Giáo án Ngữ văn 7 - Học kỳ I - Tuần 17

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Qua bài kiểm tra Tập làm văn , rút ra được những ưu, khuyết điểm trong bài làm.

2. Kĩ năng.

- Tự chữa những lỗi cơ bản mắc phải.

- Rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tự sự kết hợp với nghị luận, miêu tả nội tâm và các hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm; nhận ra các dạng bài trong phần trắc nghiệm và rèn kỹ năng viết phần tự luận.

3. Thái độ.

- Ý thức trong tiết trả bài phát huy những ưu điểm, khắc phục những khuyết điểm.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: bài kiểm tra của HS, đáp án, biểu điểm.

- HS: xem lại phương pháp làm bài văn tự sự kết hợp với nghị luận, miêu tả nội tâm và các hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.

 

doc11 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1504 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Học kỳ I - Tuần 17, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Khuyết điểm
- Một số em đọc chưa kĩ đề nên làm sai phần trắc nghiệm
- Phần tự luận làm thiếu yếu tố nghệ thuật trong câu 2.
- Câu 3 phần tự luận tóm tắt còn dài, chưa đủ nhân vật chính cũng như nội dung chính.
3. Sửa bài
- Giáo viên phát bài yêu cầu học sinh đọc lại bài của mình năm phút sau đó đổi bài của bạn đọc và nhận xét chéo trong 10 phút
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần nhận xét bài của bạn.
- Gọi điểm vào sổ: 
4. Hướng dẫn tự học:
- GV đọc bài văn mẫu để HS tham khảo.
- Xem lại bài làm, tiếp tục sửa những lỗi mắc phải.
- Soạn bài Những đứa trẻ:
+ Đọc kỹ văn bản và chú thích SGK.
+ Xác định bố cục và trả lời các câu hỏi trong sách.
*************************************
Tuần 17	 Ngày soan: 04/12/2013
Tiết 83 Ngày dạy: 11/12/2013
ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN
(Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức.
- Nắm được các nội dung chính của phần Tập làm văn đã học xong trong Ngữ văn 9, thấy được tính chất tích hợp của chúng với văn bản chung.
2. Kĩ năng.
- Thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung tập làm văn học ở lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu văn bản đã học ở những lớp dưới.
3. Thái độ.
- Có ý thức ôn tập và nắm chắc các kiểu văn bản đã học
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Giáo án, sách giáo khoa.
- HS: xem lại chương trình Tập làm văn đã học lớp 9.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của học sinh.
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
? Các kiểu VBTS đã học ở lớp 9 có gì giống và khác so với các nội dung về kiểu VB này đã học.
- Gợi ý HS liệt kê các nội dung đã học về VBTS đã học ở lớp 6,7,8 và so sánh với chương trình lớp 9 (có thêm sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm, với lập luận; một số nội dung mới như các hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm).
? Hãy giải thích vì sao trong một VB có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi là VB tự sự.
? Theo em, liệu có một VB nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất hay không. 
- Lưu ý: trong một số VB khoa học, hành chính rất ít sử dụng duy nhất một phương thức.
? Hãy nhắc lại các kiểu VB chính đã học.
- GV dùng bảng phụ kẻ sẵn sơ đồ câm.
- Hướng dẫn HS cách làm:
7. Nội dung của VBTS đã học ở lớp 9:
- Vừa lặp lại
- Vừa nâng cao cả về kiến thức lẫn kỹ năng.
8. Các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận:
- Là những yếu tố bổ trợ nhằm làm nổi bật phương thức chính là tự sự.
- Khi gọi tên một VB, người ta căn cứ vào phương thức biểu đạt chính của VB đó.
9. Sự kết hợp với các yếu tố trong các VB chính:
STT
KIỂU VĂN BẢN CHÍNH
CÁCYẾU
TỰ SỰ
TỐ KẾT
MIÊU TẢ
HỢP VỚI
NGHỊ LUẬN
VĂN BẢN
BIỂU CẢM
CHÍNH
THUYẾT
MINH
ĐIỀU HÀNH
1
Tự sự
x
x
x
x
2
Miêu tả
x
x
x
3
Nghị luận
x
x
x
4
Biểu cảm
x
x
x
5
Thuyết minh
x
x
6
Điều hành
- Một số tác phẩm tự sự được học trong SGK Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 không phải bao giờ cũng không phân biệt rõ bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
? Tại sao bài tập làm văn tự sự của HS vẫn phải có đủ ba phần đã nêu.
- HS thảo luận cặp và cử đại diện trả lời.
- GV: vì trong các tác phẩm tự sự, tác giả là nhà văn - người viết văn thuần thục và có thể cho phép nhà văn phá cách, viết tự do. Còn HS phải rèn theo yêu cầu chuẩn mực của nhà trường.
? Những kiến thức và kỹ năng về kiểu VB tự sự của phần Tập làm văn giúp ích gì trong việc đọc hiểu các tác phẩm văn học tương ứng.- Gợi ý HS lấy tác phẩm Kiều ở lầu Ngưng Bích (Nguyễn Du) hoặc Làng (Kim Lân) phân tích các yếu tố: đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm và miêu tả nội tâm; so sánh với từng khái niệm và rút ra kết luận.
