Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 95

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:

- Khái niệm hành động nói.

- Các kiểu hành động nói thường gặp.

2. Kĩ năng.

- Xác định được hành động nói trong các văn bản đã học và trong giao tiếp.

- Tạo lập được hành động nói phù hợp với mục đích giao tiếp.

3. Thái độ: Có ý thức sử dụng đúng hoàn cảnh giao tiếp

II. Chuẩn bị:

GV: Bài soạn, các ví dụ mẫu, đoạn văn tham khảo.

HS: Đọc bài và soạn theo câu hỏi hướng dẫn.

III.GD-KNS: Nhận biết, phân tích, đánh giá, hợp tác.

IV. Các hoạt động dạy – học

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 4554 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 95, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/2/2014 
Ngày giảng: 8A: /2/2014
	 8B: /2 /2014
Tiết 95
HÀNH ĐỘNG NÓI
Mục tiêu cần đạt
Kiến thức: 
- Khái niệm hành động nói.
- Các kiểu hành động nói thường gặp. 
2. Kĩ năng.
- Xác định được hành động nói trong các văn bản đã học và trong giao tiếp.
- Tạo lập được hành động nói phù hợp với mục đích giao tiếp.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng đúng hoàn cảnh giao tiếp
II. Chuẩn bị: 
GV: Bài soạn, các ví dụ mẫu, đoạn văn tham khảo.
HS: Đọc bài và soạn theo câu hỏi hướng dẫn.
III.GD-KNS: Nhận biết, phân tích, đánh giá, hợp tác..........
IV. Các hoạt động dạy – học
1/ Ổn định tổ chức: 1'
2/ Kiểm tra bài cũ: 4' 
- Thế nào là câu phủ định? Có mấy kiểu câu phủ định? Lấy ví dụ về những kiểu câu đó.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng 
- Mục tiêu: Nắm được khái niệm hành động nói và một số kiểu hành động nói thường gặp.
- Phương pháp: Vấn đáp, phân tích mẫu. 
- Thời gian: 18 phút
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hs. Đọc câu nói của Lí Thông nói với Thạch Sanh?
H. Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích gì?
H. Câu nào thể hiện rõ nhất mục đích ấy?
H. Lí Thông có đạt được mục đích của mình không? Chi tiết nào nói lên điều đó?
H. Lí Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng phương tiện gì?
H. Nếu hiểu hành động là “ việc làm cụ thể của con người nhằm một mục đích nhất định” thì việc làm của Lí Thông có phải là hành động không? Vì sao?
- Lí Thông thực hiện mục đích của mình bằng lời nói và đó là hành động nói. Vậy em hiểu thế nào là hành động nói?
* Bài tập nhanh: 
A hỏi B:
- Mấy giờ rồi?
B trả lời:
(1) – Không biết!
Hoặc:
(2) – Ba giờ!
Cho biết, A thực hiện hành động nói gì? Câu trả lời nào của B giúp A đạt được mục đích của hành động nói? Giải thích lí do.
- A thực hiện hành động hỏi. 
- Câu trả lời (2)
- Lí do: câu (1) B không cộng tác hội thoại với A, câu (2) B có cộng tác hội thoại với A.
H. Trong đoạn trích ở mục 1, ngoài câu đã phân tích, mỗi câu còn lại trong lời nói của Lí Thông đều nhằm một mục đích nhất định. Những mục đích ấy là gì? 
- Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. (trình bày).
- Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. (đe doạ).
- Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi.(đuổi khéo).
- Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu.(hứa hẹn). 
