Giáo án Ngữ văn 9 - Kỳ II - Tiết 123

I - Mục tiêu cần đạt

1. Mục tiêu chung

 - Nắm vững hơn cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

 - Có ý thức tự giác luyện tập tạo lập văn bản.

2. Trọng tâm kiến thức kĩ năng

a. Kiến thức

 Đặc điểm, yêu cầu và cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích)

b. Kĩ năng

 Xác định các bước làm bài văn, viết bài nghị luận về tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích) cho đúng các yêu cầu.

II. CHUẨN BỊ

GV: Bảng phụ

HS: đọc và trả lời câu hỏi sgk

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1663 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Kỳ II - Tiết 123, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/ 02/ 2014
Ngày giảng: 27/ 02/ 2014
Bài 23 - Tiết 123
Luyện tập làm bài Nghị luận về tác phẩm truyện
 (hoặc đoạn trích)
Viết bài tập làm văn số 6 ở nhà
I - Mục tiêu cần đạt
1. Mục tiêu chung
	- Nắm vững hơn cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
	- Có ý thức tự giác luyện tập tạo lập văn bản.
2. Trọng tâm kiến thức kĩ năng
a. Kiến thức
	Đặc điểm, yêu cầu và cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích)
b. Kĩ năng
	Xác định các bước làm bài văn, viết bài nghị luận về tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích) cho đúng các yêu cầu.
II. chuẩn bị
GV: Bảng phụ
HS: đọc và trả lời câu hỏi sgk	
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
 Thụng bỏo, phõn tớch ngụn ngữ, nờu vấn đề ( Động nóo, đặt cõu hỏi); Thảo luận ( thảo luận nhúm, giao nhiệm vụ)
IV. CÁC BƯỚC LấN LỚP
1. ổn định tổ chức ( 1’): Lớp 9a:…/ 30; lớp 9b:…/ 26
2. Kiểm tra đầu giờ (5')
H. Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích? Yêu cầu về nội dung và hình thức?
Trả lời
- Nghị luận về tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích) là trình bày, nhận xét, đánh giá về sự kiện, nhân vật hay chủ đề và nghệ thuật của tác phẩm.
- Những nhận xét, đánh giá phải dựa trên ý nghĩa cốt truyện, hành động, tính cách…của nhân vật và nghệ thuật của tác phẩm.
- Bố cục của văn bản phải mạch lạc, lời văn trong sáng, chuẩn mực.
 3.Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
T/ g
Nội dung 
Hoạt động 1: Khởi động.
H.Cách làm bài văn nghị luận gồm mấy bước?
- HS trả lời
GV dẫn dắt vào tiết học.
Hoạt động 2: HD luyện tập
* Mục tiêu
 - Đặc điểm, yêu cầu và cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích)
 - Nhận diện và phân tích đề
 - Lập dàn bài chi tiết và trình bày trước lớp
 - Xác định phép lập luận được sử dụng trong văn bản.
* Cách tiến hành:
- HS đọc đề bài 
H. Xác định kiểu bài?
H. Đề bài yêu cầu nghị luận về vấn đề gì?
H. Cần làm rõ những vấn đề nào về nhân vật bé Thu và nhân vật ông Sáu
H. Những đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?
H. Phần mở bài cần thực hiện như thế nào?
H.Phần thân bài cần triển khai mấy luận điểm?
- 2 luận điểm
+ Tình cha con sâu nặng
+ Nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Quang Sáng
H. Luận cứ, luận chứng của mỗi luận điểm?
H. Kết bài cần nêu những ý nào?
- GV cho học sinh viết phần mở bài và phần kết bài, yêu cầu học sinh trình bày trước lớp.
- HS lắng nghe và nhận xét
- GV uốn nắn
Hoạt động 3: Ra đề tập làm văn
* Mục tiêu: 
 Kiểm tra tổng hợp kiến thức về văn nghị luận.
 Rèn kĩ năng viết văn bản nghị luận.
* Cách tiến hành:
GV cho học sinh chép đề và yêu cầu về nhà thực hiện
1'
20’
2’
A. Luyện tập làm bài Nghị luận về tác phẩm truyện
 (hoặc đoạn trích)
