Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 19

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Mục tiêu chung

 - Nắm được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp lời của người hoặc một nhân vật.

 - Biết cách chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp và ngược lại.

 - Có ý thức sử dụng lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp trong quá trình tạo lập văn bản.

2.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

a. Kiến thức

- Cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp.

- Cách dẫn gián tiếp và lời dẫn gián tiếp.

b. Kĩ năng

- Nhận biết được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.

- Biết và vận dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong quá trình tạo lập văn bản.

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2391 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 19, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/ 9 / 2013
Ngày giảng: 19/ 9/ 2013
Bài 4
Tiết 19: cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
A. Mục tiêu cần đạt
1. Mục tiêu chung
	- Nắm được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp lời của người hoặc một nhân vật.
	- Biết cách chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp và ngược lại.
	- Có ý thức sử dụng lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp trong quá trình tạo lập văn bản.
2.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức
- Cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp.
- Cách dẫn gián tiếp và lời dẫn gián tiếp.
b. Kĩ năng
- Nhận biết được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
- Biết và vận dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong quá trình tạo lập văn bản.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: bảng phụ
2. Học sinh: trả lời các câu hỏi sgk
III. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
Thông báo, phân tích ngôn ngữ, nêu vấn đề( động não, đặt câu hỏi); thảo luận( chia nhóm, giao nhiệm vụ)
IV. Các bước lên lớp
1. Tổ chức (1’) lớp 9a: ; lớp 9b:
2. Kiểm tra ( 5’)
H. Nêu nhận xét về từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt và cho biết việc sử dụng từ ngữ xưng hô?
Trả lời
 Hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng việt rất phong phú và giàu sắc thái biểu cảm.
 Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác nhau của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
 - HS trả lời → GV nhận xét, cho điểm.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
HĐ 1. Khởi động ( 1’)
 Người ta có thể dẫn lại lời nói hay ý nghĩ của một người hay một nhân vật. Vậy cách dẫn như thế nào? bài học hôm nay sẽ giúp các em cùng tìm hiểu.
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
HĐ1. hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu
- Cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp.
- Cách dẫn gián tiếp và lời dẫn gián tiếp.
* Cách tiến hành
- GV treo bảng phụ.
- HS đọc bài tập trên bảng phụ
- HS thảo luận nhóm lớn câu hỏi:
H1. ở đoạn trích a là lời nói hay ý nghĩa của nhân vật? 
H2.Trong đoạn trích b bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ? 
- Phần câu in đậm ở vd (a) là lời nói, vì trước đó có từ nói trong phần lời của người dẫn..
- phần in đậm là ý nghĩ( là lời nói bên trong chưa được nói ra), vì trước đó có từ nghĩ.
H. Các phần in đậm được tách ra khỏi phần đứng trước nó bằng những dấu gì?
 - Nó được tách ra khỏi phần đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
H*. Trong cả hai đoạn trích trên, có thể thay đổi giữa vị trí bộ phận in đậm với bộ phận đứng trước nó được không? nếu được thì hai bộ phận ấy được ngăn cách với nhau bằng những dấu gì?
 - Có thể đảo được. Khi đảo, cần thêm dấu gạch ngang để ngăn cách hai phần.
H. Em hiểu thế nào là cách dẫn trực tiếp?
- HS trả lời→ GV bổ sung.
- GV treo bảng phụ
- HS đọc bài tập trên bảng phụ.
