Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan và giảm nguy cơ bỏ học của học sinh THCS

A. PHẦN MỞ ĐẦU

 I. Lý do chọn đề tài :

1. Về mặt lý luận

Một trong những tư tưởng đổi mới GD& ĐT hiện nay là tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh, đặc biệt là học sinh chưa ngoan và giảm nguy cơ bỏ học của học sinh được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luật giáo dục đã xác định: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân ( Điều 23-Luật giáo dục).

2. Về mặt thực tiễn

Gần đây, trên các phương tiện thông tin báo chí, truyền hình đã lên tiếng khá nhiều về hiện tượng học sinh chưa ngoan (học sinh cá biệt), học sinh (HS) bỏ học tụ tập băng nhóm, gây gổ đánh nhau, có vụ dẫn đến tử vong. Vấn đề này đã trở thành một mối quan ngại của dư luận, nhất là đối với gia đình và nhà trường.

Giáo dục là một khoa học và là một nghệ thuật. Trong đó việc giáo dục, quản lý số học sinh chưa ngoan và ngăn chặn nguy cơ bỏ học của học sinh là một vấn đề khá nan giải, phức tạp và hết sức nhạy cảm. Công việc này đã và đang trở thành một thách thức lớn không chỉ riêng ngành giáo dục.

Hội nhập kinh tế ngoài mặt tích cực nó còn làm phát sinh những vấn đề mà chúng ta cần quan tâm: Bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, hội nhập kinh tế quốc tế đưa vào nước ta những sản phẩm đồi trụy, phản nhân văn, reo rắc lối sống tự do tư sản, làm xói mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Hiện nay một số bộ phận thanh thiếu niên có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, ý chí kém phát triển, không có tính tự chủ dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu, các tệ nạn xã hội .

 

