Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 118, 119

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

Giúp hs:

- Biết được đôi nét về t/g và hiểu sơ bộ về nhân vật ông Giuốc – đanh trong lớp kịch

- Tiếng cười chế giễu thói “trưởng giả học làm sang”.

- Tài năng của Mô- li –e trong việc xây dựng một lớp kịch sinh động.

2. Kĩ năng

- Đọc phân vai kịch bản văn học.

- Phân tích mâu thuẫn kịch và tính cách nhân vật kịch

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức rèn luyện bản thân

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

 

doc6 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 7134 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 118, 119, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ang)
	Mô-li-e
A. Mục tiêu cần đạt 
1. Kiến thức
Giúp hs:
- Biết được đôi nét về t/g và hiểu sơ bộ về nhân vật ông Giuốc – đanh trong lớp kịch
- Tiếng cười chế giễu thói “trưởng giả học làm sang”.
- Tài năng của Mô- li –e trong việc xây dựng một lớp kịch sinh động.
2. Kĩ năng	
- Đọc phân vai kịch bản văn học.
- Phân tích mâu thuẫn kịch và tính cách nhân vật kịch 
3. Thái độ 
- Giáo dục ý thức rèn luyện bản thân 
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
GV: Giáo án, tư liệu tham khảo
HS: SGK +Vở ghi +bài soạn
C: Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Kĩ năng giao tiếp, nhận thức, tự khẳng định..
D. Tiến trình dạy và học
1. Ổn định tổ chức: 8A……… .......................8B……...............................
2. Kiểm tra bài cũ: 5p’
- Theo Ru - xô, đi bộ ngao du có tác dụng gì?
3. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Chúng ta đã từng được học văn học Pháp (Buổi học cuối cùng của Đô- đê). Đây là lần đầu tiên, các em tiếp xúc với thể loại kịch ... Chúng ta cùng thưởng thức một đoạn trích thuộc thể loại kịch, một lớp kịch trọn vẹn, lớp 5 hồi II vở hài kịch nổi tiếng “Trưởng giả học làm sang” của Mô - li - e.
* Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu chung
- Mục tiêu: Nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm; thể loại và bố cục.
- Phương pháp: Trình bày, giới thiệu
- Thời gian: 8p
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
- Hs. Đọc chú thích.
? Hãy giới thiệu vài nét tiêu biểu về tác giả?
- Vở kịch tiêu biểu: Lão hà tiện, Đông - Gioăng, Kẻ ghét đời, Người bệnh tưởng, Trường học làm vợ…
- Gv. “Người bệnh tưởng” là tác phẩm cuối cùng của ông. Ông biểu diễn lần thứ 4 vở kịch này (Môlie đóng vai nhân vật chính là lão Ác - găng), ông lên cơn đau nặng. Sau buổi diễn về đến nhà, ông khạc ra máu và chết lúc 10h đêm.
- Yêu cầu: Đọc phân vai, diễn cảm để gây được không khí kịch.
- Trưởng giả: Nhà giàu
- Tư sản: Giàu có nhờ buôn bán, làm ăn
- Quý tộc: Dòng họ quyền quý, cao sang (được vua chúa phong chức tước)
? Vb được viết theo thể loại gì?
- Gv. Hài kịch (kịch vui, kịch cười) là một thể loại kịch, trong đó tính cách, tình huống và hành động được thể hiện dưới dạng buồn cười hoặc ẩn chứa cái hài nhằm giễu cợt cái xấu, cái lố bịch, cái lỗi thời để tống tiễn nó một cách vui vẻ ra khỏi đời sống xã hội. Hài kịch nhất thiết kết thúc phải có hậu.
? Vị trí của đoạn trích trong vở kịch?
? Lớp kịch có mấy cảnh? Đó là những cảnh nào?
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:Mô-li-e (1622-1673) 
- Là nhà soạn kịch nổi tiếng của Pháp ở thế kỉ XVII, là người sáng lập ra hài kịch cổ điển Pháp.
- Ông chuyên viết và diễn hài kịch, những vở kịch gây ra tiếng cười vui tươi, lành mạnh hoặc châm biếm, chế giễu những thói hư, tật xấu của con người trong xã hội Pháp đương thời.
2. Tác phẩm
Thể loại: Hài kịch
