Giáo án Ngữ văn 8 - Học kỳ I - Tiết 62

A. Mục tiêu cần đạt:

 Hệ thống hóa kiến thức Tiếng Việt đã học ở học kì I

1. Kiến thức:

- Hệ thống hóa kiến thức về từ vựng và ngữ pháp đã học ở học kì I.

2. Kĩ năng:

- Vận dụng thuần thục kiến thức Tiếng Việt đã học ở học kì I để hiểu nội dung, ý nghĩa văn bản hoặc tạo lập văn bản.

3. Thái độ: Học tập nghiêm túc

B. Chuẩn bị

- Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức và các tài liệu liên quan, bảng phụ, phiếu học tập.

- Học sinh: Đọc SGK, soạn bài theo định hướng SGK và sự hướng dẫn của GV.

C. Các kĩ năng sống cần GD trong bài

 - KN: Tư duy, sáng tạo, đảm nhận trách nhiệm.

D. Tiến trình lên lớp

 

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2211 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Học kỳ I - Tiết 62, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/11/2013 
Ngày giảng: 8A: /12/2013
	 8B: /12/2013
Tiết 62
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
A. Mục tiêu cần đạt:
 Hệ thống hóa kiến thức Tiếng Việt đã học ở học kì I
1. Kiến thức:
- Hệ thống hóa kiến thức về từ vựng và ngữ pháp đã học ở học kì I.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng thuần thục kiến thức Tiếng Việt đã học ở học kì I để hiểu nội dung, ý nghĩa văn bản hoặc tạo lập văn bản.
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc
B. Chuẩn bị
- Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức và các tài liệu liên quan, bảng phụ, phiếu học tập.
- Học sinh: Đọc SGK, soạn bài theo định hướng SGK và sự hướng dẫn của GV.
C. Các kĩ năng sống cần GD trong bài
 - KN: Tư duy, sáng tạo, đảm nhận trách nhiệm.....
D. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp: 8A :…………………….8B :………………
2. Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra vở bài tập
3. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
* Hoạt động 2: Hệ thống hóa kiến thức
- Mục tiêu: Học sinh nắm được hệ thống từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt;cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ; trường từ vựng; từ tượng hình, từ tượng thanh; từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội; các biện pháp tu từ từ vựng. 
- Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải, thực hành luyện tập.
- Thời gian: 20 phút. 
 Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
? Thế nào là trường từ vựng.
-Trường từ vực là tập hợp của những từ có ít nhất 1 nét chung về nghĩa.
Cho hs tìm ví dụ
? Từ tượng hình, từ tượng thanh là gì ?
Ví dụ ?
-Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ trạng thái của sự vật. Từ tượng thanh là từ, mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
- Từ tượng hình, tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động có giá trị biểu cảm cao; Thường được sử dụng trong văn miêu tả và tự sự.
? Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội là gì 
- Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở 1 hoặc 1 số địa phương nhất định.
- Biệt ngữ xã hội là những từ chỉ được sử dụng trong 1 tầng lớp xã hội nhất định.
? Nói quá.Nói giảm nói tránh là gì? 
Nói quá : Phóng đại mức độ, quy mô, tình cảm => nhấn mạnh gây ấn tượng tăng sức biểu cảm.
- Nói giảm nói tránh : Diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, tránh thô tục...
? Tìm những câu tục ngữ, CD có sd phép tu từ nói quá, nói giảm, nói tránh.
? Tìm những câu thơ có sd T.T.Hình, T.T.Thanh.
I-Từ vựng
1. Lí thuyết
a. Trường từ vựng.
Trường vật liệu xây dựng: gạch, ngói, xi măng, sắt thép...
b. Từ tượng hình, từ tượng thanh 
- lênh khênh, lom khom, lập cập, run rẩy, oang oang, chan chát, kẽo kẹt.
c. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội 
d. Nói quá, nói giảm nói tránh
Gió đựa cây cải về trời
Rau răm ở lại chịu lời đắng cay
Dệp bò lổm ngổm như xe cóc
Muỗi lượn nghênh ngang tựa máy bay (Hồ Chí Minh)
2. Thực hành
* Bài 1:
Áo rách chi lắm áo ơi
Áo rách trăm mảnh chẳng có nơi cho rận nằm
- Tiếng đồn cha mẹ anh hiền
Cắn cơm ko vỡ, cắn tiền vỡ đôi
* Bài 2:
- Lom khom dưới núi tiều vài chú....nhà
- Côn Sơn ....rì rầm
* Hoạt động 3: hệ thống kiến thức về ngữ pháp
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức về trợ từ, thán từ, câu ghép. Hướng dẫn học sinh làm các bài tập. 
- Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải, thực hành luyện tập.
- Thời gian: 20 phút. 
?Trợ từ, thán từ là gì 
- Trợ từ là những từ sử dụng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến trong câu.
- Thán từ là những từ sử dụng làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc sử dụng để gọi đáp.
? Tình thái từ là gì ?
- TTT là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán để biểu thị các sắc thái, tình cảm của người nói.
Câu ghép ?.
Là câu có 2 cụm C - V phát triển và chúng không bao chức nhau. 
Mỗi cụm C - V của câu ghép có 1 dạng câu đơn và được gọi chung là 1 vế của câu ghép.
- Kể tên những loại dấu câu đã học ở lớp 8?
dấu ngoặc đơn: sử dụng để đánh dấu phần có chức năng chú thích.
- Dấu hai chấm: sử dụng để đánh dấu( báo trước) phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho 1 phần trước đó, đán dấu ( báo trước ) lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại.
- Dấu ngoặc kép: sử dụng để đánh dấu từ ngữ câu, đoạn dẫn trực tiếp; đánh dấu từ ngữ được biểu hiện theo nghĩa đặc biết hoặc có hàm ý mỉa mai; đánh dấu tên tác giả, tờ báo, tập san... dẫn trong đoạn văn.
- Đặt câu có sd trợ từ, thán từ, tình thái từ?
- Hs tìm câu ghép?
II. Ngữ pháp
 1.Lí thuyết
a.Trợ từ, thán từ
- Nó ngồi cả buổi chiều mà chỉ làm được mỗi một bài tập.
- Ô hay, thế tôi tưởng bác đã biết rồi.
b.Tình thái từ 
- Anh đọc xong cuốn sách rồi à?
- Bà đã khỏi ốm chưa ạ!
c. Câu ghép
- Anh dừng lời và chị cũng không nói nữa.
d. Dấu câu
Buổi lễ mít tinh(ngày 20/11) được tổ chức rất long trọng.
2. Thực hành
* Bài tập a
- Cuốn sách này chỉ 2000đ à?
+ Trợ từ: chỉ, + Tình thái từ: à
* Bài tập b 
VD: Pháp chạy, Nhật hàng,vua Bảo Đại thoái vị. 
* Bài tập c
- Câu thứ nhất và câu thứ ba là câu ghép. Trong cả hai câu ghép, các vế câu đều được nối với nhau bằng quan hệ từ
 4. Củng cố:
- Gv khái quát kiến thức phần tiếng Việt trong chương trình kì I lớp 8
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập kiến thức phần từ vựng, ngữ pháp, tìm thêm các ví dụ.
- Tập viết đoạn văn có sử dụng kiến thức tiếng Việt( chú ý sử dụng đúng từ ngữ, câu, dấu câu...)
- Chuẩn bị bài: Ông đồ
* Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docTIET 62.doc