Giáo án Ngữ văn 9 - Kỳ II

A. Mục tiêu cần đạt

 Giúp học sinh:

- Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách

- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.

B. Tổ chức các hoạt động dạy và học

1. Ổn định:

2. Kiểm tra:

- Vở soạn kì II

- Giới thiệu chương trình SGK kì II lớp 9

+ Văn: - Văn bản nhật dụng

 - Văn học hiện đại: thơ, truyện

 - Văn học nước ngoài

 - Kịch

+ TLV: - Nghị luận 1 vấn đề về tư tưởng, đạo lí

 - Nghị luận văn học

 

doc215 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2914 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Kỳ II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 khi tìm ý cho một bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ? (chốt lên hình)
->Ghi bảng phần lập dàn ý.
?Nhận xét gì về bố cục dàn ý của sgk?
?Phần mở bài nêu những ý gì?
?Vậy thì mở bài của một bài văn nghị luận về một đoạn thơ bài thơ có mấy ý? (chốt lên hình mở bài)
Chốt:
- Phần mở bài: tìm hiểu những thông tin liên quan về tác giả, thời điểm và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm và đưa ra ý kiến khái quát nhất để thể hiện cảm nhận và hiểu biết của mình về bài thơ, đoạn thơ.
- Có nhiều cách mở bài khác nhau: trực tiếp và gián tiếp ... Dù mở bài theo cách nào thì chúng ta vẫn phải đảm bảo đủ các ý: giới thiệu tác giả, tác phẩm và đưa ra ý kiến của mình về bài thơ, đoạn thơ.
?Phần thân bài có mấy luận điểm?Để làm rõ cho những luận điểm, có những luận cứ nào? Những luận cứ ấy hướng vào giá trị nào của bài thơ?
- Có 3 luận điểm: những luận cứ hướng vào giá trị nội dung của bài thơ.
? Đối chiếu với những yêu cầu về một bài văn nghị luận về một đoạn thơ bài thơ đã học ở tiết trước, con có nhận xét gì về cách triển khai luận cứ ở phần thân bài này?
- Dàn ý thân bài chỉ là những gợi ý để chúng ta tiếp tục triển khai thêm những luận cứ khác để làm rõ hơn cho luận điểm mà thôi.
- hãy bổ sung một luận cứ về nghệ thuật để làm rõ cho luận điểm 1?
(Minh hoạ luận điểm 1 trên máy chiếu)
? Từ đó con rút ra bài học gì khi lập dàn ý để làm rõ cho luận điểm 1?
* chốt lạo phần thân bài lên máy chiếu:
- Triển khai những cảm nhận, đánh giá về tác phẩm thành những luận điểm chính của bài văn. Các luận điểm được sắp xếp theo trình tự hợp lý (theo bố cục hoặc theo mạnh cảm xúc của tác giả)
Sau đó trình bày các luận cứ ở mỗi luận điểm.
?Phần kết bài, người viết đã đưa ra những lời nhận xét như thế nào? Từ đó, con rút ra những ý gì cần có khi lập dàn ý kết bài cho kiểu văn nghị luận này?
(Chốt lên màn hình)
Tổng kết và khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật của đoan thơ, bài thơ, từ đó nhấn mạnh thêm ý nghĩa sâu sắc, lớn lao của bài thơ đối với sự nghiệp sáng tác của tác giả, đối với cuộc đời, đối với bạn đọc.
H: làm bài tập trắc nghiệm. Đưa 2 bài lên máy chiếu rồi chữa.
Chuyển: khi đã có dàn ý, muốn tạo văn bản thì cái khó nhất là cách tổ chức, triển khai luận điểm => chuyển phần 2.
Trong văn bản, đâu là phần thân bài? phần thân bài liên kết với mở bài và kết bài ra sao?
Chốt: (lên máy chiếu) câu hỏi ở phần này nhắc nhở tới người đọc chú ý tới điều gì đã dẫn dắt, khẳng định những suy nghĩ, ý kiến của mình như thế nào?
(Chốt máy chiếu)
G. lấy ví dụ về việc phân tích đoan 2 (luận điểm 2)
- Sự phân tích, ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu.
- Lời lẽ phân tích có cảm xúc (yếu tố biểu cảm)
? Từ đó rút ra bài học gì qua cách làm bài nghị luận này?
Hãy đọc to phần ghi nhớ Sgk
Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
1. Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
a.Tìm hiểu đề, tìm ý:
*Tìm hiểu đề
- Đọc kỹ đề bài để xác định vấn đề nghị luận và cách thức nghị luận
