Ngữ văn 9 - Ôn tập truyện Việt Nam hiện đại

BÀI 1: LÀNG.

A. Kiến thức cần nhớ.

1. Tác giả

 - Kim Lân tên là Nguyễn Văn Tài, sinh năm 1920 quê ở làng Phù Lưu, huyện Từ Sơn, tỉnh Hà Bắc.

 - Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn.

 - Kim Lân am hiểu sâu sắc và gắn bó với nông thôn và người nông dân. Truyện của ông hầu như chỉ viết về sinh hoạt nông thôn và cảnh ngộ của người nông dân

=>Chính hai đặc điểm trên đã tạo nên thành công của tác giả trong truyện “Làng”.

2. Hoàn cảnh sáng tác:

- Truyện “Làng” được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948.

3.Truyện “Làng” có những đặc điểm cần lưu ý sau:

 - Truyện “Làng” khai thác một tình cảm bao trùm và phổ biến trong con người thời kì kháng chiến: tình cảm quê hương đất nước. Đây là một tình cảm mang tính cộng đồng. Nhưng thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm, tâm lý chung ấy trong sự thể hiện cụ thể, sinh động ở một con người, trở thành một nét tâm lý sâu sắc ở nhân vật ông Hai, vì thế nó là tình cảm chung mà lại mang rõ màu sắc riêng cá nhân, in rõ cá tính của nhân vật.

- Truyện thuộc loại có cốt truyện tâm lý, không xây dựng trên các biến cố, sự kiện bên ngoài mà chủ trọng đến các tình huống bên trong nội tâm nhân vật, miêu tả các diễn biến tâm lý, từ đó làm nổi rõ tính cách nhân vật và chủ đề tác phẩm.

- Những biện pháp nghệ thuật chính để miêu tả nhân vật ông Hai - nhân vật chính của truyện:

+ Miêu tả nội tâm

+ Ngôn ngữ đối thoại và độc thoại

- Văn bản “làng” đã kết hợp các phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Tự sự là chính vì câu chuyện được triển khai theo hệ thống các sự việc.

- Truyện được kể theo ngôi thứ ba. Nó đảm bảo tính khách quan của những cái được kể, gợi cảm giác chân thực cho người đọc.

- Tình huống cơ bản của truyện là khi ở nơi tản cư lúc nào cũng da diết nhớ về làng và tự hào về nó thì bỗng nghe được tin làng mình đã lập tề theo giặc. Chính tình huống ấy đã cho thấy lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến đã bao trùm và chi phối tình cảm quê hương ở ông Hai, đồng thời làm bộc lộ sâu sắc và cảm động tình yêu làng, yêu nước ở ông.

 

