Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 10

I. Mục tiêu

Nhận định, đánh giá, phân tích các tác phẩm (hoặc đoạn trích) văn học thời kỳ trung đại.

1. Kiến thức

 - Trình bày nội dung và nghệ thuật các tác phẩm văn học trung đại.

 - Tóm tắt các đoạn trích.

2. Kỹ năng

 - Phân tích được nhân vật trong tác phẩm.

 - Phân tích được nội dung, nghệ thuật các đoạn trích.

3. Thái độ: căm ghét cái xấu xa, quý trọng cái đẹp, cái cao cả, biết xót thương những hoàn cảnh éo le.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên. Giáo án

2. Học sinh. Hoc các nội dung đã ôn.

III. Phương pháp.

IV. Tiến trình giờ dạy.

1. Ổn định: kiểm tra sĩ số. 1p

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

 

doc15 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1724 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
Ổn định: Kiểm tra việc chuận bị của HS (1P)
Kiểm tra bài cũ.
Bài mới
Giới thiệu (1P)
Chia tay với những kiệt tác của văn học Trung đại. Hôm nay chúng ta làm quen với một tác phẩm văn học hiện đại, một trong số ít những tác phẩm đặc sắc của thời kỳ chống Pháp.
Các hoạt động
THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG I 12P
Đọc mẫu và cho HS đọc hết.
Cho HS trình bày:
- Tác giả:
+ Tên
+ Quê
+ Sự nghiệp
- Tác phẩm:
+ Xuất xứ
+ Thể loại
+ Thể thơ
- Giải thích các từ khó.
I. Đọc và tìm hiểu chú thích.
1. Đọc.
2. Chú thích.
a. Tác giả: Chính Hữu (1926-2007)
- Tên thật: Trần Đình Đắc.
- Quê: Can Lộc – Hà Tĩnh.
- Sự nghiệp:
 Là nhà thơ quân đội, chuyên viết về người lính trong hai cuộc kháng chiến. Thơ ông không nhiều nhưng đặc sắc, cảm xúc dồn nén, hàm súc. Được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, năm 2000.
b. Tác phẩm: Đồng chí.
- Xuất xứ: khi ông cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc 1947, bài thơ ra đời năm 1948, tại nơi ông điều trị bệnh.
- Thể loại: Thơ trữ tình.
- Thể thơ: Tự do.
c. Các từ khó.
HOẠT ĐỘNG II 28P
Cho HS tìm: 
- Mạch cảm xúc
+ 6 dòng đầu
+ Dòng thứ 7
+ 10 dòng tiếp
+ 3 dòng cuối.
- Cơ sở hình thành tình đồng chí?
- Từ đồng chí ở dòng 7 có giá trị nhứ thế nào trong bài thơ?
- Tình đồng chí thể hiện qua chi tiết nào?
+ Tâm tư, nỗi lòng?
+ Gian lao, thiếu thốn?
+ Sức mạnh của họ?
- Bức tranh người lính được vẽ lên trong 3 dong thơ cuối như thế nào?
+ Nền bức tranh?
+ Hình ảnh trung tâm?
+ Tư thế? 
- Nhận xét gì về bức tranh ấy?
- Nhận xét về hình tượng người lính như thế nào?
+ Xuất thân?
+ Tinh thần?
Yêu nước?
Tình cảm riêng tư?
Bản lĩnh?
+ Tình cảm?
- Nêu nội dung bài thơ?
- Nêu nghệ thuật bài thơ:
+ Ngôn ngữ?
+ Hình ảnh?
+ Bút pháp?
II. Tìm hiều văn bản.
1. Mạch cảm xúc:
- 6 dòng đầu: cơ sở của tình đồng chí.
- Dòng 7: một từ - sự kết tinh tình cảm người lính.
- 10 dòng tiếp theo: cảm xúc sau khi dồn tụ tiếp tục khơi mở tình đồng chí và sức mạnh của nó.
- 3 dòng cuối: tình cảm kết tụ, ngân rung với hình ảnh “đầu súng trăng treo”giàu chất thơ.
2. Cơ sở hình thành tình đồng chí:
- Sự tương đồng về cảnh ngộ: 
“Quê … sỏi đá”
+ Cùng giai cấp. Cùng hoàn cảnh.
+ Cùng nhiệm vụ: “sung bên …đầu”
+ Chia xẻ gian lao: “Đêm .. tri kỷ”
- Câu 7: “đồng chí!”. Lời khẳng định. Là bản lề gắn kết đoạn thơ thứ hai.
3. Tình đồng chí và sức mạnh của tình cảm đó.
- Sự cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng: 
“Ruông nương … nhớ người ra linh”.
- Cùng chia xẻ gian lao, thiếu thốn:
“Áo anh … không giày”; “sốt … mồ hôi”.
- Tình cảm càng thêm gắn bó, tạo thành sức mạnh: “Yêu … tay”.
4. Bức tranh người lính.
- Nền của bức tranh: rừng đêm, giá lạnh, sương muối.
- Ba hình ảnh gắn kết: người lính, khẩu súng, vầng trăng.
- Tư thế: 
+ Nhiệm vụ: “chờ giặc tới”
+ Sức mạnh: “đứng cạnh bên nhau”
=> Súng và trăng là gần và xa, thực tại và mơ mộng, chiến đấu và trữ tình.
