Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 7

I. Mục tiêu

Hiểu thêm về nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du qua một đoạn trích.

1. Kiến thức

- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của thi hào dân tộc Nguyễn Du.

- Sự đồng cảm của Nguyễn Du với những tâm hồn trẻ tuổi.

2. Kỹ năng:

- Bổ sung kiến thức đọc – hiểu văn bản truyện thơ trung đại, phát hiện phân tích được các chi tiết miêu tả cảnh thiên nhiên trong đoạn trích.

- Cảm nhận được tâm hồn trẻ trung của nhân vật qua cái nhìn cảnh vật trong ngày xuân.

- Vận dụng bài học để viết văn miêu tả, biểu cảm.

3. Thái độ

- Yêu thiên nhiên, trân trọng nét đẹp văn hóa.

- Có thức vận dụng kiến thức đó học vào viết một bài văn

 

doc11 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2087 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 dùng từ miêu tả của Nguyễn Du?
Dặn dò.1P
- Học ghi nhớ và đoạn trích.
- Chuận bị: Kiều ở lầu Ngưng Bích. 
V. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 24/9/2013
Tiết thứ: 31, *
Ngày dạy: 
Bài: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
 (trích Truyện Kiều)
Nguyễn Du
I. Mục tiêu
Thấy được nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật và tấm lòng thương cảm của Nguyễn Du đối với con người.
1. Kiến thức
- Nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thuý Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng.
- Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.
2. Kỹ năng:
- Bổ sung kiến thức đọc – hiểu văn bản truyện thơ trung đại.
- Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình,
- Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều.
- Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện.
3. Thái độ: xót thương cho số phận người phụ nữ bạc mệnh.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Giáo án
Học sinh: Soạn bài.
III. Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề.
IV. Tiến trình giờ dạy.
Ổn định. Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh. 1P
Kiểm tra bài cũ: 7P
Đọc thuộc đoạn trích “Cảnh ngày xuân” cho biết giá trị nghệ thuật của đoạn trích.
Bài mới
Giới thiệu 1P
Trong truyện Kiều, Nguyễn Du viết: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu …” Tài năng của đại thi hào Nguyễn Du không chỉ ở nghệ thuật tả cảnh, tả nhân vật mà còn là miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình được thể hiện đặc sắc qua đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” 
Các hoạt động
THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG I 10P
Hướng dẫn học sinh đọc 
Nêu yêu cầu đọc rõ ràng diễn cả. Giọng chậm buồn .
Đọc mẫu giọi 1,2 hs đọc 
Yêu cầu học sinh tìm hiểu chú thích sgk
? xác định vị trí của đoạn trích ?
? Đoạn trích được chia thành mấy phần 
? Phương thức biểu đạt trong văn bản?
Tìm mạch cảm xúc của đoạn?
(từ hoàn cảnh thực tại đến nỗi nhớ người thân và liên tưởng đến tương lai)
I. Đọc – Tìm hiểu chú thích 
1. Đọc 
2. Chú thích (SGK)
3. Vị trí đoạn trích.
Nằm ở phần 2 gia biến và lưu lạc.
4. Bố cục.
- 6 Câu đầu: Hoàn cảnh cô đơn của Thuý Kiều
- 8 câu tiếp: Nối nhớ của kiều.
- 8 Câu cuối: Tâm trạng lo âu của Thuý Kiều.
5. Phương thức biểu đạt 
TS kết hợp miêu tả - biểu cảm
HOẠT ĐỘNG II 50P
Yêu cầu học sinh đọc.
? Em hãy giải thích nghĩa của từ “khoá xuân”
? Khung cảnh thiên nhiên nơi giam giữ Kiều được tác giả miêu tả ntn ? 
? Qua đó em cảm nhận được khung cảnh thiên nhiên ntn ? 
? Từ đó cho ta thấy hoàn cảnh của Kiều như thế nào?
Tiết *
Y/c HS đọc tám câu thơ tiếp 
? Tám câu thơ vừa đọc là tiếng lòng của Thúy Kiều hướng về ai ? 
? Tại sao Kiều lại nhớ đên người yêu trước nối nhớ cha mẹ ?
? Nhớ người yêu nhớ về những gì?
? Nổi nhớ cha mẹ được thể hiện qua những chi tiết nào?
? Qua đó cho ta thấy kiều là người như thế nào?
