Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 90

I. Mức độ cần đạt

- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại. dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

- Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.

II. Trọng tâm kiến thức,kĩ năng

1.Kiến thức

- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.

- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

2. Kĩ năng

- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa,lối sốn.

 

doc243 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1464 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 90, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đơn độc, trơ trọi, bé nhỏ của con người càng nhấn mạnh tâm trạng cô đơn buồn tủi của TK. Bút pháp NT tả cảnh ngụ tình đặc sắc. 
 2. 8 câu tiếp: Nỗi nhớ thương của Kiều
* Nhớ Kim Trọng: 
-Tưởng người dưới nguyệt chén đồng -> nhớ chàng Kim, tưởng tượng cảnh KT cũng đêm ngày đau đáu chờ tin mình mà uổng công vô ích: "tin sương luống những rày trông mai chờ"
. -Tấm son…phai: tâm trạng đau đớn, xót xa bởi tấm lòng nhớ thương KT không bao giờ nguôi quên, bởi h/c bị dập vùi hoen ố, biết bao giờ gột rửa được.
* Nhớ cha mẹ: xót xa, thương nhớ. 
- Xót người tựa cửa hôm mai: Nàng thương cha mẹ khi sáng, khi chiều tựa cửa ngóng tin con. 
- Nàng xót xa lúc cha mẹ tuổi già sức yếu mà nàng không được tự tay chăm sóc và hiện thời ai người trông nom: Quạt nồng ấp lạnh…. 
- Nàng tưởng tượng cảnh nơi quê nhà tất cả đã đổi thay mà sự đổi thay lớn nhất là "gốc tử đã vừa người ôm", nghĩa là cha mẹ ngày một thêm già yếu. 
- Các từ ngữ chỉ thời gian xa cách : "hôm mai", "cách mấy nắng mưa", các thi liệu, điển cố văn học Trung Hoa như "sân lai gốc tử"và thành ngữ "quạt nồng ấp lạnh"đã cực tả nỗi nhớ thương cha mẹ, nỗi đau buồn, tấm lòng hiếu thảo của Kiều, của đứa con gái đầu lòng đã không thể, không được chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ, khi song thân đã già yếu. Nguyễn Du đã sử dụng ngôn ngữ độc thoại kết hợp hài hoà giữa phong cách cổ điển và phong cách dân tộc, tạo nên những vần thơ biểu cảm thể hiện một tâm trạng bi kịch, một cảnh ngộ đầy bi kịch của TK. Giọng thơ rưng rưng lệ, nỗi đau của nàng Kiều như thấm vào cảnh vật, thời gian và lòng người…
=> Trong cảnh ngộ ở lầu NB, K là người đáng thương nhất, nhưng nàng đã quên cảnh ngộ bản thân để nghĩ về Kim Trọng, nghĩ về cha mẹ. Kiều là người tình thuỷ chung, người con hiếu thảo, người có tấm lòng vị tha đáng trọng
3. Tám câu cuối : tâm trạng Kiều qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
- Điệp ngữ "buồn trông"(buồn mà nhìn ra xa, buồn mà trông ngóng, mong đợi một điều gì đó mơ hồ, xa xôi) tạo một âm hưởng trầm buồn. "Buồn trông"đã trở thành điệp khúc của đoạn thơ và cũng là điệp khúc của tâm trạng buồn tê tái, đau thương, cô đơn của nàng Kiều. Giọng thơ tha thiết não nùng.
- Bốn bức tranh buồn: cứ mỗi cặp câu lục bát là một bức tranh buồn của tâm trạng, nỗi buồn nhiều vẻ.
* Buồn trông cửa bể chiều …. xa xa
- Chiều hôm -> thời gian gợi buồn, cửa bể mênh mông lúc ngày tàn chiều hôm càng làm tăng nỗi buồn đau cô đơn của kiếp người lưu lạc, bơ vơ
- Cánh buồm thấp thoáng, lúc ẩn lúc hiện như một ảo ảnh đầy ám ảnh, gợi lên những khát vọng trong lòng người tha hương nhớ về gia đình, quê hương, người yêu….
* Buồn trông: cánh hoa trôi man mác trên ngọn nước mới sa.
=> Kiều nhìn cánh hoa trôi trên mặt nước mà cảm thương cho số phận hoa trôi bèo nổi của mình, vô định không phương hướng, băn khoăn không biết cuộc đời mình sẽ ra sao?