5. Hình tượng người lính:
- Xuất thân: “quê …đá” – nông dân nghèo.
-Tinh thần:
+ Họ có tình yêu nước nông nàn: “Mặc kê”.
+ Họ cố nén tình cảm riêng tư: Giếng nước … ra lính”
+ Họ vượt qua khó khăn thiếu thốn: “áo … không giày”
+ Họ có bản lĩnh phi thường: “Miệng cười buốt giá; chờ giặc tới …”. 
- Tình đồng chí, đồng đội sâu sắc: tay nắm bàn tay”.
=> Vẻ đẹp bình dị mà cao cả của người lính.
6. Tổng kết:
a. Nội dung: Thể hiện sâu sắc tình đồng đội. Bản anh hùng ca về người lính.
b. Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ: giản dị mộc mạc, giàu chất nhạc.
- Hình ảnh: sóng đôi bổ sung cho nhau.
- Bút pháp lãng mạn.
* Ghi nhớ.
Củng cố: 2P
Nhắc lại nội dung vừa học.
Dặn dò. 1P
Học thuộc bài thơ và ghi nhớ.
Chuẩn bị bài: Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
V. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 18/10/2013
Tiết thứ: 45
Ngày dạy: 23/10/2013
Bài: 
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
 Phạm Tiết Duật
I. Mục tiêu: HS phân tích được:
Vẻ đẹp của hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn những năm tháng đánh Mỹ ác liệt và chất giọng hóm hỉnh, trẻ trung trong một bài thơ của Phạm Tiến Duật.
1. Kiến thức
- Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật.
- Đặc điểm của thơ Phạm Tiến duật qua một sáng tác cụ thể: giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãng mạn.
- Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm; vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng,…của những con người đã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc hoạ trong bài thơ.
2. Kỹ năng: 
- Đọc – hiểu một bài thơ hiện đại.
- Phân tích được vẻ đẹp hình tượng người người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài thơ.
- Cảm nhận được giá trị của ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo của bài thơ.
3. Thái độ: Trân trọng những người đã hy sinh vì dân tộc, can đảm vượt qua khó khăn thứ thách, vươn tới mục tiêu cáo cả.
II. Chuẩn bị: 
Giáo viên: Giáo án
Học sinh: Soạn bài, học thuộc bài thơ.
III. Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề …
IV. Tiến trình giờ dạy.
Ổn định: Kiểm tra việc chuận rbị của HS (1P)
Kiểm tra bài cũ: (7P)
Đọc và nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ Đồng chí?
Bài mới
Giới thiệu
Chiến tranh đã đi qua hơn 30 năm, thời gian có thể phủ bụi lên quá khứ nhưng con người VN sẽ không thể nào quên cuộc chiến khốc liệt mà hào hùng của dân tộc trong những năm chống Mĩ, và con đường huyền thoại Trường Sơn.Bởi ở đó ta sẽ bắt gặp đoàn quân Nam tiến với tinh thần:
 Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
 Mà lòng phơi phới dạy tương lai
Họ đã cống hiến, hi sinh cả tuổi thanh xuân của mình vì những mùa xuân bình yên cho dân tộc.Và hôm nay qua bài thơ “Tiểu đội xe không kính” của nhà thơ PTD các em sẽ hiểu rõ hơn về những con người như thế!
Các hoạt động
THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG I
Giọng đọc: giọng tự nhiên như lời nói, có vẻ ngang tàng, sôi nổi của tuổi trẻ.
Đọc mẫu và cho HS đọc hết.
Cho HS trình bày:
- Tác giả:
+ Quê
+ Sự nghiệp
+ Phong cách sang tác
- Tác phẩm:
+ Xuất xứ
+ Thể loại
+ Thể thơ
- Giải thích các từ khó.
I/ Đọc và tìm hiểu chú thích:
1. Đọc
2. Tìm hiểu chú thích:
a. Tác giả : Phạm Tiến Duật (1941- 2007)
- Quê :Thanh Ba- Phú Thọ
- Sự nghiêp: Là nhà thơ tiêu biểu của thời kì kháng chiến chống Mĩ 
- Phong cách sáng tác: giọng thơ sôi nổi, trẻ trung, ngang tàng mà sâu sắc.
 b. Tác phẩm : 
 - Xuất xứ: Trong tập “Vầng trăng quầng lửa”, đoạt giải nhất cuộc thi thơ trên báo Văn nghệ 1969-1970.
- Thể loại: thơ trữ tình
- Thể thơ: Tự do, nhịp điệu linh hoạt.
c. Từ khó:
Bếp Hoàng Cầm: khói tản ra địch không thể phát hiện.
HOẠT ĐỘNG II
