Giáo án Ngữ văn 6 - Học Kỳ I - Tuần 6

A - Mục tiêu.

Giúp HS:

1. Về kiến thức:

- Nắm được định nghĩa truyện Cổ tích

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Thạch Sanh và một số đặc sắc, tiêu biểu của kiểu nhân vật người dũng sĩ.

2. Về kỹ năng:

- Tiếp tục rèn kỹ năng kể lại truyện ( Kể lại những tình tiết chính bằng ngôn ngữ kể của học sinh

- Bước đầu biết t/bày những cảm nhận suy nghĩ của mình về nhân vật, các chi tiết đặc sắc trong truyện.

- Tự nhận thức giá trị của lòng nhân ái, sự công bằng trong cuộc sống.

3. Về thái độ:

- Giúp HS nhận thấy trong cuộc sống cái thiện luôn luôn thắng cái ác.

B - Chuẩn bị.

1. Giáo viên:

- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo.

- Tranh về Thạch Sanh.

2. Học sinh

- Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk

 

doc11 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Học Kỳ I - Tuần 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
..
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 6. Phần văn học
Tiết 22: thạch sanh
 (Truyện cổ tích) (Tiếp)
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Thạch Sanh và một số đặc sắc, tiêu biểu của kiểu nhân vật người dũng sĩ.
2. Về kỹ năng:
- Tiếp tục rèn kỹ năng kể lại truyện ( Kể lại những tình tiết chính bằng ngôn ngữ kể của học sinh 
- Bước đầu biết t/bày những cảm nhận suy nghĩ của mình về nhân vật, các chi tiết đặc sắc trong truyện. 
- Tự nhận thức giá trị của lòng nhân ái, sự công bằng trong cuộc sống.
3. Về thái độ:
- Giúp HS nhận thấy trong cuộc sống cái thiện luôn luôn thắng cái ác.
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo.
- Tranh về Thạch Sanh.
2. Học sinh
- Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy tóm tắt ngắn gọn bằng lời văn của mình truyện cổ tích Thạch Sanh ? 
 3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )
ở giờ trước chúng ta đã được tìm hiểu về nguồn gốc, sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh. Trong cuộc đời của mình chàng đã trải qua những thử thách khó khăn gì và chàng lập được những kỳ tích ntn ?
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Đọc - Hiểu văn bản (32 phút) 
- Gọi 1HS tóm tắt lại câu chuyện.
H: Trong đời mình, Thạch Sanh đã lập bao nhiêu chiến công ? Hãy thống kế các chiến công đó ?
- Chém chăn tinh, trừ hại cho dân, thu được bộ cung tên vàng.
- Diệt đại bàng, cứu công chúa.
- Diệt hồ tinh, cứu thái tử con vua Thủy Tề, được nhà vua tặng cây đàn thần.
- Đuổi quân xâm lược 18 nước chư hầu tiếng đàn, niêu cơm kì diệu.
H: Em có nhận xét như thế nào về những chiến công của chàng ?
(Mục đích, tính chất, mức độ, nguyên nhân thắng lợi)
H: Trải qua những thử thách, em thấy ở Thạch Sanh bộc lộ những phẩm chất gì?
H: Những phẩm chất ấy của TS là đại diện cho ai ? 
H: Trong những chiến công của TS cây đàn thần đóng góp một vai trò quan trọng. Theo em tiếng đàn thần kỳ có ý nghĩa ntn ? Nó phản ánh ước mơ gì ?
- Tiếng đàn: làm quân xâm lược xin hàng -đại diện cho cái thiện, tình yêu chuộng hòa bình của nhân dân, cảm hóa kẻ thù => lòng nhân ái, ước vọng đoàn kết.
H: Em có nhận xét ntn về chi tiết niêu cơm… ?
H: Thạch Sanh tài giỏi là vậy ? Nhưng tại sao trong quan hệ với Lý Thông, Thạch Sanh luôn tỏ ra ngờ nghệch, dại khờ, trung hậu quá đỗi ?
H: Tại sao chàng luôn bị lừa mà vẫn không hề oán giận ?
H: Trong truyện Lý Thông đã có những việc làm ntn với Thạch Sanh ? 
- Kết nghĩa anh em với Thạch Sanh để mưu lợi. Lừa TS đi nộp mạng thay mình. Cướp công của TS
H: Em có nhận xét ntn về nhân vật Lý Thông ?