doc49 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 792 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ngữ văn 9 - Ôn tập truyện Việt Nam hiện đại, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lược ngà cho con. 
7. Nghệ thuật trần thuật của truyện :
- Truyện «Chiếc lược ngà » khá tiêu biểu cho những đặc điểm trong nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng. Là một nhà văn Nam Bộ, rất am hiểu và gắn bó với mảnh đất ấy, Nguyễn Quang Sáng, hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong chiến tranh và sau hoà bình.
- Một trong những điểm tạo nên sức hấp dẫn của truyện là tác giả đã xây dựng được một cốt truyện khá chặt chẽ, có những yếu tố bất ngờ tự nhiên nhưng hợp lí : Bé Thu không nhận ra cha khi ông Sáu về phép thăm nhà, rồi lại biểu lộ những tình cảm thật nồng nhiệt, đầy xúc động với người cha trước lúc chia tay. Sự bất ngờ càng gây được hứng thú cho người đọc khi hiểu được tính hợp lí của các sự việc, hành động bề ngoài có vẻ mâu thuẫn. Ở phần sau của truyện, tác giả còn tạo thêm một bất ngờ nữa, đó là cuộc gặp gỡ tình cờ của nhân vật người kể chuyện với Thu, bấy giờ đã thành một cô giao liên dũng cảm, trong một lần ông cùng một đoàn cán bộ đi theo đường dây giao liên, vươợ qua một quãng nguy hiểm ở Đồng Tháp Mười.
- Một yếu tố nghệ thuật nữa góp phần tạo nên thành công của truyện ngắn này là việc lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp. Người kể chuyện trong vai một người bạn thân thiết của ông Sáu, không chỉ là người chứng kiến khách quan và kể lại mà còn bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với các nhân vật. Đồng thời qua những ý nghĩ, cảm xúc nhân vật kể chuyện, các chi tiết, sự việc và nhân vật khác trong truyện bộc lộ rõ hơn, ý nghĩa tư tưởng của truyện thêm sức thuyết phục.
+ Truyện được trần thuật theo lời của người bạn ông Sáu, người đã chứng kiến những cảnh ngộ éo le của cha con ông. Cảnh ngộ ấy đã gợi lên bao nhiêu xúc động ở nhân vật kể chuyện : « tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng « ba » mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng « ba » như vỡ tung ra từ đáy lòng nó ». Lòng trắc ẩn, sự thấu hiểu những hi sinh mà bạn mình phải chịu đựng khiến cho ông « bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim ».
+ Chọn nhân vật kể chuyện như vậy khiến cho câu chuyện trở nên đáng tin cậy hơn. Người kể chuyện lại hoàn toàn chủ động điều khiển nhịp kể theo trạng thái cảm xúc của mình, chủ động xen vào những ý kiến bình luận, suy nghĩ để dẫn dắt sự tiếp nhận của người đọc, người nghe. (VD : trong cuộc đời kháng chiến của tôi, tôi chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chia tay, nhưng chưa bao giờ tôi bị xúc động như lần ấy, « cây lược ngà chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh »)
B.Luyện tập.
Câu 1 : Vì sao câu chuyện về tình cha con cảm động trong chiến tranh lại được Nguyễn Quang Sáng đặt tên là « Chiếc lược ngà » ?
Gợi ý :
Nhan đề của tác phẩm thường bộc lộ chủ đề của truyện hoặc ít nhiều nói tới cốt truyện »Chiếc lược ngà » của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là một nhan đề giản dị và sâu sắc.
Chiếc lược ngà là kỉ vật thiêng liêng của tình cha con sâu nặng. Với bé Thu : ban đầu là ước mơ của một cô bé 8 tuổi, một ước ao rất giản dị, trong sáng, rất con gái. Có lẽ đó cũng là món quà đầu tiên nhưng cũng lại là món quà cuối cùng người cha tặng cho cô con gái bé bỏng. Nó là tất cả tình yêu thương, kỉ niệm của ba dành cho Thu khi ba hi sinh. Với bé Thu, chiếc lược ấy chính là hình ảnh người cha (trong tâm khảm)
Với ông Sáu : Những ngày xa con ở chiến khu, bao nhiêu nhớ thương, day dứt, ân hận và cải cái niềm khát khao được gặp con, anh dồn cả vào việc làm chiếc lược ngà rất tỉ mẩn, rất cẩn thận (dũa từng chiếc răng lược chau chuốt). Dường như khi dũa từng chiếc răng như vậy, anh cũng bớt áy náy vì đã đánh con, đã không phải với con. Cây lược làm xong, mỗi khi thương nhớ con, anh lại ngắm nhìn cây lược. Phải chăng với người cha, chiếc lược nhỏ xinh xắn ấy cũng là hình ảnh cô con gái bé bỏng. Và trước khi anh Sáu hi sinh, chiếc lược ngà chính là lời trăn trối anh gửi lại, là tất cả tình cảm của người cha dành cho con, cho gia đình.
Câu 2 : ( đề thi vào THPT năm học 2005 – 2006)
Trong tác phẩm « Chiếc lược ngà » của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, đoạn ghi lại cảnh chia tay của cha con ông Sáu có đoạn viết : « Nhìn cảnh ấy. trái tim mình ».
Vì sao khi chứng kiến cảnh này, bà con xung quanh và nhân vật « tôi » lại có cảm xúc đó ?
Người kể chuyện ở đây là ai ? Cách chọn vai kể đã góp phần như thế nào vào sự thành công của tác phẩm ? 
Kể tên hai tác phẩm khác viết về đề tài chống Mĩ, ghi rõ tên tác giả ?
Gợi ý : a. 
Ông Sáu phải chịu đựng quá nhiều sự hi sinh, mất mát : chiến tranh khiến cho ông mang một nỗi đau về thể xác và trong những ngày phép ngắn ngủi ở nhà, ông lại phải chịu thêm nỗi đau tinh thần do bé Thu nhất quyết không chịu nhận ông là cha, không gọi một tiếng « ba » mà ông hằng khao khát suốt 8 năm trời. 
