Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 6: Cô bé bán diêm - Trợ từ, thán từ - Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

* MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

Giúp HS khám phá nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, có sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng với các tình tiết diễn biến hợp lý của truyện. Qua đó An đéc xen truyền cho chúng ta lòng thương cảm đối với em bé bất hạnh.

* TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

A. ỔN ĐỊNH LỚP. KIỂM TRA BÀI CŨ.

- GV ổn định những nền nếp bình thường.

- Kiểm tra bài cũ:

+ Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật lão Hạc.

+ HS đứng tại chỗ trả lời (cảnh ngộ, bất hạnh, tự trọng, bi kịch, đau khổ.).

+ Lớp nhận xét, GV bổ sung và chuyển tiếp : nỗi bất hạnh của con người không phân biệt lứa tuổi, quốc gia. khi cuộc đời còn bất công, tàn ác. GV ghi đầu bài lên bảng: Cô bé bán diêm.

 

doc9 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 3442 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 6: Cô bé bán diêm - Trợ từ, thán từ - Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i những cảnh đối lập : người qua lại, mùi thơm của ngỗng quay, ngôi nhà rực ánh đèn và dây trường xuân...
Còn em thì chân đất, đầu trần, giữa trời rét giá, tuyết rơi, bụng đói, ngồi nép giữa cái xó tối tăm...
- Cảnh tương phản đó càng làm nổi bật nỗi khổ về vật chất và nỗi khổ tinh thần của em - bà nội - chỗ dựa tinh thần của em cũng không còn nữa.
Hoạt động 2 :
2. Thực tế và những mộng tưởng
 - GV cho 1 HS đọc tốt đọc lại phần này. GV lần lượt nêu các câu hỏi để HS trao đổi :
Không bán được diêm, trời rét, bụng đói, bố khó tính nhưng cuối cùng em lại "đánh liều" rút que diêm ra để quẹt, và tưởng tượng của em là gì ? có hợp lý không ? cách miêu tả que diêm cháy và trí tưởng tượng của em bé có gì độc đáo, sáng tạo ? HS trình bày, GV bổ sung.
- GV nêu câu hỏi : Em bé đánh que diêm thứ 2 và tưởng tượng những gì ?
Tính chất hợp lí của chi tiết này ?
HS đứng tại chỗ trả lời. Lớp nhận xét, GV bổ sung.
- GV cho HS trình bày tiếp chi tiết em bé quẹt que diêm thứ 3. Lớp nhận xét bổ sung.
- GV cho HS trao đổi lần đánh diêm thứ tư của em bé.
Lớp nhận xét, GV bổ sung.
- "Đánh liều" rút diêm để quẹt, để hơ ngón tay vì rét.
+ Em bé quan sát que diêm cháy và ngọn lửa : xanh lam, trắng ra, rực hồng, sáng chói ... vui mắt (phù hợp tâm lý).
+ Em tưởng đang ngồi trước lò sưởi... có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng, và ước được ngồi sưởi ấm mã thế này.
+ Lửa tắt, em "bần thần" nghĩ rằng cha em giao em đi bán diêm và sẽ bị mắng.
+ Tính hợp lý : đang rét, tưởng tượng ra lò sưởi.
- Que diêm thứ 2 cháy và rực sáng. Bức tường biến thành tấm vải để em nhìn thấy bàn ăn trong nhà : sạch sẽ, sang trọng, cuốn hút... và chú ngỗng quay nhảy ra khỏi đĩa tiến về phía em.
Diêm tắt và không có bàn ăn thịnh soạn nào cả. Bức tường dày đặc và lạnh lẽo.
Tính hợp lý : đang đói nên em ước mơ và tưởng tượng như thế.
- Que diêm thứ 3 cháy và một cây thông Nô-en hiện ra cây nô - en đẹp, nến sáng lấp lánh, nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ.
Diêm tắt, những ngọn nến như bay lên trời, em bé nhớ lời bà nói : khi có 1 vì sao đổi ngôi là có một linh hồn bay lên trời với thượng đế.
Tính hợp lý : đón giao thừa nên cây nô -en xuất hiện, vì em đã có một thời như thế.
- Que diêm thứ 4 cháy và bà xuất hiện, mỉm cười với em.
+ Em biết diêm tắt là bà biến mất, em xin bà đi theo Thượng đế.
+ Diêm tắt và ảo ảnh rực sáng cũng biến mất.
+ Em quẹt hết que này đến que khác, sáng như ban ngày, muốn giữ bà lại mãi mãi. Em lại thấy bà to và đẹp, bà cầm tay em bay vụt lên cao, không còn rét, không còn ai đe doạ...
Tính hợp lý : em luôn nghĩ tới người bà hiền hậu, chí nhân.
Hoạt động 3 :
