Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 53 đến tiết 56

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp hs

1. Kiến thức.

Công dụng của dấu ngoặc kép.

2. Kĩ năng.

- Sử dụng dấu ngoặc kép.

- Sử dụng phối hợp dấu ngoặc kép với các dấu khác.

- Chữa lỗi về dấu ngoặc kép

 3. Thái độ :

HS có ý thức tìm hiểu công dụng và sử dụng dấu câu cho phù hợp

 4. Tích hợp:

Kĩ năng sống:

- Ra quyết định : lựa chọn cách sử dụng dấu ngoặc kép phù hợp với thực tiễn

- Giao tiếp : trình bày suy nghĩ , ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân về cách sử dụng dấu ngoặc kép.

 

doc4 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1017 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 53 đến tiết 56, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14	 Ngày soạn: .././...
 Tiết 53 
	Tiếng Việt: 	
DẤU NGOẶC KÉP
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp hs 
1. Kiến thức.
Công dụng của dấu ngoặc kép.
2. Kĩ năng.
- Sử dụng dấu ngoặc kép.
- Sử dụng phối hợp dấu ngoặc kép với các dấu khác.
- Chữa lỗi về dấu ngoặc kép 
 3. Thái độ : 
HS có ý thức tìm hiểu công dụng và sử dụng dấu câu cho phù hợp
 4. Tích hợp: 
Kĩ năng sống: 
- Ra quyết định : lựa chọn cách sử dụng dấu ngoặc kép phù hợp với thực tiễn
- Giao tiếp : trình bày suy nghĩ , ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân về cách sử dụng dấu ngoặc kép.
B. CHUẨN BỊ: 
GV: Phương tiện dạy học: + SGV + GIÁO ÁN + CHUẨN KIẾN THỨC
 +Bảng phụ chép ví dụ và bài tập.
 Phương pháp dạy học:
 - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.
 - PT các tình huống mẫu để tìm hiểu công dụng và sử dụng dấu câu 
 -Thực hành sử dụng dấu ngoặc kép theo những tình huống cụ thể. 
HS: học bài, soạn bài.
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Ổn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra bài cũ : 
Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm dùng trong những trường hợp nào? Nêu vd. 
Làm bài tập 6.
 3. Bài mới : 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 	Hoạt động 2: Nội dung bài học 
Hoạt động của GV và H
Nội dung
HD tìm hiểu CD của dấu ngoặc kép 
Gọi hs đọc vd trên bảng phụ.
(?) Dấu ngoặc kép trong những đoạn trích trên dùng để làm gì? 
(?) Vậy Dấu ngoặc kép dùng để làm gì? (Ghi nhớ sgk).
a, Dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
b, Từ ngữ hiểu theo một nghĩa đặc biệt.
c, Từ ngữ có hàm y mỉa mai.
d, Đánh dấu các vở kịch.
Hướng dẫn luyện tập 
(?) Bài tập 1 yêu cầu điều gì? (HSTLN)
(?) Hãy nêu yêu cầu của bài tập 2?
(?) Bài tập 3 yêu cầu chúng ta điều gì? (HSTLN)
Yêu cầu hs đọc yêu cầu bài tập 5 
Hướng dẫn cho HS tìm.
I, CÔNG DỤNG:
1. Ví dụ: (SGK)
2. Nhận xét: Công dụng của dấu ngoặc kép: 
a, Dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp (Một câu nói của Găng – đi).
b, Từ ngữ hiểu theo một nghĩa đặc biệt, nghĩa được hình thành theo phương thức ẩn dụ: dùng từ “dải lụa” để chỉ chiếc cầu.
c, Từ ngữ có hàm ý mỉa mai (tác giả mỉa mai bằng việc dùng lại chính những từ ngữ mà thực dân pháp thường dùng khi nói về sự cai trị của chúng đối với VN, vì vậy cũng có thể coi dấu ngoặc kép trong đoạn trích được dùng với công dụng lời dẫn trực tiếp).