Y/c HS đọc 6 câu thơ tiếp 
HOẠT ĐỘNG NHÓM 
?Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? điều đó có tác dụng như thế nào?
Học sinh khái quát nội dung, nghệ thuật (ghi nhớ). 
- Cho HS đọc Ghi nhớ SGK.
II. Tìm hiểu nội dung văn bản
1. Hoàn cảnh cô đơn của Thuý Kiều.
- Từ ngữ: “khóa xuân”-giam lỏng
- Hình ảnh không gian: Bát ngát, non xa, trăng gần, cát vàng, bụi hồng,
=> Gơi cảnh hoang vắng, ghê rợn, lạnh lẽo. Con người nhỏ bé, bơ vơ. Kiều cô đơn, buồn tẻ nhàm chán, vô vị.
2. Nối nhớ của Thuý Kiều.
a) Nỗi nhớ Kim Trọng.
- Thương nhớ chàng Kim vấn đang mong đợi mòn mỏi .
- Xót xa đâu đớn, không bao giờ quên.
b) Nỗi nhớ cha mẹ
Từ “ Xót người” 
Thành ngữ“ Quạt nồng ấm lạnh” 
Điển tích lão Lai Tử
=> Tâm trạng nhớ thương lòng hiếu thảo, xót xa, khi không được chăm sóc cha mẹ.
=> Người con hiếu thảo người tình chung thuỷ.
3. Tâm trạng buồn lo của Kiều.
- Từ ngữ gợi cảm: “Buồn trông” cửa biển chiều hôm, thấp thoáng, xa xa, hoa trôi man mác, nội cỏ rầu rầu, màu xanh xanh, sóng vỗ ầm ầm…”
- Nghệ thuật:
+ Điệp từ, láy, gợi hình, gợi âm thanh. 
+ Bút pháp tả cảnh ngụ tình (tâm trạng nội tâm) đặc sắc.
 => Tâm trạng buồn chán cô đơn của Kiều. Dự báo cuộc đời song gió sắp xảy ra.
4. Tổng kết:
a. Nội dung.
b. Nghệ thuật.
HOẠT ĐỘNG III 15P
 ? Thế nào là tả cảnh ngụ tình? Phân tích nghệ thuật đó trong 8 câu cuối. 
- Cho học sinh học thuộc lòng đoạn thơ.
IV. Luyện tập
Củng cố: 5P
Nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong đoạn trích là gì ? 
 Nội dung tiêu biểu của đoạn trích?
Dặn dò.1P 
Chuẩn bị bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
V. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 24/9/2013
Tiết thứ: 32
Ngày dạy: 
Bài: MIÊU TẢ TRONG VĂN TỰ SỰ
I. Mục tiêu
- Hiểu được vai trò của miêu tả trong một văn bản tự sự.
- Vận dụng hiểu biết về miêu tả trong văn bản tự sự để đọc – hiểu văn bản.
1. Kiến thức
- Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản.
- Vai trò, tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.
2. Kỹ năng:
- Phát triển và phân tích được tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.
- Kết hợp kể chuyện với miêu tả khi làm một bài văn tự sự.
3. Thái độ: cẩn thận trong miêu tả: đúng chủ đề, tránh rườm rà.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Giáo án
Học sinh: soạn bài.
III. Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề.
IV. Tiến trình giờ dạy.
Ổn định. Kiểm tra việc chuẩn bị của HS.(1P)
Kiểm tra bài cũ: 2P
Sử dụng bpnt trong văn bản thuyết minh có tác dụng gì?
Bài mới
Giới thiệu
Văn tự sự lấy việc kể người, kể vật, việc là chính nhưng để cho câu chuyện hấp dẫn sinh động hơn ta cần đưa vào yếu tố miêu tả.
Các hoạt động
THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG I 15P
Cho hs đọc đoạn trích.
? Đoạn trích kể về việc gì? sự việc sảy ra như thế nào?
? Trong trận đánh đó vua Quang Trung đã xuất hiện như thế nào, để làm gì ?
? Chỉ ra các chi tiết miêu tả trong đoạn trích, các chi tiết ấy nhằm thể hiện những đối tượng nào?
? Hãy nêu các sự việc trong đoạn văn, nhận xét xem đoạn văn ấy có sinh động không? Tại sao?
? So sánh đoạn trích và ý kiến của học sinh đã dẫn trong SGK?
? Quan đó, em hãy cho biết yếu tổ miêu tả có vai trò như thế nào trong đoạn văn tự sự?
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự
1.Đọc đoạn trích 
2. Nhận xét.
a) Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi.
b) Các chi tiết miêu tả:
Khói tỏa mù trời, bỏ chạy tán loạn, giầy xéo lẫn nhau, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành sông….
c) Đoạn văn không sinh động, hấp dẫn vì không có các yêu tố miêu tả.
* Ghi nhớ: 
HOẠT ĐỘNG II 23P
Cho HS thảo luận nhóm: 5P
(Làm bài tập 1SGK).
Cho các nhóm trình bày kết quả?
Giáo viên nhận xét và kết luận.
