến người nghe thấy đều chau mày rơi lệ.” (Thanh Tâm tài Nhân, "Kim Vân Kiều truyện”)
Câu 1 (2,0 điểm): Hãy chỉ ra yếu tố miêu tả trong các câu sau và nêu tác dụng của các yếu tố miêu tả đó?
"Cả hai chị em đều thạo thơ phú. Riêng Thúy Kiều vẻ người tha thướt phong lưu, tính chuộng hào hoa, lại thích âm luật, rất thạo ngón hồ cầm. Thúy Vân dáng yêu kiều, hiền dịu, thấy Thúy Kiều thạo hồ cầm thường nhân lúc rảnh can ngăn chị.”
Câu 2 (2,0 điểm): Hãy tóm tắt ngắn ngọn nội dung đoạn trích trên?
Câu 3 (1,0 điểm): Hãy cho biết thứ tự kể trong đoạn trích trên có như cách kể của Nguyễn Du trong đoạn "Chị em Thúy Kiểu” không?
Câu 4 (5,0 điểm):
Từ nội dung đoạn trích trên và dựa vào đoạn trích "Chị em Thúy Kiểu” trong sác giáo khoa lớp 9, em hãy tưởng tượng mình là Thúy Vân hay Thúy Kiều để kể về gia đình mình bằng một bài văn ngắn.
III. HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 (2,0 điểm): 
- Mức tối đa (2,0 điểm): 
Học sinh nhận ra được các dấu hiệu miêu tả đặc điểm hai nhân vật (1,0)
Nêu được tác dụng miêu tả để làm nổi bật đặc điểm, vẻ đẹp nhân vật và làm lời kể thêm sinh động.(1,0)
- Mức chưa tối đa :0,5, ...1,0...: Học sinh mới nêu được dấu hiệu miêu tả hoặc tác dụng...Tùy mức độ đạt được để chấm tới điểm lẻ 0,25.
- Mức chưa đạt; Chưa nêu được các yêu cầu hoặc chưa làm.
Câu 2 (2,0 điểm):
- Mức tối đa -2,0 điểm: Tóm tắt được nội dung đoạn trích đảm bảo theo cách tóm tắt văn bản tự sự đã học. Cần tóm tắt để làm rõ hai nhân vật chính: Nguồn gốc xuất thân; Nét riêng của mỗi nhân vật. (Ví dụ: Đoạn trích giới thiệu gia đình của hai chị em Thúy Kiều trong "Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân. Cả hai đều trẻ đẹp, tài năng và rất yêu thương nhau, mỗi người có nét đẹp riêng: Kiều thướt tha, chuộng hào hoa và rất giỏi về hồ cầm còn Vân hiền dịu. ....)
- Mức chưa tối đa – 0,25, 0,5, ....1.0, ...,1.5,...: Túy từng ý đạt được để chấm điểm, chấm đến điểm lẻ 0,25.
- Mức chưa đạt; Không biết tóm tắt hoặc không làm. 
Câu 3 (1,0 điểm):
- Mức tối đa (1,0): 
+ Học sinh trả lời được: Cách kể trong hai phần giống nhau (0,5).
+ Lí giải được điểm giống nhau (0,5): Giới thiệu về gia đình -> Giới thiệu từng nhân vật......
- Mức chưa tối đa; (0,5): Nêu được 1 ý thứ nhất hoặc ý thứ hai nêu trên
- Mức chưa đạt; Chưa nêu đúng hoặc không làm.
Câu 4 (5,0 điểm):
* Tiêu chí điểm về nội dung: 4,0 điểm:
A. Mở bài (0,5):
- Mức tối đa 0,5): 
+ Dẫn dắt, giới thiệu việc định kể một cách hợp lí (Hoặc nêu lí do kể ) (0,25)
+ Giới thiệu nội dung sẽ kể (0,25)
- Mức chưa tối đa (0,25): Chưa có cách mở bài đầy đủ.
- Mức chưa đạt: Chưa biết trình bày các ý trong mở bài hoặc chưa có mở bµi.
B. Thân bài (3,0 điểm): Biết nhập vai nhân vật để kể về gia đình mình, bản thân mình, trong lời kể có dùng yếu tố miêu tả, biểu cảm....:
- Mức tối đa (3,0 điểm): Kể được trình tự việc theo một chuỗi sự sự viêc:
+ Kể chung về gia đình (0,5): Bố, mẹ, anh chị em.... nơi ở...
+ Kể cụ thể về anh, (chị, em) (0,5)
+ Kể về bản thân (1,0): kể về sở thích, ước mơ,.. mong muốn của bản thân về gia đình, nghề nghiệp...
+ Kể một kỉ niệm sâu sắc về gia đình, hoặc về anh chị em....(1,0)
- Mức chưa tối đa (0,25; 0,5 ; 0,75 cho từng ý dã nêu trên...): tùy mức độ đạt được trong từng ý giáo viên cho điểm theo mức độ chưa tối đã ở từng ý trong lời kể.
- Mức chưa đạt: Làm chưa đúng yêu cầu, hoặc chép lại nội dung đoạn trcihs, hoặc diễn xuôi các ý trong văn bản, kể sai, hoặc hoặc không làm bài.