d, Đánh dấu tên các vở kịch.
3.Kết luận: (ghi nhớ SGK/ 142)
II. LUYỆN TẬP 
Bài tập 1:
 Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép:
 a, Đánh dấu câu nói được dẫn trực tiếp (Đây là câu nói của lão Hạc tưởng như là con chó vàng muốn nói với lão).
b, Đánh dấu từ ngữ được dùng với hàm ý mỉa mai.
c, Đánh dấu từ ngữ dẫn trực tiếp, dẫn lại lời của người khác.
d, Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp và cũng có hàm ý mỉa mai.
 e, Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp từ hai câu thơ của Nguyễn Du.
Bài tập 2: 
 Đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp; giải thích lí do.
a, Đặt dấu hai chấm sau “cười bảo” (đánh dấu lời thoại), dấu ngoặc kép ở “ cá tươi”, “tươi” (đánh dấu từ ngữ được dẫn lại)
b, Đặt dấu hai chấm sau “chú Tiến Lê” (đánh dấu lời dẫn trực tiếp), đặt dấu ngoặc kép cho phần còn lại: “Cháu hãy  với cháu” (đánh dấu trực tiếp). Lưu ý viết hoa từ “ Cháu” vì mở đầu 1 câu.
c, Đặt dấu hai chấm sau “ bảo hắn” (lời dẫn trực tiếp). Đặt dấu ngoặc kép cho phần còn lại “Đây là  một sào” (lời dẫn trực tiếp). Cần viết hoa từ “Đây”.
Bài tập 3: 
 Hai câu có ý nghĩa giống nhau nhưng dùng dấu khác nhau:
a, Dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
 b, Không dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép như trên vì câu nói không được dẫn nguyên văn (lời dẫn gián tiếp).
Bài tập 5 :
4. Củng cố : 
 Dấu ngoặc kép có công dụng gì ?
5. Dặn dò:
 	Học thuộc ghi nhớ. Làm hết bài tập 4, 5.
Chuẩn bị bài : Luyện nói 
 	Soạn bài mới “Ôn tập về dấu câu”.
**********************************************************
Tiết 54 	 Ngày soạn:............/............./............ Tập làm văn:
 LUYỆN NÓI: THUYẾT MINH VỀ MỘT THỨ ĐỒ DÙNG
A. MỤC TIÊU: Giúp hs 
 1. Kiến thức:
 - Cách tìm hiểu, quan sát và nắm được đặc điểm cấu tạo, công dụng.của những vật dụng gần giũ với bản thân.
 - Cách xây dựng trỉnh tự các nội dung cần trình bày bằng ngôn ngữ nói về một thứ đồ dùng trước lớp.
 2. Kĩ năng:
 - Tạo lập văn bản thuyết minh.
 - Sử dụng ngôn ngữ nói trình bày chủ động một thứ đồ dùng trước tập thể lớp
 3. Thái độ : ý thức tự giác làm bài và thái độ tự tin khi trình bày trước lớp.
B. CHUẨN BỊ 
GV: +Phương tiện : SGV + GIÁO ÁN + CHUẨN KIẾN THỨC
 + Phương pháp: Đàm thoại + diễn giảng + thảo luận nhóm
 -HS: Soạn bài luyện nói ở nhà.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Ổn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
 3. Bài mới 
 I. Đề bài : Thuyết minh về cái phích nước ( bình thuỷ).
Yêu cầu nói 
Kiểu bài : Thuyết minh 
Nội dung : Giúp người nghe có những hiểu biết tương đối đầy đủ về phích nước. 
Các thao tác chuẩn bị : 
+ Tìm hiểu quan sát, ghi chép. 
+ Nội dung : 
 Cấu tạo : chất liệu vỏ : sắt , nhựa ; màu sắc : trắng ,xanh 
 Ruột : hai lớp thuỷ tinh có lớp chân không ở giữa , phía trong lớp thuỷ tinh có tráng bạc. 
 Công dụng : Giữ nhiệt, dùng cho sinh hoạt và đời sống. 
Lập dàn bài 
 * MB : Phích nước là một vật dụng dùng để giữ nước nóng. 
 * TB :Thuyết minh:
	 1, Cấu tạo :
Vỏ của phích nước được làm bằng sắt hoặc bằng nhựa , có trang trí đẹp mắt. 
Nắp phích bằng nhôm hoặc bằng nhựa. 