Trong buổi sáng trước giờ phút ông Sáu lên đường, thái độ và hành động của bé Thu đã đột ngột thay đổi hoàn toàn. Lần đầu tiên Thu cất tiếng gọi « ba » và tiếng kêu như tiếng xé, rồi « nó vừa kêu vừa chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó », « Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa, « hai tay nó xiết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi cấu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run ». Như vậy, cho đến lúc chia tay vợ con lần thứ hai để bước vào một cuộc chiến đấu mới, ông mới được một khoảnh khắc hạnh phúc quá ngắn ngủi. Trước cử chỉ của bé Thu, “anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con”. Đó là giọt nước mắt sung sướng, hạnh phúc của một người cha cảm nhận được tình ruột thịt từ con mình. 
Thì ra trong đêm về nhà ngoại, Thu đã được bà giải thích về vết thẹo làm thay đổi khuôn mặt ba nó. Sự nghi ngờ bấy lâu được giải toả và ở Thu nảy sinh một trạng thái như là sự ân hận, hối tiếc. Vì thế trong giờ phút chia tay với cha, tình yêu và nỗi nhớ mong với người cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu, nay bùng ra thật mạnh mẽ và hối hả, cuống quýt, có xen lẫn cả sự hối hận. 
=>Chứng kiến những biểu hiện tình cảm ấy trong cảnh ngộ cha con ông Sáu phải chia tay, có người không cầm được nước mắt và người kể chuyện thì cảm thấy như có bàn tay ai nắm lấy trái tim mình.
b. Truyện được trần thuật theo lời của ông Ba- người bạn ông Sáu, nhân vật « Tôi », người đã chứng kiến những cảnh ngộ éo le của cha con ông. Cảnh ngộ ấy đã gợi lên bao nhiêu xúc động ở nhân vật kể chuyện : « tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng « ba » mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng « ba » như vỡ tung ra từ đáy lòng nó ». Lòng trắc ẩn, sự thấu hiểu những hi sinh mà bạn mình phải chịu đựng khiến cho ông « bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim ».
=> Chọn nhân vật kể chuyện như vậy khiến cho câu chuyện trở nên đáng tin cậy hơn. Người kể chuyện lại hoàn toàn chủ động điều khiển nhịp kể theo trạng thái cảm xúc của mình, chủ động xen vào những ý kiến bình luận, suy nghĩ để dẫn dắt sự tiếp nhận của người đọc, người nghe. (VD : trong cuộc đời kháng chiến của tôi, tôi chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chia tay, nhưng chưa bao giờ tôi bị xúc động như lần ấy, « cây lược ngà chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh »)
c. Kể tên hai tác phẩm :
1. Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật.
2. Truyện « Những ngôi sao xa xôi » của Lê Minh Khuê
Câu 3 : Viết lại đoạn văn dưới đây thay vai kể là bé Thu : « Chắc anh cũng muốn lấy cổ ba nó »
================
TẬP LÀM VĂN
Đề bài 1: Cảm nhận về nhân vật ông Sáu trong đoạn trích « Chiếc lược ngà » của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. 
A. Mở bài : 
- Truyện « Chiếc lược ngà » được Nguyễn Quang Sáng viết năm 1966, tại chiến trường Nam Bộ trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt. Truyện viết trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt nhưng lại tập trung nói về tình người - cụ thể ở đây là tình cha con trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Đặc biệt tình là tình cảm của ông Sáu - người cha cán bộ cách mạng đối với đứa con gái nhỏ - Bé Thu thật sâu sắc và cảm động. 
B. Thân bài : 
1. Tóm tắt qua về cuộc đời của ông Sáu : Ông Sáu là một nông dân Nam Bộ giàu lòng yêu nước đã tham gia hai cuộc kháng chiến (đánh Pháp và đánh Mĩ), và đã anh dũng hi sinh. Ông Sáu là một người cha hi sinh cả cuộc đời để gìn giữ tình cha con bất diệt.Vì cuộc chiến đấu chung của dân tộc, ông Sáu đã mang vế sẹo trên mặt, đã hi sinh cả vẻ đẹp của một thời trai trẻ. Đấy là nỗi đau thể xác. Mấy ngày về thăm nhà, ông lại phải trải qua nỗi đau về tinh thần : đứa con gái duy nhất ông hằng mong nhớ, không chịu nhận ông cha, không một lời gọi « ba ». Cho đến phút cuối cùng trước lúc chia tay, ông mới được hưởng hạnh phúc của người cha. Nhưng phút ấy ngắn ngủi quá. Để rồi cuối cùng ông vĩnh viễn phải xa con. Ông đã ngã xuống lặng thầm mà không một lời trăng trối, không một nấm mồ, không bia mộ
2. Trong những ngày về phép thăm nhà.
- Ra đi đánh giặc từ năm 1946, mãi đến năm 1954 hoà bình lập lại, ông mới được về phép thăm nhà và quê hương một vài ngày. Ngày ra đi bộ đội, đứa con gái bé bỏng thân yêu của ông mới lên một tuổi, ngày về thì con bé đã tám, chín tuổi. Cái khao khát của một người lính sau những năm dài vào sinh ra tử trở lại quê hương, được gặp lại vợ con, được nghe con cất tiếng gọi « ba » một tiếng cũng không được trọn vẹn. Đó là bi kịch thời chiến tranh. 
+ Gặp lại con sau nhiều năm xa cách với bao nỗi nhớ thương nên ông Sáu không kìm được nỗi vui mừng trong phút đầu nhìn thấy đứa con. Ông vừa bước, vừa khom người đưa tay chờ đón con”, có lẽ ông rất vui, rất xúc động và hạnh phúc, tin rằng đứa con sẽ đến với mình. Nhưng bé Thu đã từ chối, chạy và kêu thét lên gọi má. Ông Sáu vô cùng buồn bã, thất vọng, đau đớn. 
+ Trong hai ngày phép ngắn ngủi, ông Sáu không đi đâu chỉ quanh quẩn ở nhà với con, chăm sóc con nhưng bé Thu không nhận cha khiến ông vô cùng buồn. .....nhưng ông sẵn lòng tha thứ cho con. Tình yêu thương của người cha dành cho con trở nên bất lực khi ông Sáu đánh con 

File đính kèm:

  • docOn tap truyen hien dai 9.doc
Giáo án liên quan