Qua những lần quẹt diêm trong đêm giao thừa, em cảm nhận gì về tâm trạng của em bé bán diêm và nghệ thuật biểu hiện tâm trạng nhân vật của tác giả ? HS làm việc độc lập, đứng tại chỗ trả lời.
Lớp nhận xét. GV bổ sung và có thể bình về niềm khao khát của những em bé khốn khổ ấy.
- Qua những lần quẹt diêm, em bé vừa ý thức được cảnh ngộ của mình (đói, rét, bố khó tính) vừa tưởng tượng những ảo ảnh để vơi bớt đi nỗi khổ (rét - lò sưởi, giao thừa - cây nô en, đói - ngỗng quay, khổ - bà xuất hiện).
Cách miêu tả hiện thực và trí tưởng tượng của em bé hoàn toàn phù hợp với cảnh ngộ và tâm trạng của em: khao khát một cuộc sống tốt đẹp.
Về nghệ thuật : Cách thể hiện tâm trạng của em bé "trước lò sưởi, ngỗng quay, cây nô en, người bà" chân thật, hồn nhiên, trong sáng. Từ ngữ, hình ảnh trong các đoạn văn phù hợp với tâm trạng nhân vật.
Hoạt động 4 :
3. Một cái chết thương tâm.
- GV cho 1 HS đọc lại đoạn cuối và nêu câu hỏi : cảnh em bé chết được tác giả miêu tả như thế nào ? Cảm nhận của em về cái chết của em bé bán diêm.
HS đứng tại chỗ trả lời. Lớp nhận xét, GV bổ sung và HS tự ghi những ý chính vào vở.
- Tác giả xây dựng 2 cảnh đối lập : sáng mùng một, đầu năm mọi người vui vẻ ra đường, mặt trời trong sáng chói chang trên bầu trời xanh nhạt. Và 1 cảnh em bé chết trong xó tường vì giá rét, giữa những bao diêm, giữ sự lành lùng của mọi người.
Em chết tội nghiệp, cô đơn, nhưng cũng rất thanh thản. 
- Em chết với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười - chết trong mộng tưởng, cùng bà bay lên cao, lên cao... Nhưng dù sao, cái chết của em cũng là một kết cục thương tâm.
Hoạt động 4 :
III. Tổng kết.
GV nêu câu hỏi : Cảm nhận về nhân vật em bé bán diêm và những nét đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn.
HS đứng tại chỗ trả lời. GV bổ sung để nhấn mạnh những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm này.
- Hình ảnh em bé bán diêm tội nghiệp với cảnh ngộ gia đình và cái chết thương tâm trong đêm giao thừa đầy khát khao mộng tưởng. ý nghĩa nhân đạo sâu sắc của truyện ngắn là tình thương yêu những em bé khốn khổ và khát khao mang lại hạnh phúc cho tuổi thơ.
- Nghệ thuật với truyện ngắn đặc sắc : Sử dụng chi tiết, hình ảnh tương phản để làm nổi bật hoàn cảnh và tâm trạng nhân vật. Cách miêu tả tâm lí của em bé trong đêm giao thừa với những tưởng tượng, ảo ảnh hợp lí.
c. Hướng dẫn học ở nhà.
- Đọc diễn cảm truyện ngắn, tóm tắt truyện trong khoảng 10 dòng.
- Kết đoạn văn (khoảng 10 dòng) phát biểu cảm nghĩ về nhân vật em bé (hoặc viết phần kết mới cho truyện - em bé không chết và người bố xuất hiện đưa em về nhà...)
- Chuẩn bị bài cho tiết sau : Trợ từ, thán từ
Tiết 3 : 	TRợ từ, thán từ
* Mục tiêu cần đạt.
Giúp HS:
- Hiểu được thế nào là trợ từ, thán từ.
- Biết được cách dùng trợ từ, thán từ trong những trường hợp cụ thể.
* Tiến trình lên lớp :
a. ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ.
- GV ổn định những nền nếp bình thường.
- Kiểm tra bài cũ: 
+ Sưu tầm ca dao, hò vè, thơ... có nội dùng từ địa phương.
+ HS đứng tại chỗ trình bày và chỉ ra những từ địa phương được dùng, giá trị.
+ GV nhận xét, bổ sung, chuyển tiếp vào bài mới : Trợ từ, thán từ.
b. Tổ chức các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
I. Trợ từ.
- GV cho 1 HS đọc yêu cầu a, b. HS đứng tại chỗ trả lời. Lớp nhận xét giáo viên bổ sung để HS nắm khái niệm về trợ từ. HS ghi vào vở ?
- GV có thể cho HS đặt những câu có trợ từ.
- Cả 3 câu đều có nội dung thông báo : Nó ăn 2 bát cơm.
Câu 2 thêm"những" (nhiều); câu 3 thêm "có" (ít) chỉ sự đánh giá, thái độ của người nói đối với sự vật sự việc được nói đến trong câu.
- Trợ từ là những từ dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá của người nói đối với sự vật, sự việc được nói đến trong câu (ví dụ : những, có, chính, đích, ngay...).
Hoạt động 2 :
iI. Thán từ.
