Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ I - Tiết 19

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Mục tiêu chung

- Biết cách tóm tắt một văn bản tự sự.

 - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào trong quá trình đọc- hiểu văn bản.

2. Trọng tâm kiến thức kĩ năng

a. Kiến thức

 Các yêu cầu đối với việc tóm tắt văn bản tự sự.

b.Kĩ năng

 - Đọc- hiểu, nắm bắt được toàn bộ cốt truyện của văn bản tự sự.

 - Phân biệt sự khác nhau giữa tóm tắt khái quát và tóm tắt chi tiết.

 - Tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với yêu cầu sử dụng.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

1. Kĩ năng giao tiếp

2. Kĩ năng tư duy lô gíc

3. Kĩ năng quản lí thời gian

4. Kĩ năng lắng nghe tích cực

III. ĐỒ DÙNG

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1534 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ I - Tiết 19, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/ 9/ 2012
Ngày giảng: 19/ 9/ 2012
Bài 5
Tiết 19: Tóm tắt văn bản tự sự
I. Mục tiêu cần đạt 
1. Mục tiêu chung
- Biết cách tóm tắt một văn bản tự sự.
	- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào trong quá trình đọc- hiểu văn bản.
2. Trọng tâm kiến thức kĩ năng
a. Kiến thức
	Các yêu cầu đối với việc tóm tắt văn bản tự sự.
b.Kĩ năng
	- Đọc- hiểu, nắm bắt được toàn bộ cốt truyện của văn bản tự sự.
	- Phân biệt sự khác nhau giữa tóm tắt khái quát và tóm tắt chi tiết.
	- Tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với yêu cầu sử dụng.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Kĩ năng giao tiếp
2. Kĩ năng tư duy lô gíc
3. Kĩ năng quản lí thời gian
4. Kĩ năng lắng nghe tích cực
III. Đồ dùng
	Bảng phụ
IV. Phương pháp và kĩ thuật
Phân tích ngôn ngữ, nêu vấn đề/ Thảo luận nhóm, động não
V. Các bước lên lớp
1.Tổ chức lớp
	Lớp 8a...../ .....; lớp 8b:..../ .....
2. Kiểm tra đầu giờ
H. Thế nào là đoạn văn và các cách trình bày nội dung trong một đoạn văn
Trả lời
- Đoạn văn là đơn vị trực tiếp cấu tạo nên văn bản được bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng cho đến chỗ chấm qua dòng. Mỗi một đoạn văn biểu đạt một ý tương đối chọn ven. Đoạn văn có thể có nhiều câu
- Các cách trình bày nội dung trong một đoạn văn: diễn dịch, quy nạp, song hành.
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động
HĐ của thầy và trò
T/g
Nội dung chính
HĐ1. Khởi động
+ Gv đưa tình huống.
+ Hs xử lí tình huống
+ Gv nhận xét, chốt
Gv dùng lời nói để dẫn dắt HS tới kiến thức sẽ tiếp thu.
 Chúng ta đang sống trong một thời đại bùng nổ thông tin, trong đó sách được coi là một trong những phương tiện trao đổi thông tin quen thuộc đối với chúng ta. Chỉ tính riêng sách văn học và sách giáo khoa ngữ văn mà chúng ta cần đọc cũng đã làm một con số khá lớn, vì vậy để kịp thời cập nhật thông tin, chúng ta tóm tắt tác phẩm nhằm giúp cho người khác có điều kiện nhanh chóng nắm được thông tin mà họ cần. Hai kĩ năng đọc văn bản tóm tắt và tóm tắt tác phẩm luôn có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, bổ trợ cho nhau để góp phần hoàn thiện kỹ năng tóm tắt tác phẩm tự sự mà chúng ta sẽ tìm hiểu 
HĐ2. Hình thành kiến thức mới.
* Mục tiêu
 Các yêu cầu đối với việc tóm tắt văn bản tự sự
* Cách tiến hành
GV: Trong cuộc sống hàng ngày, có những văn bản tự sự chúng ta đã đọc nhưng nếu muốn ghi lại nội dung chính của chúng để sử dụng hoặc thông báo cho người khác biết thì phải tóm tắt văn bản tự sự.
H. Theo em, những yếu tố nào quan trọng nhất trong văn bản tự sự ?
+ Sự việc
+ Nhân vật chính
hoặc cốt truyện và nhân vật chính
H.Ngoài những yếu tố quan trọng ấy, tác phẩm tự sự còn có những yếu tố nào khác ?
