Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 109

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Thấy đ¬ược lập luận là phương thức biểu đạt chính trong văn nghị luận.

- Biểu cảm là một yếu tố hỗ trợ cho lập luận, góp phần tạo nên sức lay động truyền cảm của bài văn nghị luận.

2. Kĩ năng

- Nhận biết yếu tố biểu cảm và tác dụng của nó trong bài văn nghị luận.

- Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận hợp lí, có hiệu quả, phù hợp với lôgíc lập

3, Thái độ : Học tập nghiêm túc

 

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 5642 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 109, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 7/3/2014 
Ngày giảng: 8A: / /2014
	 8B: / /2014
Tiết 109
TÌM HIỂU YẾU TỐ BIỂU CẢM TRONG VĂN NGHỊ LUẬN 
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Thấy được lập luận là phương thức biểu đạt chính trong văn nghị luận.
- Biểu cảm là một yếu tố hỗ trợ cho lập luận, góp phần tạo nên sức lay động truyền cảm của bài văn nghị luận.
2. Kĩ năng	
- Nhận biết yếu tố biểu cảm và tác dụng của nó trong bài văn nghị luận.
- Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận hợp lí, có hiệu quả, phù hợp với lôgíc lập 
3, Thái độ : Học tập nghiêm túc
* Kĩ năng sống:
- Kỹ năng giao tiếp, vận dụng, sáng tạo, giải quyết vấn đề.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
 Giáo viên: Bài soạn, tài liệu tham khảo
 Học sinh: Đọc trước bài
C. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp: 8A :…………………….8B :………………
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Khi trình bày luận điểm trong đoạn văn NL cần chú ý điều gì ?
3. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu yếu tổ biểu cảm trong văn nghị luận.
- Mục tiêu: Thấy được tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận; những từ ngữ, câu văn có sức truyền cảm.
- Thời gian: 20p
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
- Hs. Đọc văn bản.
? Tìm những từ ngữ biểu lộ t/c mãnh liệt của t/g và những câu cảm thán trong văn bản?
? Cách sử dụng hàng loạt câu cảm thán ở văn bản này có tác dụng gì?
?Nhận xét cách sử dụng từ ngữ và câu cảm thán?Neu tác dụng
- Hs. Thảo luận nhóm.
? Về mặt sử dụng từ ngữ và đặt câu có t/c biểu cảm, “Lời kêu gọi...” và Hịch... có giống nhau không?
- Hịch... và Lời kêu gọi... giống nhau có sử dụng nhiều từ ngữ và câu văn có giá trị biểu cảm.
? Tuy nhiên, “Lời kêu gọi... và Hịch...” được coi là những vb nghị luận chứ không phải là vb biểu cảm. Vì sao?
 (yếu tố biểu cảm có t/d hỗ trợ cho lập luận, dễ đi vào lòng người)
- Hs. Quan sát bảng đối chiếu (sgk)
? Có thể thấy những câu ở cột (2) hay hơn những câu ở cột (1). Vì sao?
 (Vì có các từ ngữ biểu cảm “ngó, nghênh… uốn lưỡi cú diều, đem… dê chó”)
- Gv. Hướng dẫn hs liên hệ tìm hiểu việc sử dụng yếu tố biểu cảm có tác dụng như thế nào đối với các tác phẩm “Thuế máu, Hịch, Lời kêu gọi, Chiếu…”
? Từ đó cho biết td của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?
? Từ việc tìm hiểu vb trên, hãy cho biết: Làm thế nào để phát huy hết td của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?
? Người làm văn chỉ cần suy nghĩ về LĐ và LL hay cần phải thật sự xúc động trước từng điều mình đang nói tới?
- Phải thật sự xúc động trước những điều mình nói tới trong bài NL.
? Chỉ cần rung cảm không thôi đã đủ chưa? Phải chăng chỉ cần có lòng yêu nước...
- Phải có phẩm chất văn chương (biết diễn tả cảm xúc một cách nghệ thuật)
? Có phải càng dùng nhiều từ ngữ biểu cảm càng đặt nhiều câu cảm thán thì giá trị biểu cảm trong văn NL càng tăng?
Phải biết chọn và sử dụng từ ngữ biểu cảm, câu biểu cảm đúng lúc, đúng chỗ.
Hs. Phát biểu. 
Gv khái quát
I. Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
1. Văn bản
 “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”
2. Nhận xét
a. Từ ngữ biểu lộ tình cảm: Hỡi, muốn, phải không, nhân nhượng, lấn tới, quyết tâm cướp, không, thà, chứ nhất định không chịu, phải đứng lên, hễ là, thì, ai có, ai cũng phải
- Câu cảm thán: Hỡi đồng bào toàn quốc! Hỡi đồng bào! Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
 -> Ngắn gọn, thể hiện quyết tâm đánh giặc cứu nước; người đọc cảm nhận được tình cảm của tác giả.
b. Hịch... Lời kêu gọi... là vb nghị luận vì mục đích để nghị luận, tác động mạnh tới tình cảm người đọc (nêu q điểm, ý kiến để bàn luận phải trái, đúng sai, nên suy nghĩ và thái độ sống)
 Yếu tố biểu cảm là yếu tố phụ gây sự thuyết phục.
c. Tác dụng của yếu tố biểu cảm: làm nên cái hay cho văn bản.
* Ghi nhớ (97)
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập
- Mục tiêu: Biết xác định yếu tố biểu cảm và tình cảm, cảm xúc trong văn nghị luận.
- Phương pháp: Vấn đáp, thực hành
- Thời gian: 15p
Gv hướng dẫn làm bài tập
- Hs. Đọc yêu cầu của bài tập.
 Thảo luận.
 + “tên da đen bẩn thỉu”, “An - nam - mít bẩn thỉu”, “con yêu”, “bạn hiền”, “chiến sĩ bảo vệ công lý và “tự do” 
 + Nhiều người bản xứ đã … chứng kiến cảnh kì diệu …, xuống tận đáy biển để bảo vệ TQ của các loài thuỷ quái...)
- Hs. Làm việc độc lập. Phát biểu.
- Hs. Tập viết đoạn theo các lđ.
 + Giải thích “học vẹt”, “học tủ” là gì?
 + Hậu quả của việc “học vẹt”…?
 + Phân tích có nên học vẹt không?
II. Luyện tập
Bài 1
* Biện pháp biểu cảm: 
- Nhại lại lời của td Pháp
à Phơi bày giọng điệu dối trá của thực dân, tạo hiệu quả châm biếm mỉa mai sâu cay.
- Dùng hình ảnh mỉa mai bằng giọng điệu tuyên truyền của thực dân
à Thể hiện thái độ khinh bỉ sâu sắc, chế nhạo, cười cợt giọng điệu tuyên truyền của Pháp -> gây tiếng cười châm biếm sâu cay.
Bài 2 
- Cảm xúc: Nỗi khổ tâm của người dạy tiếng mẹ đẻ, nỗi buồn khi thấy hs có quan niệm học “tủ”.
- Tình cảm ấy được biểu hiện ở ba mặt: từ ngữ, câu văn và giọng điệu của lời văn.
Bài 3. Viết đoạn văn
4. Củng cố: Khắc sâu kiến thức, những điều cần lưu ý khi sử dụng yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Tiếp tục ôn tập văn nghị luận. Tập xây dựng và viết đoạn văn nghị luận trình bày một luận điểm
- Soạn bài Đi bộ ngao du
* Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docTIET 109.doc
Giáo án liên quan