- Gọi học sinh đọc ví dụ 2.
H. Chỉ ra các hành động nói trong đoạn trích và cho biết mục đích của mỗi hành động?
Lời của cái Tí
- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu? (hỏi)
- U nhất định bán con đấy ư? (hỏi)
- U không cho con ở nhà nữa ư? (hỏi)
- Khốn nạn thân con thế này! (cảm thán, bộc lộ cảm xúc)
- Trời ơi! (cảm thán, bộc lộ cảm xúc).
* Lời của chị Dậu:
- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài. (báo tin)
H. Em hãy khái quát các hành động nói thường gặp từ việc tìm hiểu các ví dụ trên:
- Trình bày, đe doạ, đuổi khéo, hứa hẹn.
- Hỏi, báo tin, bộc lộ cảm xúc.
* Bài tập nhanh:
A hỏi B:
 - Cậu vừa đi Sầm Sơn về đấy à?
B gật đầu.
A lại hỏi: 
 - Có vui không?
B lắc đầu.
 Cho biết trong đoạn đối thoại trên có những hành động nói nào? Thử giải thích lí do. 
- Cậu vừa đi Sầm Sơn về đấy à? (hỏi)
- Có vui không? (hỏi)
- Gật đầu và lắc đầu: hành động xác nhận và hành động bác bỏ.
Giải thích: Hành động nói có thể diễn ra bằng lời nói tương ứng với các kiểu câu nhưng cũng có thể diễn ra bằng cử chỉ, điệu bộ (gật đầu, lắc đầu, nhún vai,....). Tuy nhiên dạng điển hình vẫn là bằng lời nói.
I. Hành động nói là gì?
1. Ví dụ: ( SGK- 62)
2. Nhận xét
Lí Thông tìm cách đuổi Thạch Sanh đi để cướp công của.
- Câu thể hiện rõ nhất ý đồ của Lí Thông: Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi.
- Lí Thông đã đạt được mục đích đó là: Chàng vội vã từ giã mẹ con Lí Thông, trở về túp lều ở gốc đa, kiếm củi nuôi thân.
- Mục đích của Lí Thông thực hiện bằng lời nói.
- Việc làm của Lí Thông là một hành động vì nó có mục đích.
* Ghi nhớ.( 62)
II. Một số kiểu hành động nói thường gặp:
1. Ví dụ. (62, 63).
2, Nhận xét
VD1: c1: trình bày; c2: đe dọa; c4: đuổi khéo; c5: hứa hẹn.
VD2: 
Trong lời của cái Tí
3 câu đều là hành động hỏi, 2 câu sau bộc lộ cảm xúc
Trong lời của chị Dậu; báo tin
* Ghi nhớ (63).
* Hoạt động 3: HDHS luyện tập
- Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách làm các dạng bài tập về hành động nói..
 Phương pháp: Phân tích mẫu, thực hành, hđ nhóm.
- Thời gian: 18’
Gv hướng dẫn hs luyện tập
H. Xác định mục đích của hành động nói trong bài tập 1?
H. Chỉ ra hành động nói và mục đích của hành động nói trong bài tập 2?
H. Xác định kiểu hành động nói trong bài tập 3 
II. Luyện tập
* BT 1/63: 
- Trần Quốc Tuấn viết “ Hịch tướng sĩ” nhằm mục đích khuyến khích tướng sĩ học tập “ Binh thư yếu lược” do ông soạn và khích lệ lòng yêu nước của tướng sĩ.
- Câu thể hiện “ Nếu các ngươi.... nghịch thù”
* BT 2/63: Hành động nói và mục đích của nó: 
a, Hỏi, cảm ơn, trình bày, cầu khiến, cảm thán, bộc lộ cảm xúc, tiếp nhận, cầu khiến.
b, Nhận định, khẳng định, hứa, thề.
c, Báo tin, hỏi, xác nhận, cảm thán, tả, kể.
* BT 3/64: Kiểu hành động nói:
- Hứa 1: điều khiển, ra lệnh.
- Hứa 2 : ra lệnh
- Hứa : hứa.
 4. Củng cố: 2’
- Gv khái quát bài học:
- Hiểu được khái niệm và các dạng hành động nói, vận dụng có hiệu quả khi giao tiếp.
5. HDVN: 1’
- Học bài cũ
- Soạn bài Ông ngoại(văn thơ địa phương)
* Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doctiet 95.doc
Giáo án liên quan