* Buồn trông ngọn cỏ dầu dầu…
- Cỏ úa tàn héo hắt một màu xanh nhợt nhạt trải dài tít tắp của "chân mây mặt đất".
=> Nhìn màu sắc tê tái thê lương ấy, Kiều đau tê tái khi nghĩ đến tương lai mờ mịt, héo tàn của mình không biết kéo dài đến bao giờ?
* Buồn trông gió cuốn – nghe tiếng sóng. 
Tâm trạng cô đơn, dự cảm hãi hùng về tương lai và số phận của Kiều
III. Tổng kết ( sơ đồ tư duy)
1.Nghệ thuật:
- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du vô cùng điêu luyện. Thiên nhiên thấm đẫm tâm trạng, bộc lộ tâm trạng theo quy luật tâm lí "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". 
- Mỗi câu thơ, mỗi hình ảnh, ngôn ngữ miêu tả thiên nhiên, miêu tả ngoại cảnh mang ý nghĩa và giá trị như một ẩn dụ, một tượng trưng về tâm trạng đau khổ và số phận đen tối của một kiếp người trong bể trầm luân.
- Các từ láy vừa gợi tả màu sắc, hình ảnh, âm thanh lại vừa diễn tả tâm trạng con người
- Điệp từ điệp ngữ liên hoàn nhấn mạnh, khắc sâu trạng thái vô vọng, cô đơn, bế tắc đến vô tận đang chao đảo trong tâm trạng của Kiều.
2. Nội dung: 
- Tâm trạng cô đơn, lẻ loi của Kiều.
- Niềm xót thương vô hạn của tác giả
IV. Luyện tập
 4. Củng cố:
? Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là gì? Lấy 8 câu thơ cuối cùng trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích"để chứng minh..
5.Hướng dẫn học bài
 - Học thuộc đoạn thơ trên; ghi nhớ
 - Soạn bài: Lục Vân Tiên…	
	=========================
	 Ngày soạn : 10/10/2012
Tiết 38 : LỤC VÂN TIÊN CỨU KỀU NGUYỆT NGA
(Trích Truyện Lục Vân Tiên)
Nguyễn Đình Chiểu
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu và lí giải được vị trí của tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên và đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu cho kho tàng văn học dân tộc.
- Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga,.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu một đoạn trích truyện thơ.
- Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc hoạ trong đoạn trích.
III. CHUẨN BỊ
1. GV : Tác phẩm : Lục Vân Tiên.
 Tranh , ảnh minh hoạ.
2. HS : soạn bài
IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ 
 ? Đọc thuộc lòng đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" và nêu ND chính ?
 ? Phân tích 8 câu cuối của đ. trích để thấy được bút pháp tả cảnh ngụ tình 
 đặc sắc của N. Du ?
 3. Bài mới
 Hoạt động 1 : Khởi động
Không chỉ là nhà thơ nổi tiếng khắp lục tỉnh Nam Bộ, ông còn là thầy giáo, thầy thuốc và là nhà yêu nước lớn cuối TK 19. Hôm nay các em sẽ được tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của ông.
Hoạt động 1.Đọc- Tìm hiểu chung
? Nêu những nét lớn nhất về cuộc đời và sự nghiệp văn thơ của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu? 
- Bao bất hạnh ập đến, đầy nghiệt ngã nhưng ông không gục ngã trước số phận. ông vẫn ngẩng cao đầu và sốngcó ích đến hơi thở cuối cùng…ở cương vị nào ông cũng LĐ hết mình và nêu gương sáng cho đời.
? Nhưng trong hoàn cảnh đen tối ấy, NĐC đã có những suy nghĩ và hành động như thế nào? 
- Tỉnh trưởng Bến Tre đến thăm ông , có nhã ý mời ông cộng tác và hưởng lương bổng nhưng ông kiên quyết từ chối. Bản thân gđ ông đã di dời đến nhiều nơi sinh sống, từ khi giặc bắt đầu chiếm 3 tỉnh miền tây.. bởi không muốn sống trong vùng địch chiếm.
? Sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu có những tác phẩm tiêu biểu nào ?
? Nêu những hiểu biết của em về tác phẩm LV ?
