Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 70

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Mục tiêu chung

 - Hiểu người kể chuyện là hình tượng ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm truyện.

 - Thấy được tác dụng của việc lựa chọn người kể chuyện trong một số tác phẩm đã học.

 - Có ý thức vận dụng yếu tố này trong khi đọc cũng như trong khi viết văn.

2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

a.Kiến thức

 - Vai trò của người kể chuyện trong tác phẩm tự sự.

 - Những hình thức kể chuyện trong tác phẩm tự sự.

 - Đặc điểm của mỗi hình thức người kể chuyện trong tác phẩm.

b. Kĩ năng

 - Nhận diện người kể chuyện trong tác phẩm văn học.

 - Vận dụng hiểu biết về người kể chuyện để đọc- hiểu văn bản tự sự hiệu quả.

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1741 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 70, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/ 11/ 2013
Ngày giảng: 28/ 11/ 2013
Bài 14
Tiết 70: người kể chuyện trong văn bản tự sự
( Tự học có hướng dẫn)
I. Mục tiêu cần đạt
1. Mục tiêu chung
	- Hiểu người kể chuyện là hình tượng ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm truyện.
	- Thấy được tác dụng của việc lựa chọn người kể chuyện trong một số tác phẩm đã học.
	- Có ý thức vận dụng yếu tố này trong khi đọc cũng như trong khi viết văn.
2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
a.Kiến thức
	- Vai trò của người kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
	- Những hình thức kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
	- Đặc điểm của mỗi hình thức người kể chuyện trong tác phẩm.
b. Kĩ năng
	- Nhận diện người kể chuyện trong tác phẩm văn học.
	- Vận dụng hiểu biết về người kể chuyện để đọc- hiểu văn bản tự sự hiệu quả.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: bảng phụ
2. Học sinh: trả lời các câu hỏi sgk
Iii. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
Thông báo, phân tích ngôn ngữ, nêu vấn đề( động não, đặt câu hỏi); thảo luận( chia nhóm, giao nhiệm vụ)
iV. Các bước lên lớp
1. Tổ chức ( 1’): Lớp 9a: / 33 ; Lớp 9b: / 32
2. Kiểm tra: (không kiểm tra bài cũ)
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
HĐ1. Khởi động ( 1’)
 Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể chuyện sử dụng để kể chuyện. Để kể chuyện cho linh hoạt người kể chuyện có thể chọn ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba cho thích hợp. Khi kể xưng tôi trong tác phẩm thì không nhất thiết người kể chuyện phải là tác giả. 
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
HĐ2. Hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu
- Vai trò của người kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
- Những hình thức kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
- Đặc điểm của mỗi hình thức người kể chuyện trong tác phẩm.
* Cách tiến hành
 HS đọc đoạn văn, GV nhận xét phần đọc của học sinh.
H. Đoạn trích kể về ai và về sự việc gì?
H. ở đây ai là người kể câu chuyện trên? ( người kể dấu mặt)
H. Những dấu hiệu nào cho ta biết ở đây các nhân vật không phải là người kể chuyện?
Trong đoạn văn ta thấy các nhân vật đều trở thành đối tượng miêu tả một cách khách quan: “ Anh thanh niên vừa vào kêu lên”; “ Cô kĩ sư mặt đỏ ửng”; “ Bỗng nhà hoạ sĩ già quay lại”,… Nếu người kể là ba nhân vật trên thì ngôi kể và lời văn phải thay đổi. Hoặc là xưng “ tôi” hoặc là xưng tên một trong ba nhân vật đó để kể lại chuyện, như thế người kể chuyện ở đây là vô nhân xưng, không xuất hiện trong câu chuyện.
H. Những câu “ giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”; “ nhưng người con gái sắp xa ta, không biết bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy” là nhận xét của nhân vật nào, về ai? 
GV nhắc HS cần lưu ý: Câu nhận xét thứ hai, người kể chuyện như nhập vào anh thanh niên để nói hộ suy nghĩ và tình cảm của anh ta, nhưng vẫn là câu trần thuật của người kể chuyện, câu đó vang lên không chỉ nói hộ anh thanh niên mà là tiếng lòng của nhiều người trong tình huống đó. Nếu đó là câu nói trực tiếp của anh thanh niênthì tính khái quát sẽ bị hạn chế hơn nhiều. 
H.Hãy nêu những căn cứ để có thể nhận xét: người kể chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật?
H. Qua tìm hiểu và phân tích bài tập em hiểu gì thế nào là người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự?
- Người kể chuyên có vai trò dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện: giới thiệu nhân vật và tình huống, tả người và tả cảnh vật, đưa ra nhận xét, đánh giá về những điều được kể.
- 1 HS đọc ghi nhớ
H. Có mấy đơn vị kiến thức cần nắm ở phần ghi nhớ?
HĐ3. HDHS Luyện tập.
*Mục tiêu
- Xác định ngôi kể trong một đoạn văn cụ thể.
- Phân tích tác dụng của việc lựa chọn người kể chuyện trong văn bản cụ thể. 
* Cách tiến hành
H.So với đoạn văn ở mục 1 cách kể ở đoạn trích này có gì khác ? người kể là ai?
H. Ngôi kể này có hạn chế và có ưu điểm gì?
- HS hoạt động nhóm 4/ 3'
- các nhóm báo cáo, nhận xét
H*. Chọn 1 trong ba nhân vật( người hoạ sĩ già, anh thanh niên và cô kĩ sư trẻ) là người kể chuyện sau đó chuyển đoạn trích ở mục 1 thành 1 đoạn khác sao cho nhânvật , sự kiện , lời văn và cách kể phù hợp với ngôi thứ nhất?
I/ Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự
1.Bài tập ( SGK)
- Kể về phút chia tay giữa người hoạ sĩ già, cô gái và anh thanh niên…
- Người kể về phút chia tay đó không xuất hiện, không phải là một trong ba nhân vật được nhắc tới.
- Lời nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta.
- Căn cứ vào chủ thể đứng ra kể câu chuyện, đối tượng được miêu tả, ngôi kể, điểm nhìn và lời văn, có thể nhận xét: người kể câu chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất mọi việc, mọi người, mọi hành động, tâm tư tình cảm của các nhân vật…
2. Ghi nhớ
- Người kể chuyện trong văn bản tự sự
- Vai trò của người kể chuyện.
II/ Luyện tập
Bài tập :đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi.
a/ người kể chuyện trong đoạn vănlà nhân vật Thi, kể lại cuộc gặp gỡ cảm động với người mẹ của mình sau những ngày xa cách.
Ưu điểm: miêu tả những diễn biến tâm lí sâu sắc, phức tạp, những tình cảm tinh tế, sinh động của nhân vật tôi.
Hạn chế: Không miêu tả được diễn biến nôi tâm cua nhân vật “ người mẹ” tính khái quát không cao, lời văn trần thuật dễ nhàm chán đơn điệu.
b/ Người kể chuyện là cô kĩ sư nông nghiệp
 Nghe tiếng chàng trai kêu to: “ trời ơi chỉ còn 5 phút” và sau đó là một giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ tôi cảm thấy giật mình, bâng khuâng…
4. Củng cố( 1’)
 GV hệ thống lại bài.
5. Hướng dẫn học tập( 1’)
- GV nhắc học sinh học lại bài theo nội dung học trên lớp.
- Chuẩn bị bài: viết bài tập làm văn số ba, các em có thể tham khảo đề văn trong sgk. 

File đính kèm:

  • doctiet 70.doc
Giáo án liên quan