3. Kết bài (0,5 điểm)
- Mức tối đa (0,5)
+ Kết thúc việc kể chuyện. (0,25)
+ Bày tỏ cảm nghĩ hoặc mong muốn về việc gia đình, nguwoif thâ, bản thân.(0,25)
- Mức chưa tối đa (0,25): Chưa trình bày đầy đủ các ý phần kết bài của bài kể chuyện.
- Mức chưa đạt; Không biết kết bài, hoặc không có kết bài.
* Các tiêu chí về hình thức, sáng tạo, sắp xếp truyện (Lập luận) (1,0 điểm)
1. Hình thức (0,25 điểm)
- Mức tối đa: Viết được bài văn tự sự có đủ bố cục 3 phần Mở bài; Th©n bài; Kết bài: Các ý phần thân bài sắp xếp hợp lí theo lời của nhân vật kể; Chữ viết sạch sẽ, không có lỗi về chính tả.
- Mức không đạt; Chưa đầy đủ bố cục cho bài văn, chưa rõ lời lời kể của nhân vật; chữ xấu, sai chính tả, tẩy xóa, hoặc không làm bài.
2. Tính sáng tạo (0,5 điểm):
- Mức tối đa (0,5): Bài làm đạt các yêu cầu sau: 1. Biết hóa vào nhân vật để kể, có cách kể riêng, thể hiện được quan điểm của người kể: 2. Ngôn ngữ sáng tạo, chọn lọc, sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm đúng lúc, đúng chỗ.
 - Mức chưa tối đa (0,25): Bài văn đạt được một trong 2 ý trên.
- Mức không đạt: Chưa thể hiện được yêu cầu đề, hoặc kể máy móc như đoạn ngữ liệu hoặc đoạn trích trong sách giáo khoa.
3. Trình tự kể (0,25):
- Mức tối đa: Học sinh biết để cho nhân vật lại kể câu chuyện theo trình tự hợp lí, các ý quan hệ chặt chẽ.
- Mức chưa đạt: Chưa biết sắp xếp sự việc cần kể theo trình tự, viết lan man, luẩn quẩn hoặc không làm bài.
.. Hết .
TRƯỜNG THCS TÂN TRƯỜNG
TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐỀ LÀM VĂN TỰ SỰ, LỚP 9
BÀI VIẾT SỐ 2, THỜI GIAN 90 PHÚT
Hãy đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi vào giấy kiểm tra:
"Nói về ở Bắc Kinh, có một vị viên ngoại họ Vương tên Lưỡng Tùng, tự Tử Trinh, tính tình thuần thục, trung hậu, gia kế thường thường không dồi dào cũng không túng kém. Vợ họ Hà, cũng là người hiền năng, sinh được một con trai, tên Vương Quan, học tập nghiệp nho, và hai gái, chị tên Thúy Kiều, em tên Thúy Vân, tuổi đều độ thanh xuân. Cả hai chị em đều thạo thơ phú. Riêng Thúy Kiều vẻ người tha thướt phong lưu, tính chuộng hào hoa, lại thích âm luật, rất thạo ngón hồ cầm. Thúy Vân dáng yêu kiều, hiền dịu, thấy Thúy Kiều thạo hồ cầm thường nhân lúc rảnh can ngăn chị:
- Âm nhạc không phải là công việc khuê phòng, e người ngoài nghe biết không được nhã!
Thúy Kiều nghe em can nhưng không cho thế là phải, thường soạn bài ca Bạc mệnh, phả vào hồ cầm, trăm vần thê lương, khiến người nghe thấy đều chau mày rơi lệ.” (Thanh Tâm tài Nhân, "Kim Vân Kiều truyện”)
Câu 1 (2,0 điểm): Hãy chỉ ra dấu hiệu miêu tả trong các câu sau và nêu tác dụng của các yếu tố miêu tả đó?
"Cả hai chị em đều thạo thơ phú. Riêng Thúy Kiều vẻ người tha thướt phong lưu, tính chuộng hào hoa, lại thích âm luật, rất thạo ngón hồ cầm. Thúy Vân dáng yêu kiều, hiền dịu, thấy Thúy Kiều thạo hồ cầm thường nhân lúc rảnh can ngăn chị.”
Câu 2 (2,0 điểm): Hãy tóm tắt ngắn ngọn nội dung đoạn trích trên?
Câu 3 (1,0 điểm): Hãy cho biết thứ tự kể trong đoạn trích trên có như cách kể của Nguyễn Du trong đoạn ‘Chị em Thúy Kiểu” không?
Câu 4 (5,0 điểm):
Từ nội dung đoạn trích trên và dựa vào đoạn trích "Chị em Thúy Kiểu” trong sác giáo khoa lớp 9, em hãy tưởng tượng mình là Thúy Vân hay Thúy Kiều để kể về gia đình mình bằng một bài văn ngắn.
...................... Hết ........................
Họ và tên học sinh:.........................................................; Lớp:.........................................
Chữ kí giáo viên coi kiểm tra:......................................................................................

File đính kèm:

  • docviet_tap_lam_van_so_2_mon_ngu_van_lop_9_chu_de_van_tu_su_kem.doc
Giáo án liên quan