doc19 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1446 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan và giảm nguy cơ bỏ học của học sinh THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 số phụ huynh còn thấp đặc biệt là phụ huynh người dân tộc thiếu số . 
Công tác chủ nhiệm là một công tác phức hợp, khó khăn, đòi hỏi giáo viên phải đầu tư công sức nhiều cho công tác này mới có kết quả khả quan, nhưng thực tế giáo viên chủ nhiệm còn phải lo cho công tác chuyên môn – đời sống riêng.
Nhân dân sống trên địa bàn của trường kinh tế gia đình khó khăn, đa số người dân nghèo phải kiếm sống bằng nghề nông, nên chịu ánh hướng của thời tiết, giá cá thị trường . Do đó học sinh ngoài việc học tập còn phải phụ giúp cha mẹ làm nương rẫy để nuôi sống gia đình.
d. Sự tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan của các giáo viên bộ môn
Đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường đã quán triệt trong hội đồng giáo viên nhiệm vụ, trách nhiệm giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt là nhiệm vụ của mọi thành viên trong nhà trường, giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt là một quá trình thường xuyên, liên tục, diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi. Một giờ dạy trên lớp không chỉ đơn thuần là truyền thụ kiến thức khoa học cho học sinh mà còn giáo dục cho các em những hành vi, cử chỉ, tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan khoa học. Do vậy Giáo viên bộ môn đã có chú ý liên hệ giáo dục đạo đức học sinh thông qua bài học, tiết học. Thường xuyên nhắc nhở uốn nắn những sai phạm của học sinh cá biệt trong giờ học. Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên quá gò bó, đơn điệu khi gán ghép liên hệ giáo dục đạo đức thông qua bài học nên hiệu quả chưa cao. Một số giáo viên vẫn còn vi phạm nghe điện thoại, làm việc riêng trong khi giảng dạy.
2. Chất lượng đạo đức nếp sống của học sinh chưa ngoan 
 a.Nhận xét 
Kết quả đạt được về phía học sinh cá biệt là phần lớn các em có được những hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức, từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân, có trách nhiệm với hành động của mình, yêu thương, tôn trọng con người, mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người.
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số bộ phận học sinh chưa ngoan, thường hay vi phạm đạo đức.
b.Những biểu hiện của thực trạng đạo đức cá biệt học sinh 
Tích cực: Đa số học sinh cá biệt đã cố gắng rèn luyện đạo đức tốt, bước đầu biết nghe lời cha mẹ, thầy cô, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của lớp, nội quy của trường, biết sống tốt và sống đẹp.
Tiêu cực: Một số bộ phận không ít học sinh có biểu hiện chán nản, không thích học, thường xuyên gây mất trật tự trong lớp, nói tục, vô lễ với thầy cô, nói dối thầy cô và bạn bè, giao lưu với đối tượng xấu bên ngoài, uống rượu, đánh nhau có hung khí. 
Nguyên nhân tiêu cực:
* Khách quan:
- Do sự bất ổn của gia đình, cha mẹ đi làm ăn xa, gia đình tan vởcác em phải 
ở với nội, ngoại thiếu sự quan tâm và quản lý các em.
- Cha mẹ giàu có, nuông chiều cho tiền nhiều, thiếu sự kiểm tra và giáo dục.
- Tình hình đời sống nhân dân còn khó khăn, tệ nạn bên ngoài nhà trường nhiều, cha mẹ học sinh chưa ý thức hết vai trò giáo dục của mình.
- Đa số người dân địa phương nghèo phải lao động phổ thông, buôn bán nhỏ để kiếm sống cho cả gia đình.
	* Chủ quan:
- Ý thức đạo đức của học sinh chưa cao, kỷ năng vận dụng chuẩn mực đạo đức còn thấp, chưa phân định được ranh giới giữa cái xấu và cái tốt.
- Khả năng tự chủ chưa cao, khi vi phạm đạo đức sửa chữa chậm hoặc không chịu sửa chữa.
Chương III 
Một số giải pháp nâng cao chất lượng GD học sinh chưa ngoan và giảm nguy cơ bỏ học của học sinh 
Căn cứ vào thực trạng, số liệu thu thập được từ công tác giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt của trường THCS Đăk Drô, qua tiếp cận phương pháp nghiên cứu lý luận, tổng hợp kinh nghiệm thực tiễn của bản thân xin trình bày môt số giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt THCS trong giai đoạn hiện nay như sau : 
* Những nguyên nhân và một vài biện pháp đề xuất nhằm khắc phục hiện tượng học sinh chưa ngoan và nguy cơ bỏ học của học sinh: 
Các em ở lứa tuổi này vốn có tính hiếu động, thích khám phá, dễ bị kích động, lôi kéo, thích được tự khẳng định. Một số em do bị ảnh hưởng bởi các phim ảnh bạo lực, thích được làm “người hùng”, do vậy gia đình thường xuyên tăng cường giáo dục, định hướng những hành vi chuẩn mực trong quan hệ cư xử, trong nhận thức cho các em nhưng không quá máy móc, áp đặt, thô bạo. Nhiều năm làm công tác giáo viên TPT đội đã cho chúng tôi thấy rằng đối tượng chưa ngoan, học sinh bỏ học, nguyên nhân chủ yếu có tính quyết định là do gia đình. Nếu gia đình nào tạo ra một bầu không khí phi đạo đức, thiếu lành mạnh như cha mẹ li hôn, vợ chồng mâu thuẫn nhau, gia đình có người nghiện ngập ma túy, rượu chè, cờ bạc, ...thường đối xử thô bạo đối với các em thì tỉ lệ học sinh vi phạm nội quy, vi phạm đạo đức là rất cao. Một số gia đình phụ huynh chỉ biết nuông chiều, thỏa mãn những tính hiếu kỳ, những ước muốn kỳ quặc của trẻ. Điều này dễ dàng làm nảy sinh ở trẻ tính cách e ngại lao động, ngại tự phục vụ, gặp những khó khăn, trở ngại đơn giản là chúng than vãn, thoái thác. Có thể điều này sẽ làm cho trẻ trở thành những kẻ phung phí tiêu xài quá mức, hoặc trở thành một con người sống ích kỷ đến lạnh lùng.
