Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 127

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Hệ thống kiến thứcvề văn bản hành chính.

- Mục đích, yêu cầu và quy cách làm một văn bản tường trình.

2. Kĩ năng

- Nhận diện và phân biệt văn bản tường trình với các văn bản hành chính khác.

- Tái hiện lại một sự việc trong văn bản tường trình.

3. Thái độ:

- Tự giác học tập

II. Chuẩn bị:

GV: Bài soạn, tư kiệu tham khảo

HS: Đọc bài và tìm thêm các ví dụ

III.GD-KNS: Nhận biết, phân tích, vận dụng.

 

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2837 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 127, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/4/2014 
Ngày giảng: 8A: / /2014
	 8B: / /2014
Tiết 127
VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH
Mục tiêu cần đạt
Kiến thức 
- Hệ thống kiến thứcvề văn bản hành chính.
- Mục đích, yêu cầu và quy cách làm một văn bản tường trình.
2. Kĩ năng
- Nhận diện và phân biệt văn bản tường trình với các văn bản hành chính khác.
- Tái hiện lại một sự việc trong văn bản tường trình.
3. Thái độ: 
- Tự giác học tập
II. Chuẩn bị: 
GV: Bài soạn, tư kiệu tham khảo
HS: Đọc bài và tìm thêm các ví dụ
III.GD-KNS: Nhận biết, phân tích, vận dụng..........
IV. Các hoạt động dạy – học
1/ Ổn định tổ chức: 1'	8A:.............................8B:.................................
2/ Kiểm tra bài cũ: 5' 
- Nhắc lại các loại văn bản hành chính đã học
 Mục đích của từng loại văn bản đó là gì?
- Đơn từ nhằm mục đích trình bày nguyện vọng cá nhân ( hoặc tập thể ) để cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết. VD: Đơn xin trợ cấp, Đơn xin chuyển trường, Đơn xin vào Đoàn,..
- Đề nghị nhằm mục đích trình bày các ý kiến giải pháp do cá nhân hay tập thể đề xuất để các cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền xem xét, giải quyết. VD: đề nghị nâng cấp thư viện, đề nghị tổ chức lại đội bóng của lớp,…
- Báo cáo nhằm mục đích trình bày lại quá trình, kết quả công việc, công tác trong một thời hạn nhất định trước cấp trên, nhân dân, tổ chức hay thủ trưởng. VD: Báo cáo tổng kết công tác Đội,…
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
 Hôm nay cô giáo giới thiệu với các em một kiểu văn bản hành chính – công vụ mới: Văn bản tường trình.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập
- Mục tiêu: Hiểu được mục đích, nội dung, ý nghĩa cách thức làm văn bản tường trình 
- Phương pháp: Trình bày, phân tích, so sánh, nhận xét
- Thời gian: 25 phút
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Hs. Đọc bản tường trình (133)
Gv tổ chức cho hs thảo luận (3p)điền vào bảng thông tin
Người viết 
Người nhận 
Mục đích của bản tường trình 
Nội dung của tường trình 
Thể thức được trình bày 
Thái độ của người viết 
 Lần lượt gọi các nhóm trình bày
Gv khái quát vào bảng
Gv hướng dẫn hs chỉ ra các điểm chung của 2 văn bản tường trình
? Đặc điểm chung của hai văn bản trên là gì?
? Nêu một số trường hợp cần viết tường trình trong học tập hoặc sinh hoạt ở trường?
? Từ việc tìm hiểu hai văn bản tường trình em hiểu được thế nào là văn bản tường trình( được dùng để làm gì)?
Trình bày về thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình về sự việc xảy ra gây hậu quả cần xem xét giả quyết
Gv khái quát ghi nhớ mục chấm 1,2 (sgk 134)
Cần làm một bản tường trình ntn chuyển mục II
Hs nhận diện các tình huống cần viết tường trình
 a) Viết tường trình với cô giáo chủ nhiệm và BGH nhà trường.
 (b) Viết với cô phụ trách phòng thí nghiệm
 (c) Gv nhắc nhở
 (d) Nếu tài sản mất lớn cần viết tường trình với cơ quan công an để nhờ tìm lại
? Một văn bản tường trình gồm có những phần mục nào?
Gồm có 3 phần
Hs trình bày gv trình chiếu các phần mục cần ghi trong bản tường trình
Gv nhắc nhớ hs những vấn đề cần lưu ý khi viết tường trình
Trình chiếu một bản tường trình mẫu
	Gv khái quát bài học
I. Đặc điểm của văn bản tường trình
1. Ví dụ (sgk – 133,134)
2. Nhận xét
- Trình bày lại các sự việc đã xảy ra với cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết
- Trình bày rõ:
Đối tượng
Mục đích
Nội dung tường trình
Tuân thủ thể thức văn bản, trình bày đúng sự thực khách quan.
* Một số trường hợp cần viết bản tường trình:
 + Bị mất sách vở và dụng cụ học tập
 + Đánh nhau với bạn
 + Làm hỏng tài sản của nhà trường
II. Cách làm văn bản tường trình.
1. Tình huống cần phải viết bản tường trình
 - Tình huống a,b cần viết tường trình.
- Tình huống c nếu tài sản bị mất có giá trị lớn thì viết tường trình.
2. Cách làm văn bản tường trình
Phần 1: Phần mở đầu
 - Quốc hiệu 
 - Địa điểm, thời gian
 - Tên vb
 - Người nhận
Phần 2: Nội dung
 - Thời gian, địa điểm, diễn biến sự việc, nguyên nhân, hậu quả, người chịu trách nhiệm (Thái độ khách quan, trung thực) 
Phần 3. Kết thúc.
- Lời đề nghị (cam đoan), chữ ký, họ tên người viết tường trình.
* Lưu ý (136)
* Ghi nhớ/136
4. Củng cố
- Gv khái quát bài học 
5. Hướng dẫn về nhà
- Tập viết văn bản tường trình
- Chuẩn bị tốt cho phần luyện tập giờ sau
* Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doctiet 127.doc
Giáo án liên quan