Kiểm tra chất lượng học kì I môn Tiếng Việt lớp 9

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Nắm vững kiến thức ở phân môn Tiếng Việt lớp 9 , tập làm văn, đọc hiểu văn bản ( học kì 1): kể chuyện, thơ , truyện

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng viết đoạn văn, bài văn, kĩ năng làm bài kiểm tra, kĩ năng trình bày sạch sẽ, khoa học

 

doc4 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 785 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra chất lượng học kì I môn Tiếng Việt lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Nắm vững kiến thức ở phân môn Tiếng Việt lớp 9 , tập làm văn, đọc hiểu văn bản ( học kì 1): kể chuyện, thơ , truyện
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn, bài văn, kĩ năng làm bài kiểm tra, kĩ năng trình bày sạch sẽ, khoa học
II. MA TRẬN ĐỀ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng điểm
TN
TL
TN
TL
Thấp
Cao
Đồng chí, Bài thơ về..
C1,2,3
0,75
0,75
Biện pháp tu từ
C4
0,25
0,25
Đoàn thuyền đánh cá
C5
0,25
0,25
Làng
C6
0,25
0,25
Lặng lẽ SaPa
C7
0,25
0,25
Đối thoại, độc thoại nội tâm
C8
0,25
0,25
Chiếc lược ngà
II
C1
1,0
1,0
Bếp lửa
II
C2
2,0
2,0
Tập làm văn- kể chuyện
II
C3
5,0
5,0
Tổng cộng
0,5
2,0
1,5
1,0
5,0
10
III.ĐỀ KIỂM TRA
Phần I. Trắc nghiệm ( 2điểm )
Câu 1: Bài thơ Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính cùng viết về đề tài nào?
A. Đề tài người lính	B. Đề tài gia đình
C. Đề tài tình anh em	D. Đề tài tình bạn bè.
Câu 2: Từ :”Đồng chí” được tách thành một câu thơ riêng biệt. Điều đó có ý nghĩa gì?
A. Là sự phát hiện, lời khẳng định tình cảm của những người lính trong 6 câu thơ đầu .
B. Nâng cao ý thơ của đoạn trước và mở ra ý thơ của đoạn sau.
C. Tạo nên sự độc đáo trong giọng điệu cho bài thơ.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 3: Hình ảnh :”Đầu súng trăng treo” có ý nghĩa tả thực hay biểu tượng?
A. Tả thực	B. Biểu tượng	C. Cả A,B đều đúng
Câu 4: Hai câu thơ:” Không có kính, rồi xe không có đèn- Không có mui xe thùng xe có xước” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
A. So sánh	B. Nhân hóa	C. Liệt kê	D. Điệp từ
Câu 5: Dòng nào nói đúng và đầy đủ tên các loài cá được nhắc đến trong bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận?
A. Cá bạc, cá thu, cá nhụ, các chim, cá đé.
B. Cá bạc. Cá thu, cá nhụ, cá chim, cá chuối, cá song.
C. Cá bạc, cá thu, cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song.
D. Cá bạc, cá thu, cá chuối, cá chim, cá đé, cá song.
Câu 6: Vì sao ông Hai yêu làng nhưng không quay trở về làng khi bị mụ chủ nhà đuổi khéo, không còn chỗ để đi, hơn nữa ông lại còn thù cái làng của mình?
A. Vì ông yêu làng nhưng làng theo Tây thì ông phải thù, tình yêu nước rộng lớn hơn.
B. Vì giặc Tây đã đốt cháy nhà của ông nên gia đình ông không có chỗ để quay trở về.
C. Vì ông không ưa những tên kì mục và hào lí hay áp bức dân làng ông.
D. Vì ông muốn tìm một cuộc sống ổn định, no đủ hơn cho làng quê nghèo của ông.
Câu 7: Nhận định nào nói đúng nhất những khía cạnh biểu hiện chất trữ tình trong truyện Lặng lẽ Sa Pa?
A. Những phong cảnh thiên nhiên đẹp và thơ mộng được miêu tả qua cái nhìn của người họa sĩ.
B. Vẻ đẹp của cuộc sống một mình giữa thiên nhiên lặng lẽ của nhân vật anh thanh niên.
C. Những suy nghĩ về con người, về cuộc sống, về nghệ thuật của các nhân vật.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 8: Câu in đậm trong đoạn văn sau được xếp vào loại ngôn ngữ gì?
	Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
 - Hà, nắng gớm, về nào...
A. Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật.
B. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.
C. Ngôn ngữ trần thuật của tác giả.
D. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật.
Phần II. Tự luận ( 8 điểm)
Câu 1: ( 1điểm )