H: Suy nghĩ của em về chi tiết “mẹ con Lý thông bị sét đánh chết và bị hóa kiếp thành bọ hung” ?
H: tính cách của TS và LT đã được xây dựng trên nét nghệ thuật nào ?
- Nghệ thuật tương phản.
H: Em hãy cho biết truyện có kết cục như thế nào ? Em có nhận xét gì về kết cục ấy ?
- Công chúa kết hôn cùng Thạch Sanh .
- Thạch Sanh lên nối ngôi vua.
- Mẹ con Lý Thông tham lam, độc ác, xảo quyệt, tàn nhẫn ... mặc dù được Thạch Sanh tha tội chết nhưng đã bị lưới tầm sét của thần lôi và cũng là của công lý nhân dân trừng trị, hóa thành bọ hung đời đời sống dơ bẩn.
*3 Hoạt dộng 3: Tổng kết (3 phút)
H: Khái quát những đặc sắc tư tưởng - nghệ thuật của truyện " Thạch Sanh " ?
H: Em hãy nêu ý nghĩa của truyện ?
H: Nêu tóm tắt ngắn gọn những giá trị của truyện Thạch Sanh ?
II – Tìm hiểu văn bản. (tiếp)
4. Phân tích truyện:
4.1. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh.
4.2. Những chiến công thần diệu của Thạch Sanh:
-> Kẻ thù càng hung ác, xảo quyệt, thử thách càng to lớn, chiến công càng rực rỡ vẻ vang, chính nghĩa càng sáng tỏ.
* Đức tính quí báu của Thạch Sanh:
- Sự thật thà chất phác
- Sự dũng cảm và tài năng
- Nhân hậu, cao thượng, yêu hoà bình.
-> Đây cũng những phẩm chất rất tiêu biểu của nhân dân ta 
* Cây đàn thần: giúp nhân vật được giải oan, giải thoát (cứu công chúa, vạch mặt Lý Thông); là cây đàn của tình yêu, công lí 
=> chi tiết thần kì thể hiện ước mơ thực hiện công lí trong xã hội của nhân dân. 
* Niêu cơm : có khả năng phi thường, khiến quân giặc khâm phục => tấm lòng nhân đạo, tình yêu hòa bình của nhân dân ta.
- Thạch Sanh là người nhân hậu, độ lượng, trong sáng vô cùng.
- Luôn tin người, sẵn sàng giúp đỡ người bị hại, không bao giờ nghĩ tới việc người đền ơn.
4.3. Nhân vật Lí Thông:
- Lí Thông là kẻ lừa lọc, phản phúc, nham hiểm, xảo quyệt, bất nhân, bất nghĩa....
4.4. Kết thúc truyện:
- Cách kết thúc có hậu, thể hiện công lí xã hội “ở hiền gặp lành, ác giả, ác báo” ước mơ của nhân dân về một sự đổi mới
III - Tổng kết.
1. Những nét đặc sắc tư tưởng, nghệ thuật của truyện
- Kết cấu, cốt truyện mạch lạc, sắp xếp tình tiết rất khéo léo, hoàn chỉnh.
- Hai nhân vật đối lập, tương phản hầu như xuyên suốt truyện Thạch Sanh và Lý Thông tạo cho cốt truyện vững chắc, tâp trung.
- Các chi tiết tưởng tượng thần kỳ, độc đáo.
2. ý nghĩa của truyện:
- Ngợi ca những chiến công rực rỡ và những phẩm chất cao đẹp của người anh hùng – dũng sĩ dân gian, đồng thời thể hiện ước mơ đạo lí nhân dân : Thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà, hòa bình thắng chiến tranh, các dân tộc sống trong hòa bình và yên ổn, làm ăn.
3. Ghi nhớ.
 Sgk. T 67
*4 Hoạt động 4: (5 phút )
4. Củng cố.
- Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì cho cuộc sống ?
5. Dặn: HS về học bài, chuẩn bị bài sau 
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:.............................................................................................................................
...............................................................................................................................................
* Tồn tại:................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 6. Phần tiếng việt
Tiết 23: chữa lỗi dùng từ
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Giúp học sinh nắm được khái niệm về phép lặp – lỗi lặp từ; các từ gần âm, khác nghĩa.
2. Về kỹ năng:
- Rèn kĩ năng phát hiện lỗi, phát triển nguyên nhân mắc lỗi; Các cách chữa lỗi.
- Ra quyết định: nhận ra và lựa chọn cách sửa các lỗi dùng từ địa phương thường gặp.
3. Về thái độ:
- Tích cực học tập. giữ sự trong sáng của tiếng Việt.
