Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 16

I. Mục tiêu

Trinh bày được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Chiếc lược ngà

1. Kiến thức

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn truyện Chiếc lược ngà.

- Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

- Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật.

2. Kỹ năng

- Đọc – hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.

3. Thái độ

 

doc10 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1798 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 của ông Sáu giành cho con như thế nào khi ở căn cứ? 
- Cha con ông rơi vào nghịch cảnh gì?
- Tác giả muốn nói gì về chiến tranh?
Cho HS tìm các biện pháp nghệ thuật:
Cốt truyện?
Lựa chọn nhân vật kể?
Xây dựng tình huống?
Miêu tả tâm lý nhân vật.
Cho học sinh nêu nội dung:
Diễn tả tình cảm con người trong thời chiến như thế nào?
Ca ngợi điều gì?
Cho HS đọc ghi nhớ SGK
b. Thái độ và hành động của Thu khi nhận ra người cha.
- Thu về cùng ngoại, vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu, vẻ nghĩ ngợi sâu xa.
- Khi ba nhìn nó, buồn rầu và từ biệt nó: “Thôi! Ba đi nghen con!”:
+ Thu kêu thét lên: Ba…a…a…ba! Hai tay ôm chặt cổ ba, làn tóc tơ sau ót như dựng đứng lên…
+ Không cho ba đi, hôn ba cùng khắp, hôn lên vết thẹo…
+ Dang cả chân rồi câu chặt lấy ba, đôi vai run run.
+ Ôm chầm lấy ba lần cuối và dặn ba mua cho nó cây lược.
=> Tình yêu, nỗi nhớ và cả sự kính trọng xen lẫn sự hối hận dồn nén trong bé Thu và bùng phát trong giờ phút cuối cùng. Thể hiện tình cảm mãnh liệt của cô bé đối với cha. Một tình cảm thiêng liêng.
c. Tình cảm ông sáu giành cho con khi ở căn cứ.
- Cứ ân hận sao mình lại đánh con.
- Tỉ mỉ làm chiếc lược bằng ngà voi để tăng con gái.
- Trước khi nhắm mắt, anh chỉ kịp giao chiếc cho bạn nhờ trao cho con gái.
5. Tổng kết:
a. Nghệ thuật:
- Cốt truyện chặt chẽ.
- Lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp, người kể điều khiển cảm xúc theo nhịp kể, chủ động xen vào ý kiến bình luận: “Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối phần nào tâm trạng của anh”.
- Xây dựng tình huống bất ngờ, hợp lý.
- Miêu tả tâm lý và tính cách nhân vật.
b. Nội dung:
- Diễn tả cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
- Ca ngợi tình cảm thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc
* Ghi nhớ: SGK.
HOẠT ĐỘNG III 5P
Gợi ý: Làm bài tập.
Cho học sinh nhận xét hai tình huống truyện?
Cho HS kể lại câu chuyện theo ngôi kể thứ nhất?
III. Luyện tập.
1. Bài tập 1: Thái độ của bé thu.
- Lúc ông sáu về nhà: Cương quyết không nhân cha.
- Lúc ông sáu lên đường: Nhận cha với tình cảm mãnh liệt.
=> Thể hiện cá tính mạnh mẽ, tình cảm sâu nặng với người cha.
2. Bài tập 2: Đóng vai bé Thu kể lại câu chuyện khi cha em về thăm nhà và lúc chia tay gia đình lên đường chiến đấu.
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất.
- Thay đổi ngôn từ cho phù hợp.
Củng cố: 3P
Nhắc lại nội dung bài học?
Dặn dò.1P
- Học ghi nhớ và tóm tắt VB.
- Chuẩn bị: ôn tập về thơ và truyện hiện đại. 
V. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 23/11/2013
Tiết thứ: 74,75
 Ngày dạy: 25/11/2013
Bài: 
ÔN TẬP VỀ THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
I. Mục tiêu
Nắm được những kiến thức cơ bản về thể loại, về nội dung và những nét tiêu biểu về nghệ thuật của các văn bản đã được học trong chương trình Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9.