- GV cho HS đọc yêu cầu a của phần này. HS làm việc theo nhóm. Đại diện nhóm trình bày. Lớp nhận xét. GV bổ sung.
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu b. HS làm việc độc lập, đứng tại chỗ trả lời. Lớp nhận xét, GV bổ sung và cho HS tìm ví dụ:
+ Này, ngày mai bọn mình viếng nghĩa trang liệt sĩ nhé! (một bộ phận của câu)
+ A, tháng này lớp ta lại không bằng tháng trước nhỉ!
- GV cho HS nhận xét về các thán từ Này, A (về ý nghĩa biểu cảm, khả năng hoạt động, vị trí trong câu...)?
HS đứng tại chỗ trả lới. Lớp nhận xét.
GV cho 1 HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK. HS tự ghi ý chính vào vở?
- Này là tiếng thốt ra để gây sự chú ý của người đối thoại.
A là tiếng thốt ra để biểu thị sự tức giận khi nhận ra điều đó không tốt.
- Đây là đặc tính ngữ pháp của thán từ.
Trường hợp đúng :
+ Này và A có thể làm thành một câu độc lập (câu đặc biệt).
+ Này và A có thể cùng các từ khác làm thành một câu và thường đứng ở đầu câu.
Trường hợp sai :
+ Này và A không thể làm thành 1 câu độc lập.
+ Này và A không thể làm 1 bộ phận của câu.
- Dùng làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp.
Thường đứng ở đầu câu, khi tách thì thành câu đặc biệt.
Thán từ có 2 loại:
+ Biểu lộ tình cảm : a, ái, ôi, trời ơi...
+ Dùng để gọi đáp : này, ơi, vâng, dạ, ừ...
Ghi nhớ (SGK).
Hoạt động 3 :
III. Luyện tập
- GV cho 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1. HS đứng tại chỗ trả lời. Lớp nhận xét, bổ sung.
Bài tập 1 :
+ Là trợ từ : Câu a, c, g, i (dùng trợ từ để nhấn mạnh biểu thị thái độ).
+ Không phải trợ từ : câu b, d, e, h.
- GV cho 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2. HS làm việc theo nhóm. Đại diện nhóm trình bày, lớp trao đổi. GV bổ sung.
Bài tập 2 :
- Giải thích nghĩa các trợ từ được in đậm trong.
a. Lấy (3 lần): nhấn mạnh và tỏ ý phàn nàn về việc mẹ không gửi thư, không hỏi thăm, không gửi quà.
b. Nguyên: Nhấn mạnh việc thách cưới cao.
Đến : Nhấn mạnh việc tốn kém.
c. Cả : Nhấn mạnh.
d. Cứ : Nhấn mạnh
- GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 3. HS làm việc độc lập, đứng tại chỗ trả lời. GV bổ sung để việc tìm thán từ cho đúng.
Bài tập 3 : Tìm thán từ trong các câu văn.
a. Này, à	b, ấy	c, vâng
d. Chao ôi	e, Hỡi ôi.
- GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 4. HS đứng tại chỗ trả lời. Lớp bổ sung. GV giải nghĩa để HS hiểu rõ hơn.
Bài tập 4 : Nghĩa của thán từ trong đoạn văn của Nguyễn Đình Thi và Thế Lữ.
Kìa : gọi
Ha ha : phấn khởi.
ái ái : sợ hãi.
Than ôi : tiếng thở dài.
c. Hướng dẫn học ở nhà.
- HS nắm khái niệm trợ từ, thán từ. Tác dụng, vị trí của nó trong câu.
- Làm bài tập 5 (đặt 5 với câu 5 thán từ, chủ đề nhà trường, mùa thu, bạn bè) bài tập 6 giải thích nghĩa câu tục ngữ "gọi dạ bảo vâng" (hô đáp, gọi đáp).
- Chuẩn bị bài tiết sau : Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.
Tiết 4 : Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.
* Mục tiêu cần đạt.
Giúp HS :
- Nhận biết được sự kết hợp và tác động qua lại giữa các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm của người viết trong một văn cảnh tự sự.
- Nắm được cách thức vận dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong một văn bản tự sự.
* Tiến trình lên lớp :
a. ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ.
- GV ổn định những nền nếp bình thường.
- Kiểm tra bài cũ:
+ Kiến thức về văn miêu tả, biểu cảm, tự sự (kể, miêu tả, biểu cảm).
+ GV cho HS trao đổi trong Em bé bán diêm có các yếu tố tả, biểu cảm không?
+ GV tổng hợp, chuyển tiếp vào bài mới : Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.
b. Tổ chức các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 :
I. Sự kết hợp giữa các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự.
- GV cho 1 HS đọc đoạn trích văn bản Trong lòng mẹ và trao đổi câu 

File đính kèm:

  • docBai 6 Tro tu than tu.doc