Hãy tập cho các em có tính tự lập ngay từ nhỏ và biết chịu đựng, biết khắc phục những khó khăn thiếu thốn trong cuộc sống đời thường. Phải để cho các em thấy được sự lao động, vất vả khó nhọc khi làm ra đồng tiền và sử dụng đồng tiền như thế nào cho có hiệu quả. 
Một nguyên nhân cơ bản là gia đình thiếu quan tâm, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, động viên các em trong học tập, vui chơi. Có gia đình phó thác hẳn việc giáo dục con cái cho thầy cô giáo, cho nhà trường. Có gia đình thiếu biện pháp giáo dục, thiếu kết hợp với nhà trường, với các lực lượng giáo dục khác. Không ít gia đình chỉ biết làm ăn, đầu tư kinh tế, xem nhẹ việc giáo dục con cái. Nếu có nắm thông tin về con cái thì cũng chung chung, một chiều rất phiến diện. 
Một nguyên nhân khác đó là: Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển đã đem lại cho mọi người cơ hội phát triên mở mang về mọi mặt . Sự phát triển đó củng có hai mặt của nó; nếu quản lý tốt thì nó sẻ hỗ trợ cho các em trong việc học tập và phát triển tốt . Song không có sự quản lý hoặc lơ là thì học sinh sẻ lệch lạc và những mặt trái của nó sẻ xâm nhập vào khến cho các em chénh máng việc học . Có những trường hợp bó học để đi chơi gêm, trộm cắp để lấy tiền chơi điện tử . 
Thực tế cho thấy, nếu nơi nào có sự phối kết hợp chặt chẽ, thường xuyên có hiệu quả giữa ba lực lượng giáo dục là gia đình – nhà trường – xã hội thì hiện tượng chưa ngoan, việc bỏ học của học sinh sẽ giảm đi rất nhiều.
Về phía nhà trường, một lực lượng giáo dục rất quan trọng góp phần hình thành nhân cách của học sinh thì việc phối hợp chặt chẽ với hai lực lượng giáo dục gia đình và xã hội chưa cao, chưa tạo được sự đồng bộ, đồng thuận trong việc giáo dục các em, còn coi nhẹ kỷ cương – tình thương – trách nhiệm.
Người giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm phải nắm thông tin một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời về học sinh của mình đặc biệt là những học sinh chưa ngoan để đề ra những biện pháp giáo dục thích hợp. Có quá ít thời gian tiếp cận với học sinh của lớp mình cũng là một hạn chế trong việc giáo dục học sinh chưa ngoan, ngăn chặn học sinh bỏ học. 
Thực tế trong nhà trường phổ thông hiện nay việc giáo dục học sinh chưa ngoan chủ yếu là do giáo viên chủ nhiệm phụ trách. Có giáo viên tiếp xúc với lớp chủ nhiệm khoảng 7 tiết/tuần nhưng cũng có giáo viên chỉ có tiếp xúc với lớp không quá 3 tiết/tuần. Trong khi công việc của giáo viên chủ nhiệm đâu chỉ có giáo dục học sinh chưa ngoan.
Thực tế hiện nay các hoạt động, phong trào trong nhà trường (trừ hoạt động giảng dạy) nhìn chung còn nghèo nàn, chưa phong phú, mang tính hình thức. Các phong trào chưa lôi cuốn, hấp dẫn, chưa huy động đông đảo lực lượng học sinh tham gia. Chính vì vậy nhà trường cần thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục khác bên cạnh hoạt động dạy và học như: đố vui để học, hái hoa kiến thức, các hoạt động văn thể, cắm trại, ngoại khóa chuyên đề, tham quan dã ngoại, ... chính các hoạt động này có tác dụng bổ trợ rất lớn đến hoạt động dạy và học, góp phần thu hút học sinh la cà các hàng quán, các nơi giải trí bi-a, điện tử, ... thực tế những nơi này đang tiềm ẩn khá nhiều tiêu cực ảnh hưởng đến việc học tập, sinh hoạt của các em. Điều này đã được các phương tiện thông tin, báo chí, truyền hình đưa tin không ít.
I. Xây dựng môi trường trong sáng để giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan .
1. Ý nghĩa
Một trong các yếu tố góp phần hết sức quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan là: cảnh quan sư phạm, làm sao để nhà trường thật sự là “nhà trường”, tự đúng nghĩa của nó là mang yếu tố giáo dục. Giáo dục nhà trường giữ vai trò chủ đạo vì nó định hướng cho toàn bộ quá trình giáo dục hình thành nhân cách của học sinh, khai thác có chọn lọc những tác động tích cực và ngăn chặn những tác động tiêu cực từ gia đình và xã hội.
2. Nội dung
a. Tổ chức, sắp xếp, tu sửa, trang điểm bộ mặt vật chất, khung cảnh của nhà trường làm sao cho toàn trường đều toát lên ý nghĩa giáo dục đối với học sinh.
b. Tạo nên bầu không khí giáo dục trong toàn trường và ở mỗi lớp học, hình thành nên một phong cách sinh hoạt của nhà trường , biểu hiện như sau:
Nề nếp tốt: trật tự, vệ sinh, ngăn nắp, nghiêm túc.
Có dư luận tập thể tốt, ủng hộ cái tốt, cái tiến bộ, phê phán cái sai, cái lạc hậu, có phong trào thi đua sôi nổi đúng thực chất.
Có quan hệ tốt giữa các thành viên trong trường: giữa thầy với thầy, giữa thầy với trò, giữa học sinh với nhau. Trong các mối quan hệ phải thực sự đúng mực, hài hòa; giáo viên thương yêu tôn trọng học sinh. Học sinh không hỗn xược, không khúm núm sợ sệt, yêu mến và tin tưởng thầy cô. Học sinh đối với nhau thì đoàn kết, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, không thù hằn, bè cánh đánh nhau, không nói tục chửi bậy, không tham gia vào tệ nạn xã hội.
- Phối hợp chặt chẽ với PHHS có kết quả học tập chưa cao để tìm ra biện pháp giúp đỡ động viên các em phấn đấu tốt hơn.
- Phối hợp với PHHS động viên tinh thần cho những em có nhà xa, tạo điều kiện tốt trong học tập cũng như trong việc

File đính kèm:

  • docSKKN GIAO DUC HOC SINH CHUA NGOAN VA GIAM NGUY CO BO HOC.doc
Giáo án liên quan