	Nêu tình huống truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
Câu 2 ( 2 điểm )
	Viết một đoạn văn theo cách diễn dịch nêu giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.
Câu 3 (5 điểm)
	Kể lại câu chuyện đáng nhớ về một lần trót phạm lỗi với người khác và rút ra bài học cho bản thân.
IV.ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM
I. Trắc nghiệm ( 2 điểm )
	Mỗi câu trả lời đúng được 0,25điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
B
C
C,D
C
A
D
C
II. Tự luận ( 8 điểm )
Câu 1: ( 1điểm )
- Ông Sáu sau 8 năm xa cách nay mới có dịp về thăm nhà, bé Thu không nhận ông là ba. Đến khi nhận ra cha thì cũng là lúc ông Sáu phải trở lại chiến khu.
- Ở chiến khu ông Sáu làm cho gái một chiếc lược ngà, chưa kịp tặng con thì ông đã hi sinh.
Câu 2: 2 điểm
	Đề bài kiểm tra kiến thức về giá trị nội dung, nghệ thuật, các kĩ năng làm văn ( viết đoạn văn thuyết minh, viết đoạn văn diễn dịch)
Tiêu chí
Yêu cầu cần đạt
Thang điểm
Ghi chú
A. 
Hình thức
- Đúng hình thức một đoạn văn diễn dịch, diễn đạt rõ ràng, câu chữ không sai chính tả
0,25đ
B. 
Nội dung
- Câu chủ đề: Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt đã thể hiện tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước.
0,25
- Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ Bếp lửa đã gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình cảm bà cháu.
0,5
- Đồng thời thể hiện được lòng trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.
0,25
- Bài thơ kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm và miêu tả, tự sự và bình luận.
0,25
- Thành công của bài thơ còn là sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh của người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ về bà và tình cảm bà cháu.
0,5
Tổng điểm
2
Câu 3: 5 điểm
	a. Yêu cầu chung:
- Đây là một đề văn kiểm tra kiến thức và kĩ năng làm văn tự sự. Đặc biệt là lớp 9, đối tượng học khá giỏi phải biết kết hợp giữa tự sự với miêu tả, biểu cảm, nghị luận, độc thoại, đối thoại, độc thoại nội tâm.
- Học sinh cần vận dụng các kiến thức và kĩ năng đã học để làm bài một cách mạch lạc, ngắn gọn và sáng tạo.
	b. Yêu cầu cụ thể:
* Về nội dung: Kể về một lần mắc lỗi không thể nào quên của bản thân. Kỉ niệm đó có thể gắn với ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè... những kỉ niệm ấy phải có ý nghĩa sâu sắc.
- Thể hiện tâm trạng, suy nghĩ, tình cảm, thái độ của nhân vật sau khi xảy ra một chuyện có lỗi với người khác.
- Giới thiệu tình huống, hoàn cảnh xảy ra lầm lỗi.
- Kể lại diễn biến sự việc, miêu tả cảnh, diễn biến tâm lí của nhân vật, có lời độc thoại, đối thoại, độc thoại nội tâm. Có yếu tố nghị luận.
- Suy nghĩ về hậu quả của việc làm đó và rút ra bài học cho bản thân.
* Về kĩ năng tự sự: 
- Sử dụng ngôi kể, trình tự kể hợp lí.
- Có tình huống cụ thể.
- Có các tình tiết sinh động, chân thực.
- Có nhân vật và lời thoại.
- Diễn biến của truyện phải đạt được các bước: mở truyện- diễn biến- thắt nút- cởi nút.
- Có sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm, nghị luận, miêu tả nội tâm, sử dụng ngôn ngữ độc thoại và độc thoại nội tâm.
* Về kĩ năng viết.
- Kể chuyện dinh động, ngôn ngữ trong sáng, chữ viết đẹp, văn phạm tốt.
	c. Thang điểm
- Điểm 5: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Bài viết phải có điểm độc đáo và sáng tạo, văn viết chân thành, giàu cảm xúc.
- Điểm 4: Đáp ứng khá tốt các điều trên, nhưng có thể thiếu trọn vẹn ở một vài điểm nào đó.
- Điểm 3: Đạt 2/3 yêu cầu trên.
- Điểm 2: Viết lúng túng nhạt nhẽo hoặc không hoàn chỉnh, mắc một số lỗi nào đó.
- Điểm 1: Xác định đề bài chưa đúng, viết sơ sài.
- Điểm 0: Không viết được gì hoặc viết hoàn toàn về vấn đề khác.

File đính kèm:

  • dockiem tra chat luong ki 1 1314.doc
Giáo án liên quan