*Tìm ý
Đọc kỹ bài thơ để xác nhận vấn đề nghị luận rồi đặt câu hỏi tìm những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
b/ Lập dàn ý:
b1. Mở bài
b2. Thân bài
b2-1: Luận điểm 1: nhớ về cảnh ra khơi
-Luận cứ: nội dung: Trẻ trung, giầu sức sống, đầy khí thế.
- Luận cứ: Nghệ thuật
+Từ ngữ chọn lọc, biểu cảm: trong, nhẹ, hồng
+Hình ảnh so sanh, nhân hoá: chiếc thuyền – con tuấn mã, cánh buồm – mảnh hồn làng.....
c. Viết bài
e. Đọc lại bài và sửa lỗi.
2. tìm hiểu cách tổ chức, triển khai luận điểm
Văn bản"Quê hương trong tình thương nỗi nhớ"
b. Nhận xét
- Bố cục mạch lạc, rõ ràng theo 3 phần có sự liên kết chặt chẽ.
- Trình bày theo: khái quát – phân tích – tổng hợp.
Tính thuyết phục, hấp dẫn
+ Cảm xúc riêng của người viết trong nhận xét, đánh giá.
-Sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung, cảm xúc...
III. Ghi nhớ (SGK)
IV Luyện tập
Đề bài: Phân tích khổ thơ đầu bài "Sang thu" của Hữu Thỉnh
? Hãy đọc bài tập luyện và thực hiện bước thứ nhất: tìm hiểu đề và tìm ý.
- Lưu ý học sinh: Vấn đề nghị luận chưa rõ => phải nêu được nội dung cảm xúc của khổ thơ là gì? phần này, sgk đã gợi ý rất cụ thể, căn cứ vào đó để tìm ý và lập dàn ý cho bài văn.
- Phát bài tập luyện cho học sinh
- G. chữa bài tập trên máy.
? Yêu cầu học sinh triển khai luận điểm theo nhóm.
- Nhóm 1,2: luận điểm 1; nhóm 3,4 luận điểm 2
- Lưu ý học sinh trước khi viết:
- Căn cứ vào dàn ý
- Dựng đoạn, tách đoạn hợp lý, chú ý liên kết câu trong đoạn, đoạn với đoạn
chú ý câu chữ, từ ngữ. Phải nêu được cảm nhận riêng ....
củng cố dặn dò:
1. Viết lại bài văn trên theo dàn ý đã lập
2. Chuẩn bị viết bài tập làm văn số 7
3. Soạn bài "Mây và sóng"
1.Tìm hiểu đề, tìm ý
a- Tìm hiểu đề:
- Vấn đề nghị luận: khổ thơ đầu bài "Sang thu"
- Về cách thức nghị luận: Phân tích
c. Giới hạn kiến thức: bài thơ "Sang thu"- khổ 1
b- Tìm ý (Gợi ý Sgk)
2. lập dàn ý
A. Mở bài
1. Dẫn dắt: đề tài mùa thu trong thi ca và "Sang thu" của Hữu Thỉnh.
2. Nếu vấn đề:
- Khổ 1: đất trời chuyển sang thu nhẹ nhàng mà rõ rệt qua sự cảm nhận tinh tế, hình ảnh giầu sức biểu cảm.
- Chép khổ thơ
B. Thân bài: Nhận xét, đánh giá về nội dung, nghệ thuật của khổ 1
1. Cảnh sang thu của đất trời
1a. Nội dung: tín hiệu sang thu nhẹ nhàng, mơ hồ.
1b. Nghệ thuật
Hình ảnh: "hương ổi, gió, sương"
- Từ ngữ gợi tả, biểu cảm: "phả, se, chùng chình"
2. Cảm xúc của nhà thơ:
2a. Nghệ thuật: từ ngữ gợi tả, biểu cảm "bỗng, hình như"
2b. Nội dung: tâm trạng ngỡ ngàng, bâng khuâng....
C. Kết bài:
Giá trị, ý nghĩa của khổ 1.
1. Nội dung: đất trời chuyển sang thu nhẹ nhàng mà rõ rệt.
2. Nghệ thuật; cảm nhận tinh thế, hình ảnh giầu sức biểu cảm.
Bài tập
Bài 1: Hãy khoanh tròn vào chữ cái câu trả lời đúng nhất.
Đâu là điều cần thiết khi viết mở bài cho bài văn nghị luận về một số đoạn thơ, bài thơ?
A. Giới thiệu bài thơ, đoạn thơ.
B. Nêu khái quát giá trị bài thơ, đoạn thơ
C. Kết luận về giá trị của bài thơ, đoạn thơ.
D. Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ, nêu khái quát giá trị đoạn thơ, bài thơ.
Bài 2: Một bạn học sinh khi lập dàn ý phân tích bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" đã triển khai các luận điểm phần thân bài như sau:
A. Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân đất nước, dân tộc
B. Tâm nguyện được trở thành một mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ
C. Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời
Hãy sắp xếp lại các luận điểm trên theo trật tự hợp lý của bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ"
4. Dặn dò:
- Học thuộc ghi nhớ
- Viết thành văn bài phân tích khổ đầu bài thơ Sang thu
- Soạn bài Mây và Sóng.