1. Kiến thức
- Những hiểu biết ban đầu về lịch sử văn học Việt Nam
- Một số khái niệm liên quan đến thể loại văn học đã học.
2. Kỹ năng
- Hệ thống hoá những tri thức đã học về các thể loại văn học gắn với từng thời kì.
- Đọc – hiểu tác phẩm theo đặc trưng của thể loại.
3. Thái độ
Tích cực hệ thống kiến thức, nghiêm túc thực hành, hắng hái phát biểu ý kiến.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên. Giáo án
Học sinh. Ôn lại kiến thức đã học.
III. Phương pháp. Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề …
IV. Tiến trình giờ dạy.
Ổn định: kiểm tra sĩ số. 1p
Kiểm tra: 0p
Bài mới
Giới thiệu:
Để hệ thống kiến thức về phân môn văn học trong chương trình lớp 9 học kỳ I, hôm nay chúng ta ôn tập Truyện và thơ hiện đại.
Các hoạt động.
THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG I
Cho HS lập bảng hệ thống các văn bản truyện và thơ hiện đại theo mẫu
- Tác phẩm 
- Thể loại.
- Tác giả
- Nội dung.
- Nghệ thuật.
Giáo viên nhận xét kết quả của học sinh
1. Hệ thống kiến thức về thơ và truyện hiện đại.
- Tác phẩm 
- Thể loại.
- Tác giả
- Nội dung.
- Nghệ thuật.
HOẠT ĐỘNG II
Chia nhóm : học sinh nhận xét, đánh giá nhân vật 
+ Việc làm … (dẫn chứng)
+ Thái độ, hành động, cử chỉ, lời nói …(dẫn chứng)
Giáo viên nhận xét đánh giá hoạt động của học sinh.
2. Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật.
- Ông Hai – làng; Anh thanh niên – Lặng lẽ Sa Pa; Bé Thu – Chiếc lược ngà.
- Nội dung cần diễn đạt:
+ Việc làm … (dẫn chứng)
+ Thái độ, hành động, cử chỉ, lời nói …(dẫn chứng)
=> Tính cách nhân vật – chủ đề tác phẩm.
HOẠT ĐỘNG III
Chia nhóm : học sinh nhận xét, đánh giá đoạn thơ, bài thơ 
- Ngôn ngữ
- Nhịp điệu 
- Hình ảnh.
Giáo viên nhận xét đánh giá hoạt động của học sinh.
3. Phân tích đoạn thơ, bài thơ.
- Ngôn ngữ
- Nhịp điệu dẫn chứng
- Hình ảnh.
=> Thể hiện nội dung và tư tưởng.
HOẠT ĐỘNG IV
Chia nhóm cho học sinh tóm tắt văn bản
Nhận xét đánh giá kết quả của học sinh
4. Tóm tắt văn bản.
- Làng
- Lặng lẽ Sa Pa 
- Chiếc lược ngà những sự việc chính
- Cố hương.
- Những đứa trẻ.
BẢNG HỆ THỐNG TRUỆN VÀ THƠ HIỆN ĐẠI
Tác phẩm
Thể loại
Tác giả
Nội dung
Nghệ thuật
Đồng chí
Thơ trữ tình, tự do
Chính Hữu
(1926-2007)
Tình đồng chi của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lý tưởng chiến đấu được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng.
Thể hiện hình tượng người lính cách mạng và sự gắn bó keo sơn của họ qua những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Thơ trữ tình, tự do
Phạm Tiến Duật
(1941-2007)
Khắc họa hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kinh. Qua đó, khắc họa nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kỳ chống Mĩ, với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam.
Đưa vào bài thơ chất liệu hiện thực sinh độngcủa cuộc sống ở chiến trường, ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn.
Đoàn thuyền đánh cá
Thơ trữ tình, 7 chữ tự do
Huy Cận
(1919-2005)
Khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.
Có nhiều sang tạo trong việc xây dựng hình ảnh, bằng lien tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo; có âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng, lạc quan.
Bếp lửa
Thơ trữ tình, tự do
Bằng Việt
1941
Bài thơ gợi lại kỷ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện long kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.
Kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận. thành công của bài thơ là ở sự sang tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỷ niệm, cảm xúc và suy nghĩ về bà và tình bà cháu.
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Thơ trữ tình, tự do
Nguyễn Khoa Điềm
1943
Trong gian nan vất vả của cuộc song ở chiến khu, người mẹ càng dành cho con tình yêu thương thắm thiết, càng ước mong con mau lớn khôn, khỏe mạnh trở thành công dân của một đất nước tự do.
Thể hiện tình yêu thương con gắn với lòng yêu nước, với tinh thần chiến đấu của người mẹ miền Tây Thừa Thiên qua khúc hát ru mang giọng điệu ngọt ngào, trìu mến.
Ánh trăng
Thơ trữ tình, 5 chữ tự do
Nguyễn Duy
1948
Một lời tự nhắc nhở về năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Khuyên người có thái độ uống nước nhớ nguồn, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
Giọng điệu tâm tình tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm.
Làng 
Truyện ngắn.
Kim Lân
(1920 – 2007)
Tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực, sâu sác và cảm động.
Thành công trong việc xây dựng tình huống truyện, trong nghệ thuật miêu tả tâm lý và ngôn ngữ nhân vật.
Lặng lẽ Sa Pa
Truyện ngắn
Nguyễn Thành Long 
(1925-1991)
Khắc họa thành công người lao động bình thường mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên núi cao. Qua đó truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
Xây dựng được tình huống hợp lý, cách kể truyện tự nhiên, có kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận.
Chiếc lược ngà
Truyện ngắn
Nguyễn Quang Sáng. 
1932
Thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
Xây dựng tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hớp lí; miêu tả thành công tâm lý và xây dựng tính cách nhân vật, đặc biệt là bé Thu.
Cố hương 
Truyện ngăn
Lỗ Tấn
Thuật lại chuyến về quê cuối cùng của nhân vật “tôi”, những rung cảm trước sự thay đổi của làng quê. Phê phán xã hội phong kiến và lễ giáo. Đặt ra vấn đề con đường đi cho mọi người suy ngẫm.
Miêu tả nội tâm; diễn biến và tình huống sự việc hết sức tự nhiên; hình ảnh mang ý nghĩa khái quát.
Những đứa trẻ
Tiểu thuyết
M. Go-rơ-ki
Tình bạn thân thiết của tác giả hồi còn nhỏ với mấy đứa trẻ sống thiếu tình thương bên hang xóm, bất chấp những cản trở trong quan hệ xã hội lúc bấy giờ
Tài kể chuyện giàu hình ảnh, đan xen giữa truyện đời thường với truyện cổ tích.
Củng cố:
Nhắc lại nội dung vừa ôn?
Dặn dò.
- Học nội dung ôn tập.
- Chuận bị: Làm bài kiểm tra thơ và truyện hiện đại.
V. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 28/11/2013
Tiết thứ: 76
 Ngày dạy: …/12/2013
Bài: 
KIỂM TRA VỀ THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
I. Mục tiêu
Nhận định, đánh giá, phân tích các tác phẩm (hoặc đoạn trích) văn học thời kỳ hiện đại.
1. Kiến thức
	- Trình bày nội dung và nghệ thuật các tác phẩm văn học hiện đại.
	- Tóm tắt các đoạn trích. Viết đoạn thơ	
2. Kỹ năng
	- Phân tích được nhân vật trong tác phẩm.
	- Phân tích được nội dung, nghệ thuật các đoạn trích.
3. Thái độ: căm ghét cái xấu xa, quý trọng cái đẹp, cái cao cả, biết xót thương những hoàn cảnh éo le.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên. Giáo án
2. Học sinh. Hoc các nội dung đã ôn.
III. Phương pháp: Quan sát.
IV. Tiến trình giờ dạy.
Ổn định: kiểm tra sĩ số. 1p
Kiểm tra bài cũ: 
Bài mới:
 a. Giới thiệu: Qua quá trình tìm hiểu về văn học Trung Đại. Hôm nay các em làm bài kiểm tra để đánh giá lạ

File đính kèm:

  • docTuần 16.doc
Giáo án liên quan