Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 12

I. Mục tiêu

- Trình bày được bài thơ gợi nhớ những kỷ niệm về tình bà cháu đồng thời thể hiện tình cảm chân thành của người cháu đối với bà.

- Nhắc được sáng tạo của nhà thơ trong việc sử dụng hình ảnh khơi gợi liên tưởng, kết hợp giữa miêu tả, tự sự, bình luận với biểu cảm một cách nhuần nhuyễn.

1. Kiến thức

- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời bài thơ.

- Những xúc cảm chân thành của tác giả và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh.

- Việc sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, bình luận trong tác phẩm trữ tình.

 

doc11 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2093 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i ấm, san sẻ và cả những tâm tình tuổi nhỏ
*. Bếp lửa :
“ Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen ... chứa niềm tin dai dẳng”
“Ôi kì lạ và thiêng liêng – Bếp lửa”
- Nhắc đến 10 lần: Giản dị, bình thường nhưng: Kì lạ và thiêng liêng: 
+Là tình cảm ấm nóng, tay bà chăm chút
+ Gắn với khó khăn gian khổ đời bà
+ Được nhen bằng tình yêu, niềm tin
 => Ngọn lửa mang ý nghĩa trừu tượng và khái quát : bà là người nhóm, giữ , truyền lửa - ngọn lửa của sự sống , niềm tin cho các thế hệ nối tiếp. Tác giả muốn nhắc nhở mình không quên quá khứ, không quên bà.
4. Tổng kết : 
* Ghi nhớ.
HOẠT ĐỘNG III
Cho học sinh về nhà làm bài tập SGK.
III Luyện tập 
Bếp lửa là biểu tượng thiêng liêng, chứa đựng tình yêu thương của gia đình. Là điều mà mọi người gìn giữ, phấn đấu và hy sinh.
Củng cố: 2P
Nhắc lại nội dung vừa học.
Dặn dò. 1P
- Học thuộc bài thơ, nêu được nội dung và nghệ thuật?.
- Chuận bị: trả bài kiểm tra văn.
V. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 30/10/2013
Tiết thứ: 53
 Ngày dạy: 04/11/2013
Bài: 
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
I. Mục tiêu.
Nhận biết thể thơ tám chữ qua các đoạn văn bản và bước đầu biết cách làm thơ tám chữ.
1. Kiến thức:
Đặc điểm của thể thơ tám chữ.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết thơ tám chữ.
- Tạo đối, vần, nhịp trong khi làm thơ tám chữ.
3. Thái độ: Tích cực học tập nâng cao trình độ, nhận tức đúng đắn về thể thơ tám chữ.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Giáo án.
Học sinh: chuẩn bị bài thơ tám chữ.
III. Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề …
IV. Tiến trình giờ dạy.
Ổn định: Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
Kiểm tra bài cũ: Nêu tên các thể thơ mà em biết?
Bài mới
Giới thiệu: 
Các em đã từng biết một số bài thơ tám chữ, vậy thơ tám chữ có đặc điểm như thế nào? Cách làm thơ tám chữ ra sao? Chúng ta đi vào bài học hôm nay.
Các hoạt động
THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG I
Cho HS đọc ví dụ và nhận diên thể thơ tám chữ:
Số chữ trong mỗi câu?
Chữ nào có chức năng gieo vần?
Thống kê các vần theo từng đoạn thơ?
Em hiểu thế nào là vần chân, vần dãn cách?
Cách ngắt nhịp như thế nào?
=> Nêu đặc điểm của thể thơ tám chữ?
Cho học sinh đọc ghi nhớ?
I.Nhận diện thơ 8 chữ :
1.Ví dụ : SGK
2. Nhận xét :
a. Số chữ trọng mỗi dòng: Mỗi dòng 8 chữ
b.
- Chữ có chức năng gieo vần: chữ thứ tám.
- Gieo vần từng đoạn:
+ (a). Vần liền – chân: tan-ngàn, mới-gội, bừng-rừng, gắt-mật.
+ (b). Vần liền – chân: về-nghe, học-nhọc, bà-xa.
+ (c). Vần giãn cách – chân : ngát – hát, non – son, đứng-dựng, tiên-nhiên.
c. Ngắt nhịp:
- (a). 2/3/3, 3/2/3, 3/2/3, 3/3/2, 2/2/2/2, 3/5, 2/2/2/2, 3/3/2, 4/4, 2/3/3.
- (b). 3/3/2, 4/2/2, 4/2/2, 3/3/2, 3/2/3, 3/2/3.
- ©. 3/3/2, 3/2/3, 3/3/2, 3/2/3, 3/3/2, 3/2/3, 3/3/2, 3/2/3.
=> Nhịp thơ đa dạng, biến đổi liên tục, không bó buộc.
* Ghi nhớ : SGK 
HOẠT ĐỘNG II
Cho học sinh thảo luận nhóm: 5 phút