I. Luyện tập làm bài văn nghị luận hoặc đoạn trích
 Đề: Cảm nhận của em về đoạn trích “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
1. Tìm hiểu đề, tìm ý
* Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: Nghị luận về một đoạn trích tác phẩm truyện.
- Vấn đề nghị luận: Nhận xét, đấnh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
* Tìm ý: 
- Nhận vật bé Thu:
 + Thái độ và tình cảm của bé Thu trong hai ngày đầu.
 + Thái độ và tình cảm của con bé Thu trong hai ngày đêm tiếp theo
 + Thái độ và hành động của bé Thu trong buổi chia tay
- Nhân vật ông Sáu. 
+ Trong đợt nghỉ phép:
+ Sau đợt nghỉ phép trở lại chiến trường.
- Nhận xét đánh giá.
 + Về nội dung
 + Về mặt nghệ thuật 
2. Lập dàn bài
* Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đoạn trích.
* Thân bài: Triển khai các luận điểm
- Luận điểm1: Tình cảm cha con sâu nặng
 + Luận cứ 1: Cuộc gặp gỡ giữa 2 cha con sau 8 năm xa cách.( d/c)
 + Luận cứ 2: ở khu căn cứ, tình cảm của anh Sáu được thể hiện tập trung nhất, sâu sắc nhất.( d/c)
 + Luận cứ 3: Hành trình của cây lược sau khi ông Sáu hi sinh.
- Luận điểm 2: Nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Quang Sáng
 + Tình huống chuyện: chặt chẽ với nhiều yếu tố bất ngờ nhưng hợp lí.
 + Lựa chọn ngôi kể phù hợp
 + Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật hợp lí, sâu sắc
 + Ngôn ngữ tự nhiên: dùng nhiều ngôn ngữ Nam Bộ.
 + Kể, tả đan xen biểu cảm.
* Kết bài: 
- Đoạn trích diễn tả chân thực, cảm động về tình cha con thắm thiết, sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, xây dựng tình huống bất ngờ, tự nhiên, hợp lí, cách miêu tả tính cách NV đặc sắc, thể hiện được sự cảm thông, chia sẻ, trân trọng của tác giả.
- Phụ tử tình thâm là nét đẹp văn hoá trong đời sống tinh thần của người phương Đông nói chung và người VN nói riêng. Tác phẩm ca ngợi tình phụ tử như 1 lẽ sống.
B. Viết bài tập làm văn số 6 ở nhà
 Đề: Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
Yêu cầu chung
Biểu điểm
1. Hình thức
- Viết đúng thể loại nghị luận về một tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích).
- Xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ hợp lí có sức thuyết phục
Bài viết có bố cục rõ ràng. 
- Liên kết câu, đoạn hợp lí, sử dụng từ ngữ trong sáng và có sức biểu cảm.
- Viết đúng chuẩn chính tả.
2. Nội dung
* Mở bài: giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật và đánh giá sơ bộ về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương.
* Thân bài
- Ca ngợi vẻ đẹp của con người qua vẻ đẹp của Vũ Nương, một phụ nữ bình dân ( d/c)
- Nguyễn Dữ đau đớn trước bi kịch cuộc đời của Vũ Nương.( d/c)
- Nhưng với tấm lòng yêu thương con người, tác giả không để cho con người trong sáng cao đẹp như nàng đã chết oan khuất.( d/c)
- Với niềm xót thương sâu sắc đó, tác giả lên án những thế lực tàn ác chà đạp lên khát vọng chính đáng của con người.( d/c)
- Nhận xét về nghệ thuật : tình huống truyện, sử dụng từ ngữ hình ảnh, ngôn ngữ và kết hợp giữa các chi tiết thực và kì ảo.
* Kết bài
 Đánh giá chung về tác phẩm.
2 điểm
1 điểm
1đ
1đ
1đ
2đ
2đ
4. Củng cố (1')
	 GV hệ thống lại nội dung bài học.
5. Hướng dẫn học bài ( 1’)
 - Về nhà tiếp tục luyện tập triển khai phần thân bài thành bài viết hoàn chỉnh
 - Viết bài tập làm văn số 6 ở nhà và nộp bài vào thứ 6 ( 24/ 02)
 - Chuẩn bị bài: Sang thu và nói với con
 ( Đọc các bài thơ và trả lời các câu hỏi phần đọc- hiểu)

File đính kèm:

  • doctiet 123q.doc