Cho HS tìm hiểu cảm hứng sáo tạo trong bài thơ và giải thích tiêu đề?
- Cảm hứng sáng tác:
+ Chiếc xe không kính.
+ Chiến sĩ lái xe.
- Giải thích tiêu đề: Bài thơ về tiểu đội xe không kính: Chất thơ của hiện thực, chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang dũng cảm, trẻ trung vượt lên trên thử thách.
? Hình ảnh của chiếc xe không kính?
? Nhận xét mức độ tàn phá của chiến tranh?
? Giọng điệu của đoạn thơ?
? Nhận xét 3 từ không trong câu thơ?
? Hiện thực của chiến tranh hiện lên như thế nào?
Cho HS phân tích hình ảnh chiến sĩ lái xe:
? Nhận xét ý nghĩa của các từ ngữ : giật, rung, xoa, phun, tuôn?
? Phẩm chất của họ hiện lên ntn?
+ Tư thế?
? Tìm câu thơ thể hiện tư thế của chiến sĩ khi đối mặt với hoàn cảnh? 
? Nhận xét về cách dùng từ của tác giả?
+ Tinh thần?
? Tìm câu thơ thể hiện tinh thần của chiến sĩ khi đối mặt với hoàn cảnh? 
? Em hiểu ý nghĩa của từ ừ trong câu thơ ntn?
+ Sinh hoạt của người lính?
? Giọng thơ của đoạn này so với đoạn đầu ntn?
? Nhận xét cảnh sinh hoạt của người lính ntn?
? Em nhận xét gì về từ Giữa trời?
? Qua đó ta thấy tình cảm giữa những người lính như thế nào? 
? So sánh với bài thơ Đồng chí, ta thấy được phong cách sang tác gì của nhà thơ?
+ Mục đích chiến đấu của họ là gì?
? Em hiểu ý nghĩa của từ Lại đi ntn?
? Qua bài thơ ta thấy người lính hiện lên như thế nào?
Trình bày những biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng?
Hình ảnh người lính hiện lên ntn nào?
II. Tìm hiểu văn bản.
1.Hình ảnh những chiếc xe:
a. Hình ảnh chiếc xe:
- Không kính : 
+ Bom giật,
+ Bom rung
- Không có đèn
- Không có mui
- Thùng xe có xước
- Xe vẫn chạy vì miền Nam.
b. Nghệ thuật:
- Hình ảnh tăng tiến.
- Giọng điệu: thản nhiên, ngang tàng, tếu táo, như tranh cãi
- Điệp từ: “không” - khẳng định sự thật.
=> Hiện thực của cuộc chiến tranh khốc liệt. Phát hiện độc đáo của tác giả. Những chiếc xe biến dạng vẫn đi ra chiến trường. Được miêu tả chân thực, trần trụi, với hình tượng thơ độc đáo, phản ánh cuộc chiến tranh chống Mĩ ngày càng ác liệt, dữ dội, sự khốc liệt của chiến tranh.
2. Hình ảnh những chiến sĩ lái xe
a. Hoàn cảnh:
 - Từ ngữ: Bom giật, bom rung, gió xoa, bụi phun, mưa tuôn.
- Động từ mạnh, phản ánh thiên nhiên, chiến trường rất khốc liệt, nguy hiểm.
b. Phẩm chất của người lính lái xe.
- Tư thế: 
 Ung dung buồng lái ta ngồi
 Nhìn đất , nhìn trời , nhìn thẳng
+ Điệp từ: nhìn , thấy.
+ Đảo ngữ: ung dung
=> Nhấn mạnh tư thế tập trung và cảm giác kì lạ, đột ngột do xe chạy nhanh - giao hoà với thiên nhiên, làm chủ tay lái, làm chủ hoàn cảnh.
- Tinh thần: 
 + Bụi phun tóc trắng như người già
 + Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
 + Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
 + Ừ ! 
 + Chưa cần: + Rửa…phì phèo…
 + Thay…lái trăm cây
=> Lặp cấu trúc câu: Cấu trúc “Ừ thì ….Chưa cần” kết hợp với ngôn ngữ văn xuôi đời thường , thể hiện sự ngang tàng, coi thường khó khăn , sự lạc quan yêu đời của các chiến sĩ lái xe.
- Sinh hoạt: khẩn trương nhưng đàng hoàng, những phút nghỉ ngơi, sum họp như gia đình.
+ Bắt tay ... kính vỡ rồi.
+ Bếp Hoàng Cầm ... giữa trời.
+ Võng mắc chông chênh ...
=> Tình đồng chí, đồng đội gắn bó, yêu thương, thắm thiết, trẻ trung, hồn nhiên.
- Mục đích chiến đấu: 
+ Lại đi, ...
+ Xe vẫn chạy vì MN phía trước
 Chỉ cần trong xe có một trái tim.
=> Họ là những con người sống có lí tưởng cao đẹp, lạc quan, có lòng yêu nước nồng nàn, mang tầm vóc thời đại
III: Tổng kết : 
1. Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ, giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, khỏe khoắn, tự nhiên, tinh nghịch
- Hình ảnh thơ chân thực, sinh động
2.Nội dung:
Tư thế hiên ngang,tinh thần lạc qu

File đính kèm:

  • docTuần 10.doc
Giáo án liên quan