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo.
- Chuẩn bị bảng phụ
2. Học sinh
- Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ ? 
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )
Khi nói và viết tiếng Việt chúng ta có hiện tượng lặp lại một hay nhiều từ ngữ, cách lặp như vậy thường để tạo ra một sắc thái ý nghĩa nhằm nhấn mạnh một nội dung nào đấy. Tuy nhiên cũng có những trường hợp bị lẫn lộn các từ gần âm do thiếu hiểu biết về tiếng Việt hoặc do chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương. Vậy làm thế nào để phân biệt được và sử dụng từ ngữ đúng ?
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Phân tích mẫu, hình thành khái niệm ( 16 phút ) 
- GV treo bảng phụ ghi vd trong sgk
- Gọi 1 HS đọc vd.
H: Đoạn (a) có những từ ngữ nào được lặp lại ? được lặp lại mấy lần ?
* Đoạn a: 
- Từ “tre” lặp 7 lần
- Từ “giữ” lặp 4 lần
- Từ “anh hùng” lặp 2 lần
H: việc lặp lại các từ này có ý nghĩa gì ?
- Tác dụng lặp ở đoạn a: tạo ra nhịp điệu hài hòa cho một đoạn văn xuôi giàu chất thơ.
H: ở đoạn (b) có từ, cụm từ nào được lặp lại ?
* Đoạn b: “Truyện dân gian” lặp 2 lần. 
H: Việc lặp lại cụm từ ở đoạn này có ý nghĩa ntn ?
- Lỗi lặp do diễn đạt kém.
 H: Em hãy chữa lại lỗi lặp ở đoạn này ?
- Cách chữa: Em rất thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
H: Qua vd trên em hiểu ntn về việc lặp từ ?
- HS đọc bài tập trong sgk.
H: Trong VD trên, em thấy từ ngữ nào người viết dã dùng không đúng ? em hãy tìm từ sửa lại các từ sai đó ?
Câu a : Thăm quan = Tham quan
Câu b : Nhấp nháy = mấp máy.
H: Do đâu lại có hiện tượng dùng sai như vậy ?
H: Qua tìm hiểu vd trên em rút ra được bài học gì khi dùng từ ?
*3 Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập (20 phút )
- GV chia lớp làm 3 nhóm thảo luận bt
- Gọi đại diện của các nhóm lên bảng làm
- Các nhóm nhận xét chéo
- Gv nhận xét, sửa chữa
- HS tiếp tục thảo luận làm bt theo ba nhóm, các nhóm tráo đổi thành viên cho nhau.
- Đại diện mỗi nhóm lên bảng trình bày
- Các nhóm và GV nhận xét bổ sung cho từng phần.
I – Lặp từ.
1. Ví dụ:
2. Nhận xét:
- Việc lặp lại một từ hay cụm từ nhằm để nhấn mạnh, làm nổi bật một nội dung ý nghĩa nào đó.
- Lưu ý: Cần thận trọng trong việc lặp từ, tránh hiện tượng lặp không cần thiết khiến câu văn dài dong.
II – Lẫn lộn các từ gần âm.
1. Ví dụ:
2. Nhận xét:
- Nguyên nhân: 
+ Không nhớ chính xác hình thức ngữ âm của từ. 
+ Do lẫn lộn giữa các từ gần âm.
- Từ có 2 mặt : hình thức – nội dung 
+ Hai mặt này luôn gắn với nhau. Sai về hình thức -> sai về nội dung.
=> Muốn tránh mắc lỗi dùng sai âm của từ, phát hiểu đúng nghĩa của từ.
III – Luyện tập.
1. Bài tập 1: 
 Đáp án: Cách lược bỏ từ ngữ lặp.
a. Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều rất quí mến.
b. Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi ai cũng thích nhân vật trong chuyện ấy vì họ đều là những người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
c. Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành.
2. Bài tập 2: 
a. Thay linh động = sinh động.
- Linh động : không rập khuôn, máy móc các nguyên tắc.
- Sinh động : gợi ra hình ảnh, cảm xúc, liên tưởng.
b. Bàng quang = bàng quan
- Bàng quang : bọng chứa nước tiểu.
- Bàng quan : Dửng dưng, thờ ơ như người ngoài cuộc.
c. Thủ tục = hủ tục
- Thủ tục : Những qui định hành chính cần phải tuân theo.
- Hủ tục : Những thói quen lạc hậu cần bài trừ.
*4 Hoạt động 4: ( 3 phút )
4. Củng cố: 
- Gv nhận xét giờ học, ý thức học tập của HS
5. Dặ

File đính kèm:

  • docTuan 6.doc
Giáo án liên quan