- “Trưởng giả học làm sang” (Gã tư sản học làm quý tộc) viết năm 1670, gồm 5 hồi, chế giễu Giuốc - đanh, lão nhà giàu ngu dốt nhưng lại học đòi làm quý tộc sang trọng (lão cho mời thầy đến dạy kiếm thuật, dạy triết học, dạy viết văn, làm thơ...)
Đoạn trích: là lớp kịch 5, kết thúc hồi II.
- Lớp kịch có 2 cảnh: 
 (1) Ông giuốc - đanh với bác phó may
 (2) …. với anh thợ phụ
* Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản
- Mục tiêu: Hiểu được hành động kịch, lớp kịch, phụ họa trong kịch
- Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, giảng bình
- Thời gian: 28 phút
? Hành động kịch diễn ra tại đâu? Vì sao em biết?
? Xem xét số lượng nv tham gia ở mỗi cảnh, các loại động tác, âm thanh trên sân khấu để c/m rằng càng về sau kịch càng sôi động?
- Gv. Hài kịch Mô - li - e nói chung vở “Trưởng giả học làm sang” nói riêng, được coi là mẫu mực của thể loại hài kịch cổ điển (vũ khúc hài kịch) vì trong vở có xen những màn ca múa.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Diễn biến của hành động kịch
- Hành động kịch diễn ra tại phòng khách nhà ông Giuốc - đanh, một người trên 40 tuổi thuộc tầng lớp dân thành thị phong lưu. Bác phó may và 1 thợ phụ mang lễ phục đến nhà ông.
- Lớp kịch gồm hai cảnh:
 + Cảnh trước: Gồm Giuốc - đanh và bác phó may, chủ yếu là những lời đối thoại có kèm theo cử chỉ, động tác.
 + Cảnh sau: Ông Giuốc - đanh, 4 thợ phụ, có lời đối thoại kèm theo cử chỉ, nhảy múa, âm nhạc.
=> Cảnh 2 nhân vật đông hơn, sôi động hơn.
4. Củng cố bài: 1p’
 - GV khái quát nội dung bài học.
- Tập đọc diễn cảm, phân vai.
- Phân tích diễn biến các lớp kịch?
 5. Hướng dẫn về nhà: 1p’
- Chuẩn bị: Tìm hiểu nhân vật Giuốc - đanh.
* Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 25/3/2014 
Ngày giảng: 8A: / /2014
	 8B: / /2014
Tiết 119
ÔNG GIUỐC – ĐANH MẶC LỄ PHỤC 
( Trích: Trưởng giả học làm sang)
(Tiếp theo)	 Mô-li-e
A. Mục tiêu cần đạt 
1. Kiến thức
Giúp hs:
- Tiếng cười chế giễu thói “trưởng giả học làm sang”.
- Tài năng của Mô- li –e trong việc xây dựng một lớp kịch sinh động.
2. Kĩ năng	
- Đọc phân vai kịch bản văn học.
- Phân tích mâu thuẫn kịch và tính cách nhân vật kịch 
3. Thái độ 
- Giáo dục ý thức rèn luyện bản thân 
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
GV: Giáo án, tư liệu tham khảo
HS: SGK +Vở ghi +bài soạn
C: Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Kĩ năng giao tiếp, nhận thức, tự khẳng định..
D. Tiến trình dạy và học
1. Ổn định tổ chức: 8A……… .......................8B……...............................
2. Kiểm tra bài cũ: 5p’
- Tóm tắt lớp kịch?
3. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: HDHS tiếp tục tìm hiểu văn bản
- Mục tiêu: Thấy được thói trưởng giả của ông Giuốc – đanh và sự nịnh bợ lừa gặt của phó may và đám thợ phụ.Tài năng của tác giả trong lớp kịch.
- Phương pháp: phân tích, chứng minh, bình luận
- Thời gian: 38p
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
? Ông Giuốc-đanh và bác phó may trò chuyện xoay quanh những sự việc gì? Sự việc nào là chủ yếu?
- Cuộc đối thoại giữa hai người xoay quanh các sự việc: đôi bít tất chật, bộ tóc giả, lông đính mũ, đặc biệt là bộ lễ phục - niềm quan tâm duy nhất của ông Giuốc-đanh hiện nay.
? Ở cảnh đầu, tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh thể hiện ntn? 
- Gv. Đây là kiểu trưởng giả học làm sang khá phổ biến trong XH Pháp TK XVII.
? Ông Giuốc - đanh phát hiện điều gì trên bộ lễ phục mới may? Sự phát hiện này chứng tỏ điều gì trong nhận thức của ông?
? Nhưng tại sao ông lại dễ dàng thay đổi ý kiến? Qua đây lại chứng tỏ thêm điều gì về tính cách của ông?
? Kịch tính mâu thuẫn gây cười ở đoạn này thể hiện ở ntn?
? Ông Giuốc-đanh còn có một phát hiện nào khác? Thái độ của ông? Phó may đối phó bằng cách nào? Cách đối phó này có tác dụng gì?