Cho Hs viết vào giấy theo yêu cầu của bài tập và trình bày trước lớp.
Giới thiệu vẻ đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều băng lời văn của HS?
Gv nhận xét.
II. Luyện tập:
1. Bài tập 1:
a. Chị em Thúy Kiều: dùng hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa, ước lệ tượng trưng – lấy thiên nhiên làm nền để thể hiện con người:
- Khuôn trăng – mặt.
- Nét ngài, nét xuân sơn - chân mày.
- Làn thu thủy – mắt
- Hoa cười, ngọc thốt, mây thua, tuyết nhường, hoa ghen, liễu hờn.
=> Tài sắc riêng, tính cách riêng.
b. Cảnh ngày xuân.
- Hình ảnh: con én, cỏ non, tài tử, giai nhân, ngựa xe, áo quần, thoi vàng, tro tiền.
- Màu sắc: xanh rợn, trắng, 
- Phép so sánh, đảo ngữ
- Từ láy: nô nức, dập dìu, tà tà, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ.
=> Tạo cảnh sắc mùa xuân gắn liền lễ hội kết hợp tâm trạng con người.
2. Bài tập 2:
Hôm nay tiết thanh minh, trời trong sáng. Én liệng đầy trời. Nhìn ra xa cỏ non tươi xanh trải dài đến tận chân trời. Trên cây lê một vài bông hoa trắng nở làm sáng lên một góc trời. Hai chị em dắt tay nhau đi chơi xuân. Trên đường xe ngựa như nước, áo quần đủ màu dày như nêm ….
3. Bài tập 3:
Kiều và vân là hai cô gái đẹp. Nhưng mỗi người có một nét đẹp khác nhau. Vân thì trang trọng phúc hậu với khuôn mặt như vầng trăng sáng, mắt phượng mày ngài. Mái tóc bồng bềnh và xanh hơn mây trời, làn da trắng hơn tuyết mùa đông. Đúng là bậc tôn quý.
Còn Kiều một vẻ đẹp măn mà. Đôi mắt của nàng trong như nước mùa thu, đôi chân mày tươi như sắc núi mùa xuân. Nàn da tươi thắm đến hoa cũng phải ghen, mái tóc xanh tươi đến liễu phải oán hờn. Lai còn có tài thi họa. Tài sắc vẹn toàn nhưng cũng báo hiệu một cuộc đời không may mắn. Hồng nhan bạc phận.
Củng cố: 3P
- Khái quát lại nội dung bài 
- Nêu tác dụng của miêu tả văn bản tự sự.
Dặn dò.1P
- Học nội dung bài.
- Chuẩn bị bài: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
V. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 24/9/2013
Tiết thứ: 33
Ngày dạy: 04/10/2013
Bài: TRAU DỒI VỐN TỪ
I. Mục tiêu
Nắm được những định hướng chính để trau dồi vốn từ.
1. Kiến thức
Những định hướng chính để trau dồi vốn từ.
2. Kỹ năng:
Giải nghĩa từ và sử dụng từ đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh.
3. Thái độ: trân trọng vốn từ ngữ trong nhân dân và sử dụng đúng mục đích và hiệu quả trong giáo tiếp.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Giáo án
Học sinh: Soạn bài.
III. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề.
IV. Tiến trình giờ dạy.
Ổn định. Kiểm tra việc chuẩn bị của HS (1p)
Kiểm tra bài cũ: 5P
Thế nào là thuật ngữ? Nêu đặc điểm của thuật ngữ? Cho ví dụ?
Bài mới
Giới thiệu. 1P
Từ là chất liệu để tạo nên câu. Muốn diễn tả chính xác và sinh động những suy nghĩ tình cảm của mình người nói phải có một vốn từ phong phú. Do đó trau dồi vốn từ là việc làm quan trọng và thường xuyên để phát triển kỹ năng diễn đạt. 
Các hoạt động
THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG I 10P
Cho HS đọc nhận xét của Thủ tướng Phạm văn Đồng về khả năng Tiếng Việt.
Cho HS nhận xét ý Tg muốn nói là gì?
Cho HS làm bài tập nhanh
Thắng cảnh
Dự đoán
Đẩy mạnh
Quy mô 
Cho HS sửa lại cho đúng.
Thảo luận: 3P.
Tại sao lại có hiện tương sai như trên?
Cho HS đọc ghi nhứ SGK.
I. Rèn luyện để năm vững nghĩa của từ và cách dùng từ.
1. Khả năng của Tiếng Việt: 
- Tiếng Việt có khả năng rất lớn để đáp ứng nhu cầu diễn đạt của người Việt.
- Muốn diễn đạt tốt mỗi cá nhân phải trau dồi ngôn ngữ, trau dồi vốn từ.
2. Bài tập: 
a. Dùng thừa từ: đẹp = thắng cảnh.
b. Dùng sai nghĩa từ: 
- “Dự đoán” là đoán trước tình hình một việc xảy ra trong tương lai.
- Dùng đúng: phỏng đoán, ước đoán, ước tính …
c. Dùng sai từ:
- “Đẩy mạnh” là thúc đẩy cho phát triển nha

File đính kèm:

  • docTuần 7.doc
Giáo án liên quan