Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 66

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Mục tiêu chung

 - Hiểu được vai trò của tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.

 - Biết kết hợp tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn kể chuyện

 - Có ý thức vận dụng tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện.

1. Kiến thức

- Tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện.

- Tác dụng của việc sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện.

2. Kĩ năng

- Nhận biết được các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện.

- Biết lập dàn bài và trình bày được bài có sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn bản kể chuyện.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: chuẩn bị dàn bài

2. Học sinh: trả lời các câu hỏi sgk

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2297 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 66, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/ 11/ 2013
Ngày giảng: 23/ 11/ 2013
Bài 14 - Tiết 66
 Luyện nói: 
tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm
I. Mục tiêu cần đạt
1. Mục tiêu chung
	- Hiểu được vai trò của tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
	- Biết kết hợp tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn kể chuyện
	- Có ý thức vận dụng tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện.
1. Kiến thức
- Tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện.
- Tác dụng của việc sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện.
2. Kĩ năng
- Nhận biết được các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện.
- Biết lập dàn bài và trình bày được bài có sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn bản kể chuyện.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: chuẩn bị dàn bài
2. Học sinh: trả lời các câu hỏi sgk
III. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
Thông báo, phân tích ngôn ngữ, nêu vấn đề( động não, đặt câu hỏi); thảo luận( chia nhóm, giao nhiệm vụ)
IV. Các bước lên lớp
1. Tổ chức ( 1’): Lớp 9a: / 33 ; Lớp 9b: / 31
2. Kiểm tra: (giành cho giờ luyện nói)
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
H Đ 1. Khởi động ( 1’)
 Có một thực tế là nhiều HS càng lớn lên càng ngại nói, ngại phát biểu trước tập thể. Kết quả là nhiều người sau này trở thành cán bộ công chức, nhưng trước những đám đông ít khi dám nói hoặc nói rất khó khăn, lúng túng không mạch lạc rõ ràng… Trong khi đó, nói và nghe là những hoạt động được diễn ra thường xuyên, một kĩ năng được vận dụng khá nhiều hơn cả viết và đọc. chính vì thế luyện nói là một trong kĩ năng cần phải rèn luyện.
Hoạt động của thày và trò
T/g
Nội dung
HĐ2. ôn tập lí thuyết
* Mục tiêu
- Tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện.
- Tác dụng của việc sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện.
H. Thế nào là tự sự?
- Sự việc được kể, người kể, ngôi kể, trình tự kể… trong tác phẩm tự sự
H. Các yếu tố nghị luận và miêu tả có vai trò gì trong bài văn tự sự?
- Các yếu tố nghị luận được sử dụng làm cho việc tự sự sâu sắc hơn với việc bày tỏ quan điểm, lập trường, cách nhìn nhận, đánh giá…
- Các yếu tố miêu tả được sử dụng để làm hiện lên hình ảnh nhân vật với các đặc điểm diện mạo, hành động và nội tâm nhân vật
H. Cần lưu ý gì khi kết hợp yếu tố nghị luận và miêu tả trong văn bản tự sự?
 Trong đoạn văn tự sự yếu tố nghị luận và miêu tả không được lấn át đi tự sự. 
 HĐ2. Luyện tập
* Mục tiêu
- Xác định yếu tố nghị luận và miêu tả trong một văn bản tự sự, xác định giọng kể phù hợp cho truyện.
- Lập dàn ý cho các câu chuyện sẽ được kể. Dựa vào dàn ý đó, tìm các yếu tố nghị luận cần thiết cho việc kể. Hình dung tâm tư tình cảm của nhân vật cần được khắc họa.
- Lựa chọn ngôn ngữ để trình bày trước lớp.
- Biết nghe, biết nhận xét phần kể của bạn cả về nội dung và hình thức.
* cách tiến hành
GV hướng dẫn HS chuẩn bị:
- Các em không viết thành văn, chỉ nêu các ý chính sẽ nói.
- Hình dung sẽ nói gì trước cô giáo và các bạn; mở đầu nên nói gì, lần lượt nói về nội dung gì và kết thúc thế nào.
- Nói tự nhiên, rành mạch, tư thế ngay ngắn, nói mắt phải nhìn vào người nghe.
GV: chia nhóm lớp chia thành 4 nhóm.
+ Nhóm 1+2: chuẩn bị đề 1
+ nhóm 3+4: chuẩn bị đề 2
- HS chuẩn bị 10’
- GV yêu cầu HS trình bày, Các nhóm theo dõi .
- Nhóm 1và nhóm 2 cử đại diện trình bày
- Nhóm 3+ 4 trình bày và GV thực hiện tương tự như với nhóm 1+ 2.
- HS chú ý lắng nghe nhận xét ưu và nhược điểm trong việc trình bày miệng của bạn.
- GV tổng kết và nhắc nhở những lỗi cần tránh trong khi nói trước tập thể
I. Tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện.
II/ Lập dàn bài
* Đề 1: Tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn.
- Diễn biến của sự việc
+ Nguyên nhân nào dẫn đến việc làm sai trái của em?
+ Sự việc gì ? mức độ có lỗi đối với bạn?
+ Có ai chứng kiến hay chỉ một mình em biết.
- Tâm trạng:
+ Tại sao em phải suy nghĩ dằn vặt, do em tự vấn lương tâm hay do ai nhắc nhở?
+ Em có nhữn suy nghĩ cụ thể như thế nào? lời tự hứa của bản thân ra sao?
* Đề 2: Kể lại buổi sinh hoạt lớp. ở đó em đã phát biểu ý kiến chứng minh Nam là người bạn tốt.
- Không khí chung của buổi sinh hoạt lớp:
+ Là một buổi sinh hoạt định kì hay đột xuất.
+ Có nhiều nội dung hay chỉ có một nội dung là phê bình góp ý cho bạn Nam.
+Thái độ của các bạn đối với Nam ra sao?
- Nội dung ý kiến của em:
+ Phân tích nguyên nhân có thể dẫn tới sự hiểu lầm của các bạn đối với Nam
+ Những dẫn chứng và lí lẽ dùng để khẳng định bạn Nam là một người bạn rất tốt.
+ Cảm nghĩ của em về sự hiểu lầm đáng tiếc đối với bạn Nam và bài học chung trong quan hệ bạn bè
III/ Luyện nói
4. Củng cố ( 1’)
 GV hệ thống lại bài theo nội dung học tập trên lớp.
5. Hướng dẫn học tập( 1’)
- Về nhà ôn lại nội dung tiết học này tập nói ở nhà.
- Chuẩn bị bài : Lặng lẽ Sa Pa
* Đọc và tóm tắt văn bản tự sự , trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu

File đính kèm:

  • doctiet 66.doc
Giáo án liên quan