? Với truyện tuyên truyền đạo lí thì kiểu kết cấu này có ý nghĩa gì ?
Cho học sinh ghi tóm tắt theo 4 ý sau:
HS lần lượt tóm tắt nội dug theo sgk.
? Truyện "LVT" được viết ra nhằm mục đích gì?
(Truyền dậy đạo lí làm người).
? Tại sao có thể coi tác phẩm này có tính chất tự truyện ?
c/đ LVT …
Nghị lực sống cao cả, sống có ích...
? Em có nhận xét gì về nội dung của truyện so với ND truyện cổ tích ?
HS đọc
GV sơ lược vị trí và h/c hiện tại của LVT.
? Căn cứ nội dung đ, trích, có thể chia làm mấy phần ?ND từng phần ?
Hoạt động 2. Tìm hiểu đoạn trích "LVTCKNN"
I.Đọc- Tìm hiểu chung
1. Tác giả Nguyễn Đình Chiểu ( 1822- 1888)
a. Cuộc đời :
- Quê nội Thừa Thiên, Huế, quê ngoại ở Gia Định
- Cuộc đời đầy đau khổ và bất hạnh: đỗ tú tài ở Gia định năm 1843. Chưa kịp thi tiếp thì mẹ mất, ốm nặng, bị mù, bị bội hôn.
- Nghị lực phi thường, cống hiến và gánh vác nhiều trọng trách: 
+ thầy thuốc
+ thầy giáo
+Cùng các lãnh tụ nghĩa quân (Trương Định, Phan Tòng) bàn mưu kế chống Pháp.
- Sáng tác nhiều thơ văn khích lệ tinh thần yêu nước, chiến đấu của nhân dân Nam Bộ 
- Khí tiết cao cả, không khuất phục trước bất kì một thủ đoạn dụ dỗ, mua chuộc nào của giặc.
b. Sự nghiệp thơ văn bất hủ: toàn bộ viết bằng chữ Nôm: 
- Truyện thơ Lục Vân Tiên, Ngư Tiều y thuật vấn đáp, Dương Từ - Hà Mậu(giai đoạn 1)
- Văn Tế nghĩa sĩ Cần giuộc, Văn tế Trương Đinh, nhiều bài thơ khác.(giai đoạn 2)
=> Là nhà thơ, nhà văn tiêu biểu nhất Miền Nam cuối thế kỉ 19 với quan niệm « văn dĩ tải đạo » => dẫn đầu cho phong trào thơ văn yêu nước cận đại Nam Bộ.
2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác: khoảng 50 năm đầu của TK 19 (1850), 
- Kết cấu: Truyện thơ Nôm được kết cấu theo kiểu truyền thống của loại truyện phương Đông, theo từng chương hồi, xoay quanh diễn biến cuộc đời của các nhân vật chính.
- Truyện dài 2082 câu thơ lục bát và được lưu truyền rộng rãi khắp lục tỉnh và miền nam Trung Bộ dưới nhiều hình thức: nói thơ, kể chuyện, hát LVT…. và lan rộng ảnh hưởng ra toàn quốc.
3. Tóm tắt: 
- LVT đánh cướp cứu KNN
- VT gặp nạn được thần và người cứu giúp
- NN gặp nạn được phật và dân cứu
- LVT và KNN gặp lại được nhau sống hạnh phúc.
4. Giá trị của tác phẩm:
 a. Nội dung
* Hiện thực :
- Vạch trần cái xấu và cái ác trong xã hội.
* Nhân đạo:
- Đề cao đạo đức nhân dân.
+ Đề cao tinh thần nghĩa hiệp
+ Xem trọng tình nghĩa sâu nặng, cao thượng giữa con người với con người 
+ Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời 
=> Ở thời đại đó, chế độ phong kiến khủng hoảng nghiêm trọng, kỉ cương trật tự xã hội lỏng lẻo, đạo đức suy vi, một tác phẩm như thế đã đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, nên ngay từ lúc mới ra đời, truyện LVT đã được nhân dân Nam Bộ tiếp nhận nồng nhiệt.
b. Nghệ thuật
- Truyện kể bằng thơ mang tính chất dân gian rõ rệt như một câu chuyện cổ tích.
- Chú trọng đến diễn biến, hành động của nhân vật, ít miêu tả tâm trạng.
- Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị
- Truyện mang phong cách Nam Bộ rõ rệt.
II. Tìm hiểu đoạn trích "LVTCKNN"
1.Vị trí đoạn trích:
 Phần đầu truyện, từ câu 123-180
 2. Giải nghĩa từ khó (chú thích sgk)
 3. Bố cục: 2 phần
- LVT đánh tan bạn cướp, tiêu diệt tên cầm đầu Phong Lai
- Cuộc trò chuyện giữa LVT với KNN sau trận đánh (đoạn còn lại)
4.Củng cố:
Tham khảo: Cuộc đời NĐC- LVT truyện – NXB KHXH-1994
5.Hướng dẫn học bài
- Học thuộc lòng và phân tích 

File đính kèm:

  • docGiao an Van 9(1).doc
Giáo án liên quan