Cho học sinh điền từ thích hợp vào câu thơ và giải thích tại sao chọn từ đó?
Nhóm 1,2,3,4 bài tập 1.
Nhóm 5,6,7,8 bài tập 2.
Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Giáo viên nhận xét và đưa ra đáp án.
Cho học sinh phát hiện ra từ sai trong câu thơ. Sửa lại cho đúng?
Cho học sinh làm một bài thơ theo thể thơ tám chữ, ít nhất là 4 câu.
II. Luyện tập : 
1. BT1 
Hãy cắt đứt những dây đàn ca hát
Những sắc tàn vị nhạt của ngày qua
Nâng đón lấy màu xanh hương bát ngát
Của ngày mai muôn thưở với muôn hoa
2. BT2
Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất;
Lòng tôi rông, nhưng lượng trời cứ chật
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!
Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi, 
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Mùi tháng năm đều rướm vị chia phôi,
Khắp song núi vẫn than thầm tiến biệt …
3. BT3:
 Sai từ “Rộn rã” : Mang vần trắc, không gieo vần
- Thay từ : Vào trường
4. BT 4. 
Khuyên con.
Trong giờ học mà không nghe thầy giảng,
 Không nghĩ suy, không ghi chép, không màng…
Mắt ngó lơ, tâm trí chạy lang thang,
Mây tung tăng, con chim hót trên ngàn,
Gió lêu lổng giơ tay đùa nắng sáng…
Học mà vậy! Thì thôi! Con đừng học!
Cơm áo của cha mẹ, chữ của thầy,
Nó như nước trên sông ra biển vậy.
Sao?
Bõ công cha mẹ! Trông con! Khó nhọc!
Con ơi! ...
Củng cố:
Làm một bài thơ tám chữ ta cần phải tuân thủ điều gì?
Dặn dò:
- Làm một bài thơ tám chữ, ít nhất là 4 câu.
- Chuẩn bị: Làm thơ tám chữ tiếp theo.
V. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 30/10/2013
Tiết thứ: 54
 Ngày dạy: 06/11/2013
Bài: 
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
I. Mục tiêu
Nhận định, đánh giá, phân tích các tác phẩm (hoặc đoạn trích) văn học thời kỳ trung đại.
1. Kiến thức
	- Trình bày nội dung và nghệ thuật các tác phẩm văn học trung đại.
	- Tóm tắt các đoạn trích.	
2. Kỹ năng
	- Phân tích được nhân vật trong tác phẩm.
	- Phân tích được nội dung, nghệ thuật các đoạn trích.
3. Thái độ: chăm chỉ sửa chữa lỗi sai, phát huy cái làm được.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên. Giáo án
 2. Học sinh. Chuẩn bị giấy bút ghi chép.
III. Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề …
IV. Tiến trình giờ dạy.
1. Ổn định: kiểm tra sĩ số. 1p
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu: Qua bài kiểm tra văn học Trung Đại. Hôm nay các em nhận bài kiểm tra để đánh giá bài làm của mình và rút kinh nghiệp.
b. Các hoạt động
THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG I
Cho học sinh xây dựng đáp án cho đề kiểm tra.
Đề 1:
? Phần trắc nghiệm?
? Phần tự luận?
Vẻ đẹp và bi kịch của Vũ Nương?
Nhân vật Lục Vân Tiên?
Đề 2:
? Phần trắc nghiệm?
? Phần tự luận?
Vẻ đẹp và bi kịch của Thúy Kiều?
Nhân vật Quang Trung?
Giáo viên nhận xét kết quả của học sinh.
Đáp án: 
Đề 1:
Phần trắc nghiệm: 
Câu 
1
2
3
4
5
6
Đáp án
c
b
a
a
b
a
Tự luận.
Vẻ đẹp và bi kịch của Vũ Nương.
Vẻ đẹp: đẹp người, đẹp nết:
+ Trương Sinh đem một trăm lạng vàng cưới về…
+ Cố giữ không để gia đình thất hòa.
+ Sinh con một mình, chăm mẹ chồng như mẹ ruột ..
+ Chung thủy, ngóng đợi chồng về.
Bi kịch:
+ Chồng về chưa kịp mừng thì bị nghi là thất tiết …
+ Giãi bày thế nào chồng không tin, còn đánh đuổi đi.
+ Nhảy xuống Hoàng Giang tự vẫn để chứng minh lòng trong sạch
=> Ca ngợi vẻ đẹp người phụ nữ, tố cáo xã hội trọng nam kinh nữ.
2. Nhân vật Lục Vân Tiên.
- Là người thấy bất bình thẳng thắn ra tay.
+ Tuyên chiến với cái ác: “Kêu rằng: Bớ đảng hung đồ, chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”.
+ Bản lĩnh phi thường: “Vân tiên tả đột hữu xông; Lâu la bốn phía vỡ tan… “
- Là người ngay thẳng, chân tình.
+ Hỏi người bị nạn: “Hỏi: “Ai than khóc ở trong xe nầy”; “khoan khoan ngồi đó chơ ra …”