Nút phích thường bằng bấc hoặc bằng nhựa. 
Ruột phích làm bằng thuỷ tinh có tráng bạc để giữ nhiệt độ luôn nóng. 
2, Sử dụng :
Ruột phích nước là bộ phận quan trọng nhất. Vì thế khi mua phích nước, ta nên mang nó ra ngoài ánh sáng nhìn suốt từ trên miệng xuống đáy, ta có thể nhìn thấy điểm sáng màu tím ở chỗ van hút khí. Nếu điểm sáng càng nhỏ thì chứng tỏ công nghệ sản xuất van hút khí càng tốt vì thế càng giữ nhiệt tốt hơn. 
Phích nước mới mua về không nên đổ nước sôi vào ngay vì đang lạnh mà gặp nóng đột ngột, phích nước dễ bị nứt bể. Ta nên chế nước ấm khoảng 50-69 độ vào trước 30 phút, rồi sau đó mới chế nước nóng vào. 
3, Bảo quản :
Khi phích đựng nước dùng lâu, bên trong sẽ xuất hiện cáu bẩn. Ta có thể đổ vào trong phích một ít giấm nóng, đậy chặt nắp lại, lắc nhẹ rồi để khoảng 30 phút, sau đó dùng nước lạnh rữa sạch, chất cáu bẩn sẽ được tẩy hết.
Nếu ta muốn phích nước giữ được nước sôi lâu hơn, khi đổ nước vào phích, ta chớ rót đầy. Hãy để một khoảng cách giữa nước sôi và nút phích vì hệ số truyền nhiệt của nướcù lớn hơn không khí gần bằng 4 lần . Cho nên nếu rót đầy nước sôi, nhiệt dễ truyền ra vỏ phích nhờ môi giới của nước. Nếu có một khoảng trống, không khí sẽ làm cho nhiệt truyền chậm hơn . 
 * KB : Phích nước là 1 vật dụng rất cần thiết cho mọi người trong sinh hoạt hằng ngày. 
 II. Thực hiện: 
Chia tổ: tập nói trong tổ với nhau. 
Đại hiện từ tổ trình bày trước lớp ( không nhất thiết phải trình bày một bài trọn vẹn , mà có thể trình bày một phần trong tổng thể )
*Khi trình bày yêu cầu: Nói nghiêm túc, nói thành câu trọn vẹn, dùng từ đúng, mạch lạc, phát âm rõ ràng, âm lượng đủ cả lớp nghe. 
Đại diện mổi tổ trình bày xong cho hs nhật xét – Sau đó giáo viên nhật xét chung. 
 4. Củng cố :
 Giáo viên nhận xét về tiết luyện nói (ưu điểm, khuyết điểm ), rút kinh nghiệm cho HS về cách nói trước tập thể và cách làm bài văn thuyết minh. 
 5. Dặn dò:
 Về nhà viết thành bài văn hoàn chỉnh. 
 Học bài để làm bài viết TLV số 3 _ Văn TM.
 Soạn bài “ Thuyết minh về thể loại văn học”.
 **********************************************************
Tiết 55, 56 Ngày soạn: /../ 
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 
A, MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp hs 
Kiểm tra toàn diện những kiến thức đã học về kiểu bài thuyết minh. 
Rèn kĩ năng xây dựng vb theo những yêu cầu bắt buộc về cấu trúc, kiểu bài, tính liên kết, khả năng tích hợp.
Có thái độ học tập nghiêm túc.
B, CHUẨN BỊ 
GV: chuẩn bị đề bài và biểu điểm. 
HS: Ôn lại những kiến thức đã học về bài văn thuyết minh.
 C, TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
 1. Ổn định tổ chức.
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 3. Phát đề- Theo dõi học sinh làm bài
 4. Thu bài- Nhận xét 
 GV nhận xét giờ làm bài của HS (về tinh thần chuẩn bị, ý thức kỉ luật, ý thức học tập ...)
 5. Dặn dò: Về nhà viết lại bài tập làm văn này để nắm chắc hơn về kiến thức văn TM 
 Soạn bài mới “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác ”.
 **********************************************************

File đính kèm:

  • docBai 14 Viet bai tap lam van so 3 Van thuyet minh lam tai lop.doc
Giáo án liên quan