H.Trong đoạn trích (a) bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ?
 - Trong đoạn trích (a) phần in đậm là lời nói. Đây là nội dung của lời khuyên như có thể thấy ở từ khuyên trong phần lời của người dẫn.
H. Nó có được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu gì không?
 - Không có dấu hiệu gì.
H. Trong đoạn trích (b), bộ phận in đậm là lời nói hay là ý nghĩ?
 Phần câu in đậm là ý nghĩ vì trước đó có từ hiểu.
H*. Giữa bộ phận in đậm và bộ phận đứng trước có từ gì? có thể thay từ đó bằng từ gì?
H. Em hiểu thế nào là lời dẫn gián tiếp?
- GV chốt nội dung về lời dẫn gián tiếp
H. Qua tìm hiểu bài tập em rút ra nhận xét gì?
 HS trả lời→ GV bổ sung.
H. Qua tìm hiểu cả hai bài tập em hãy cho biết có mấy cách dẫn lời nói hay ý nghĩ?
 - 1 HS đọc ghi nhớ sgk.
GV lưu ý:
- Khi chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp:
+ bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép
+ Thay đổi nhân xưng cho phù hợp
+ Lược bỏ các từ chỉ tình thái
+ thêm từ rằng hoặc từ là trước lời dẫn
+ không nhất thiết phải chính xác từng từ nhưng phải dẫn đúng về ý.
- Khi chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp
+ khôi phục nguyên văn lời dẫn( thay đổi nhân xưng và thêm từ ngữ cần thiết...)
+ Sử dụng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
HĐ3. HDHS Luyện tập
* Mục tiêu
- Tìm lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp trong một văn bản cụ thể.
- Chuyển lời nhân vật thành lời dẫn gián tiếp.
- viết một đoạn văn ngắn có sử dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
* Cách tiến hành
- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập.
- HS hoạt động cá nhân. 
- HS và GV sửa.
- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập 2.
- HS HĐ nhóm bàn/ 3' 
- Các nhóm báo cáo → HS và GV sửa.
- HS viết phần a
- Các phần b,c... GV hd học sinh về nhà làm.
b/ Dẫn trực tiếp:
 Trong cuốn sách Hồ Chủ tịch, hình ảnh của dân tộc, tinh hoa của thời đại; đồng chí Phạm Văn Đồng viết: “ Giản dị trong đời sống, …, làm được”
+Dẫn gián tiếp:
 Trong cuốn sách Hồ Chủ tịch…, đồng chí Phạm Văn Đồng khẳng định rằng Hồ Chủ tịch là người giản dị trong đời sống, trong …làm được”
c/ + Dẫn trực tiếp:
 Trong cuốn sách tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc, ông Đặng Thai Mai khẳng định: “Người Việt Nam ngày nay…của mình”
+Dẫn gián tiếp:
 Trong cuốn sách tiếng Việt,một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc, ông Đặng Thai Mai khẳng định rằng người Việt Nam ngày nay…của mình”
- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập 3.
- HS làm bài→HS nhận xét→ GV. chữa
20’
16’
I.Cách dẫn trực trực tiếp
* Bài tập( SGK- 53)
Dẫn trực tiếp:
- Phần in đậm ở ví dụ a là lời nói được phát ra thành lời.
- Phần in đậm ở VD b là ý nghĩ trong đầu
- Cả hai phần in đậm trên được tách ra khỏi phần đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
II. Cách dẫn gián tiếp
* Bài tập ( sgk- 53)
- Dẫn gián tiếp:
a/ Phần in đậm ở VD (a )Là lời nói.
- không có dấu hiệu ngăn cách.
b/ Phần in đậm ở VD b Là ý nghĩ.
- Có dấu hiệu là từ rằng. có thể thay từ là vào vị trí của từ rằng
III. Ghi nhớ
- Có hai cách dẫn:
+ Dẫn trực tiếp.
+ Dẫn gián tiếp.
IV. luyện tập
Bài tập 1( sgk- t54)
Dẫn trực tiếp:
a. dẫn lời nói
b. dẫn ý nghĩ
Bài tập 2. 
Viết đoạn văn:
+Dẫn trực tiếp:
 Trong báo cáo chính trị tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng, Hồ Chủ tịch nhấn mạnh: “ Chúng ta… anh hùng”
+ Dẫn gián tiếp:
 Trong báo cáo chính trị …, Hồ Chủ tịch nhấn mạnh rằng chúng ta…
Bài tập 3.
 dẫn gián tiếp.
 Hôm sau, Linh Phi …Vũ Nương cũng đưa giử một chiếc hoa vàng và dặn Phan về nói với chàng Trương rằng, nếu còn nhớ chút tình xưa…tôi sẽ trở về.
4. Củng cố ( 1’)
 GV hệ thống lại bài theo nội dung học tập trên lớp.
5. Hướng dẫn học tập ( 1’)
 - HS về nhà học bài. 
 - Chuẩn bị bài: tóm tắt văn bản tự sự 
 * Yêu cầu : Đọc và trả lời câu hỏi sgk.( tóm tắt ngắn gọn theo yêu cầu bài tập)

File đính kèm:

  • doctiet 19.doc