+ Không cần trả ơn: “Làm ơn há dề trông người trả ơn”
=> Là người dũng cảm, căm ghét cái ác, chân tình, thẳng thắn.
Đề 2:
Phần trắc nghiệm: 
Câu 
1
2
3
4
5
6
Đáp án
a
a
a
b
c
d
Tự luận.
Vẻ đẹp và bi kịch của Thúy Kiều.
Vẻ đẹp: đẹp người, đẹp nết:
+ “Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”…
+ “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” ....
+ Bán mình chuộc cha …
+ Lo lắng, thương nhớ mối tình đầu.
Bi kịch:
+ Chịu đựng tai họa, gánh vác trọng trách gia đình …
+ Các thế lực đen tối chà đạp “Thanh lâu hai lượt thanh y hai lần”.
+ Bị Hồ Tôn Hiến lừa và làm nhục
+ Chôn vùi tuổi thanh xuân khi còn trẻ.
=> Ca ngợi vẻ đẹp người phụ nữ, tố cáo xã hội mục nát và thế lực đồng tiền.
2. Nhân vật Quang Trung.
- Nghe quần thần phân tích, ông lên ngôi vua để hiệu triệu thiên hạ .
- Xin ý kiến của danh sĩ Nguyễn Thiếp về kế sách đánh giặc
- Di chuyển quân thần tốc ra Bắc, tuyển thêm quân.
- Tha lỗi lầm của tướng sĩ
- Sắp xếp và sử dụng người có tài vào đúng công việc: cho Ngô Thì Nhậm ở lại với hai tướng Lân, Sở đề phòng việc bất trắc; cho Ngô Thì Nhậm sang bang giao với nhà Thanh trước khi đánh trận.
- Lên kế hoạch chu đáo, chỉ huy quân ra trận, chiến thắng giòn giã.
=> Là bậc anh hùng, huy động được sức mạnh của toàn dân tộc, biết cách dùng người đúng việc, rộng lượng với tướng sĩ, phán đoán chính xác sự việc, có kế hoạch xây dựng đất nước.
HOẠT ĐỘNG II
Cho học sinh tự nhận ra ưu điểm và hạn chế của bài.
Cho học sinh nêu cách sửa chữa?
Nhận xét và sửa chữa.
Nhận xét:
Ưu điểm: hiểu đề, trình bày sạch đẹp.
Hạn chế: không nhớ cốt truyện, không đưa ra ãn chứng, không viết thành đoạn văn…
Sửa chữa.
Khắc pục lỗi sai.
Đọc kỹ và xác định đúng yêu cầu trước khi làm bài.
4. Củng cố: Nhắc lại các ưu, khuyết điểm của bài kiểm tra và cách khắc phục.
 5. Dặn dò:
 Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
V. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 30/10/2013
Tiết thứ: 55
 Ngày dạy: 06/11/2013
Bài: 
TỔNG KẾT TỪ VỰNG 
(Luyện tập tổng hợp)
I. Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức về từ vựng đã học để phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiếp và trong văn chương.
1. Kiến thức:
- Hệ thống các kiến thức về nghĩa của từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, trường từ vựng, từ tượng thanh, từ tượng hình, các biện pháp tu từ vựng.
- Tác dụng của việc sử dụng các phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật.
2. Kỹ năng:
- Nhận diện được các từ vựng, các biện pháp tu từ từ vựng trong văn bản.
- Phân tích tác dụng của việc lựa chọn, sử dụng từ ngữ và biện pháp tu tù trong văn bản.
3. Thái độ: Tích cực luện tập, hệ thống kiến thức.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Giáo án
Học sinh: Soạn bài.
III. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề …
IV. Tiến trình giờ dạy.
Ổn định: (1P)
Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
Kiểm tra bài cũ: (7P)
Cho HS làm bài tập trên bảng: Bài tập 3, phần c, d.
Bài mới
Giới thiệu: (1P)
Các em đã được ôn tập về các kiến thức từ vựng đã học. Hôm nay chúng ta sẽ đi luyện tập tổng hợp để kiểm tra các kiến thức đó.
Các hoạt động
THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG I 6P
Cho học sinh so sánh hai câu ca dao, tìm cái hay của từ ngữ?
Nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.
1.BT1
- Gật đầu : Cúi đầu xuống rồi ngẩng lên thể hiện sự đồng ý
- Gật gù : Gật đầu nhẹ nhiều lần thể hiện sự đồng tình, thích thú
=> Gật gù hay hơn .Tuy món ăn đạm bạc nhưng đôi vợ chồng nghèo cảm thấy rất ngon vì họ biết chia sẽ những niềm vui đơn sơ trong cuộc sống
HOẠT ĐỘNG II 6P
Hai vợ chồng đã vi phạm p

File đính kèm:

  • docTuần 12.doc
Giáo án liên quan