- Miêu tả, biểu cảm, các nhân tố phụ, các chi tiết...
H. Khi tóm tắt tác phẩm tự sự thì ta phải dựa vào những yếu tố nào là chính?
- Phải dựa vào sự việc và nhân vật chính
H.Hãy suy nghĩ và lựa chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau (khoanh tròn vào đáp án đúng)
a. Ghi lại đầy đủ mọi chi tiết của văn bản tự sự.
b. Ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành những nội dung chính của văn bản.
c. Kể lại một cách sáng tạo nội dung văn bản tự sự.
d. Phân tích nội dung, ý nghĩa và giá trị của văn bản tự sự.
H. Tại sao em chọn ý b/ mà không chọn ý khác ?
H. Em hiểu tóm tắt văn bản tự sự là như thế nào ?
 Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính (bao gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng) của văn bản đó.
Hs đọc văn bản tóm tắt trong SGK.
H. Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản nào ? Dựa vào đâu mà em nhận ra điều đó ? Văn bản tóm tắt trên có nêu được nội dung chính của văn bản đó không?
- Kể lại nội dung của văn bản "Sơn Tinh, Thuỷ Tinh" -> Biết được là nhờ vào các nhân vật chính và các sự việc chính.
- Văn bản tóm tắt trên đã nêu được nội dung chính của văn bản "Sơn Tinh, Thuỷ Tinh".
H. Văn bản tóm tắt trên có gì khác so với văn bản ấy (về độ dài, về lời văn, về số lượng nhân vật, sự việc...)?
- Văn bản tóm tắt ngắn hơn văn bản nguyên bản
- Số lượng nhân vật, sự kiện ít hơn.
- Lời văn trong nguyên bản khách quan hơn, lời văn trong văn bản tóm tắt mang màu sắc chủ quan của người tóm tắt (lời văn của mình)
H. Từ việc tìm hiểu trên, hãy cho biết các yêu cầu đối với 1 văn bản tóm tắt?
- Văn bản tóm tắt cần phản ánh trung thành nội dung của văn bản được tóm tắt.
- Phải diễn đạt bằng lời văn của mình (của người tóm tắt)
H. Muốn viết được 1 văn bản tóm tắt, theo em phải làm những việc gì ? Những việc ấy phải thực hiện theo trình tự nào ?
- Thảo luận nhóm 4/ 4’
- Đại diện các nhóm báo cáo, nhận xét
- Gv nhân xét, chốt
Muốn tóm tắt văn bản phải đi qua các bước sau:
 H. Thế nào là văn bản tự sự ? Cách tóm tắt ntn ? Trình bày các bước tóm tắt ?
Hs đọc ghi nhớ
H. Qua ghi nhớ cần nắm được những đơn vị kiến thức nào ?
H. Tập tóm tắt đoạn trích “ Trong lòng mẹ” trích “ Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng
 HS xác định yêu cầu của bài và làm bài ra giấy nháp.
HS đọc bài của mình
Hs khác nhận xét, bổ sung
GV nhận xét, bổ sung
2’
7’
20’
3’
10’
I. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự. 
- Yếu tố quan trọng nhất : Sự việc, nhân vật chính.
- Yếu tố khác : Miêu tả, biểu cảm, nhân vật phụ, các chi tiết.
- Tóm tắt : Phải dựa vào sự việc và nhân vật chính
II.Cách tóm tắt văn bản tự sự.
1. Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt.
- Văn bản tóm tắt cần phản ánh trung thành nội dung của văn bản được tóm tắt.
- Phải diễn đạt bằng lời văn của mình (của người tóm tắt)
2. Các bước tóm tắt văn bản.
+ Bước 1: Đọc kỹ toàn bộ văn bản cần tóm tắt để nắm chắc nội dung của nó (hiểu đúng chủ đề văn bản)
+ Bước 2: Lựa chọn những sự việc chính và nhân vật chính.
+ Bước 3: Sắp xếp cốt truyện tóm tắt theo 1 trình tự hợp lý.
+ Bước 4: Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình.
III. Ghi nhớ.
- Tóm tắt văn bản tự sự là gì
- Cách tóm tắt
- Các bước tóm tắt
4. Củng cố ( 1’)
(?) Có mấy bước để tóm tắt văn bản tự sự ?
Gv hệ thống kiến thức.
5. Hướng dẫn học tập( 1’)
- Thuộc bài học: Định nghĩa: Thế nào là tóm tắt văn bản.
Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt 
Các bước tóm tắt văn bản 
- Thuộc lòng ghi nhớ.
- Tìm hiểu phần luyện tập tóm tắt văn bản.

File đính kèm:

  • doctiet 19.doc
Giáo án liên quan