Tiết 126: MÂY VÀ SÓNG
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh 
- Cảm nhận được ý nghĩa riêng của tình mẫu tử
- Thấy được đặc sắc nghệ thuật trong việc tạo dựng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng các hình ảnh thiên nhiên.
B. Tổ chức các hoạt động dạy và học;
1.	Ổn định
2. 	Kiểm tra :
-	Một HS : đọc thuộc lòng bài thơ "Nói với con". Những điều người cha muốn nói trong bài thơ là gì?
-	Chấm chữa 3 - 5 bài nói ngắn về cảm xúc suy nghĩ của mình khi nghe lời cha nói với con nếu đặt mình là người con trong bài thơ.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Đọc – tìm hiểu chung
- Hướng dẫn học sinh đọc chú thích (sgk)
?Tóm tắt những nét chính về Tagor
- Học sinh trả lời
- Giáo viên chốt lại 5 chi tiết về nhà thơ (đưa lên máy)
- Đưa ảnh, bút tích tập thơ
- Đưa văn bản thơ bằng tiếng Anh
* Giáo viên giới thiệu thêm về tác phẩm:
- Bài thơ "Mây và sóng" được viết bằng tiếng Băng gan, được chính tác giả dịch ra tiếng Anh, đưa vào tập "Trăng non" (trẻ thơ). Tập thơ là tặng vật vô giá của Tagor dành cho tuổi thơ. Bài thơ được viết từ lòng yêu con trẻ và cả nỗi đau buồn vì mất hai đứa con thân yêu.
- Hướng dẫn đọc diễn cảm bài thơ;
+ Đọc phân vai: lời em bé, lời những người trên mây, trong sóng.
+ G hỏi: cách tổ chức bài thơ có gì đặc biệt?
- Bài thơ là lời của ai nói với ai? Lời đó chia làm mấy phần?
 - Bài thơ của em bé nói với mẹ như một lời thủ thỉ, tâm tình.
- Lời em bé gồm 2 phần: phần 1 (..... xanh thẳm), phần 2 (còn lại).
- Các phần đó có gì giống nhau và khác nhau?( Về số dòng thơ, cách xây dựng hình ảnh, cách tổ chức khổ thơ)? Tác dụng trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ?
- Câu thơ trong bài thơ có gì đặc biệt?
- Hai phần giống nhau về số dòng thơ, có sự lặp lại một số từ ngữ, cấu trúc, cách xây dựng hình ảnh nhưng không hoàn toàn trùng lặp.
- Lời tâm tình của em bé đặt trong hai tình huống thử thách khác nhau, diễn tả tình cảm dạt dào, dâng trào của em.
- Mỗi phần của em bé đều gồm:
+ Lời rủ rê của những người trên mây, trong sóng
+ Lời từ chối và lý do từ chối của em bé.
+ Nêu lên trò chơi của em bé (tự nghĩ ra để chơi cùng với mẹ)
- Thể thơ văn xuôi: câu thơ dài ngắn khác nhau, nhưng vần có nhạc điệu do yếu tố lặp lại và nhịp điệu bên trong của lời thơ.
HS suy nghĩ trả lời
I. Đọc tìm hiểu chung về văn bản.
1. Tác giả: Tagor (1861-1941)
- Là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ từng đến Việt Nam (1916)
- Để lại gia tài văn hoá nghệ thuật đồ sộ phong phú cả văn, thơ, nhạc, hoạ, kịch....
- Nhà thơ đầu tiên của Châu Á nhận giải thưởng Nôben văn học với tập "Thơ dâng" – 1913 
- Thơ ông thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình thắm thiết, chất triết lý thâm trầm.
- Thơ ông còn sử dụng thành công những hình ảnh của thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng.
2. Tác phẩm:
- Phương thức biểu đạt:
+ Chính: biểu cảm
+ Kết hợp: tự sự + miêu tả
- Thể thơ văn xuôi tự do (trữ tình)
- Nhân vật trữ tình: em bé (biểu lộ tình cảm của mình đối với mây, sóng và mẹ).
Bố cục: 2 phần
+ Nửa đầu bài thơ: Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ.
+ Nửa sau: cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ.
* Hướng dẫn phân tích
? Những người trên mây, trong sóng đã nói gì với bé?
(Học sinh đọc sgk)
? Thế giới mà họ vẽ ra như thế nào?
(đưa hình ảnh lên máy)
? Đó là một trò chơi. Theo em có đáng tham dự một trò chơi như thế không?
?Em bé đã có tâm trạng gì khi nói rằng "Nhưng làm thế nào mình lên đó được? Mình ra ngoài đó được" ?
- Tâm trạng háo hức, bồn chồ

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 9ki IIhay.doc
Giáo án liên quan