- Ông Giuốc-đanh phát hiện: Hoa may ngược -> Chứng tỏ ông chưa phải đã mất hết tỉnh táo.
- Chỉ cần bác phó may vụng chèo khéo chống rằng: Những nhà quý tộc quý phái đều mặc hoa may ngược là ông ưng thuận ngay -> Chứng tỏ sự kém hiểu biết nhưng lại thích danh giá, sang trọng, học đòi của ông Giuốc-đanh.
- Kịch tính, gây cười của cảnh này là ở chỗ: Ông Giuốc-đanh từ chỗ khó tính, khe khắt, chủ động tự nhiên trở thành bị động, lúng túng; bác phó may đang bị động, bị chê trách chuyển sang thế chủ động.
- Ông Giuốc-đanh phát hiện bác phó may ăn bớt vải của mình.
- Phó may gượng chống chế rồi đánh trống lảng sang chuyện thử áo.
 (Phó may khéo mồm miệng đưa đẩy, đánh trúng tâm lí muốn học đòi làm sang …)
? Nêu cảm nhận của em về nv Giuốc-đanh? Vì sao Giuốc-đanh bị lợi dụng?
- Gv. Môlie chuyển tiếp từ cảnh trước sang cảnh sau hết sức tự nhiên và khéo léo. Khi ông Giuốc-đanh mặc xong bộ lễ phục thì được tay thợ phụ tôn xưng …
? Tính cách học đòi làm sang của Giuốc-đanh được thể hiện như thế nào và bị lợi dụng ra sao ở cảnh sau?
- Tay thợ phụ ranh mãnh, khéo nịnh hót, điểm huyệt đúng thói học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh để moi tiền, tôn xưng là “ông lớn”, “cụ lớn”, “đức ông”
- Sự lố bịch, ngu dốt của Giuốc - đanh: ông tưởng rằng cứ mặc lễ phục vào là nghiễm nhiên trở thành quí phái.
? Việc thưởng tiền của ông chứng tỏ ông đang khao khát điều gì? 
- Ba lần Giuốc - đanh thưởng tiền cho tay thợ phụ chứng tỏ khát khao được làm quý tộc của ông rất mãnh liệt, muốn
 được mọi người tôn vinh.
? Qua câu nói riêng ở cuối màn kịch cho ta thấy được tính cách gì ở ông Giuốc - đanh?
(Câu nói riêng ở cuối đoạn vừa chứng minh cho tính cách của ông vừa làm tăng thêm tính hài cho nhân vật và cảnh kịch)
? Vì sao ông Giuốc - đanh là một nhân vật hài kịch?
? Lớp kịch này gây cười cho khán giả ở những khía cạnh nào?
- Khán giả cười ông vì ông ngu dốt chẳng biết gì, chỉ vì thói học đòi làm sang mà bị bác phó may và tay thợ phụ lợi dụng để kiếm chác.
- Cười vì thấy ông ngớ ngẩn tưởng rằng phải mặc áo hoa ngược mới là sang trọng. Cười vì thấy ông cứ moi tiền mãi để mua cái danh hão.
- Khán giả cười khi tận mắt nhìn trên sân khấu ông Giuốc - đanh bị 4 tay thợ phụ lột quần áo ra, mặc cho bộ lễ phục lố lăng theo nhịp điệu, màu sắc vớ vẩn (không phải là màu đen sang trọng) lại may ngược hoa, ấy thế mà vẫn vênh vang ra vẻ ta đây là quý phái.
? Nghệ thuật gây cười của Môlie có gì đặc sắc?
- Gv. Môlie là người căm ghét lối sống trưởng giả học đòi làm sang. Ông có tài phát hiện và trình bày những trò lố bịch của người đời để tạo tiếng cười sảng khoái góp phần tẩy rửa, đả phá cái xấu.
II. Tìm hiểu văn bản
2. Ông Giuốc - đanh và bác phó may
=> Học đòi làm sang: sống theo cách sống quí tộc (sắm quần áo, tiện nghi để khẳng định vị trí thượng lưu của mình)
=> Giuốc- đanh là người thiếu hiểu biết, thích học đòi sang trọng, quý phái nên đã bị phó may lợi dụng, biến thành trò cười, trở nên lố bịch.
3. Ông Giuốc- đanh và tay thợ phụ
 Thợ phụ ranh mãnh, khéo nịnh hót
* Giuốc - đanh háo danh trở thành nạn nhân của thói nịnh bợ
->nực cười đáng phê phán.
 Ghi nhớ (sgk - 122) 
* Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vào BT thực hành
- Phương pháp: Đọc diễn cảm, thực hành
- Thời gian: 3p
Gv hướng dẫn hs
? Phát biểu suy nghĩa của em về lớp kịch 
III. Luyện tập
- T/g phê phán thói học đòi làm sang của tầng lớp trưởng giả trong xã hội
4. Củng cố bài: 1p’
 - GV khái quát nội dung bài học.
- Theo em, trong lớp kịch này, những chi tiết nào thể hiện rõ nhất tính cách học đ

File đính kèm:

  • doctiet 118,119.doc
Giáo án liên quan