? Những kiến thức và kỹ năng về các tác phẩm tự sự của phần Đọc - hiểu văn bản và phần tiếng Việt tương ứng đã giúp em những gì trong việc viết bài văn tự sự.
- Gợi ý HS liên hệ đề tài, nội dung và cách kể chuyện, cách dùng ngôi kể, người kể, cách dẫn dắt, xây dựng và miêu tả nhân vật, sự việc.
10. Yêu cầu HS khi làm bài văn tự sự:
- Phải có đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
-> Rèn theo yêu cầu chuẩn mực của nhà trường.
11. Những kiến thức và kỹ năng về kiểu VB tự sự:
 Soi sáng việc đọc – hiểu các tác phẩm văn học tương ứng trong chương trình.
12. Kiến thức và kỹ năng về các tác phẩm tự sự của phần đọc – hiểu VB và phần Tiếng Việt:
 Giúp học tốt hơn khi làm bài văn kể chuyện.
4. Hướng dẫn tự học:
- Học bài, xem lại phần đã ôn tập.
- Chuẩn bị thi học kỳ I:
+ Xem lại kiến thức của phần Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn.
+ Xem lại các dạng bài tập đã làm.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
*****************************
Tuần 17	 Ngày soan: 04/12/2013
Tiết 84 Ngày dạy: 12/12/2013
NHỮNG ĐỨA TRẺ 
(Hướng dẫn đọc thêm)
 - Mác-xim Go-rơ-ki -
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức.
- Có hiểu biết bước đầu về nhà văn M, Go- rơ- ki và tác phẩm của ông
- Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích những đứa trẻ.
- Những đóng góp của M. Go- rơ- ki đối với văn học Nga và văn học nhân loại.
- Mối đồng cảm chân thành của nhà văn với những đứa trẻ bất hạnh.
- Lời văn tự sự giàu hình ảnh, đan xen giữa chuyện đời thường với truyện cổ tích.
2. Kĩ năng.
- Đọc- hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
- Kể tóm tắt được đoạn truyện.
3. Thái độ.
- Giáo dục HS lòng yêu thương, đồng cảm và chia sẻ khi gặp những bạn có hòan cảnh khó khăn.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tư liệu về tác giả, tác phẩm.
- HS: Soạn bài theo yêu cầu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ: : - Yêu cầu HS nhắc lại các tác phẩm đã học thuộc văn học nước Nga.
 - GV: Lòng yêu nước (lớp 6), Hai cây phong (lớp 8).
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm .
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả M.Gorki
? Cuộc đời của nhà văn có gì đặc biệt (dựa vào SGK trả lời ngắn gọn).
- GV nhận xét và tóm tắt vài nét chính về:
+ tuổi ấu thơ
+ năm 11 tuổi
+ ước mơ vào đại học...
? Kể tên một số tác phẩm của M.Go-rơ-ki mà em biết.
? Nêu xuất xứ tác phẩm Thời thơ ấu và vị trí đoạn trích Những đứa trẻ.
? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy. Cách kể có tác dụng gì (HS phát hiện ngôi kể thứ nhất, tác giả tự kể chuyện mình).
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS cách đọc và tìm bố cục .
- Cách đọc: giọng diễn cảm, thể hiện tính cách nhân vật. Chú ý đọc đúng những từ phiên âm tiếng nước ngoài. Giọng trầm buồn ở cuối truyện.
- Đọc mẫu từ đầu -> Ừ (trang 230). Gọi 2 HS đọc tiếp theo -> ấn em nó cuối xuống.
- Nhận xét, uốn nắn cách đọc của các em.
? Văn bản đuợc chia làm mấy phần. Nêu nội dung từng phần.
- HS dựa vào nội dung VB chia các phần nói về:
+ Tình bạn tuổi thơ trong trắng.
+ Tình bạn bị cấm đoán.
+ Tình bạn vẫn tiếp diễn.
? Em hiểu xe trượt tuyết, chim bạch yến, nứơc phép là gì?
- HS giải thích cá nhân.
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản .
? Truyện xoay quanh mấy nhân vật (chú ý truyện xoay quanh nhân vật A-li-ô-sa và ba đứa trẻ nhà đại úy).
? Xét hoàn cảnh của những đứa trẻ này, em thấy có gì đặc biệt (HS phát hiện ở những đứa trẻ này có sự khác biệt về địa vị xã hội: A-li-ô-sa con người dân thường, ba đứa trẻ con nhà quý tộc).
? Tuy có sự khác nhau về hoàn cảnh xuất thân nhưng ở chúng có điểm gì giống nhau (đều thiếu tình thương: A-li-ô-sa: bố mất, mẹ đi lấy chồng khác, sống với ông bà ngoại – ông ngoại rất khó tính. Ba anh em con nhà đại úy: sống với dì ghẻ, hay bị bố đánh đập...).
? Tại sao bọn chúng lại chơi thân với nhau (HS phát hiện chi tiết A-li-ô-sa cưú thằng em con nhà đại úy bị ngã xuống giếng).
? Qua những chi tiết trên giúp em cảm nhận gì về tình cảm của bọn chúng.
- Gọi HS đọc từ “Trời đã bắt đầu tối... Cấm không được đến nhà tao”.
? Theo em, ba đứa trẻ con nhà đại úy xuất hiện qua cái nhìn của ai.
? A-li-ô-sa đã cảm nhận về những đứa trẻ qua chi tiết nào (HS phát hiện chi tiết A-li-ô-sa đã cảm nhận về những đứa trẻ khi nghe bọn trẻ kể chuyện về mẹ chúng).
? Theo em, sự cảm nhận của A-li-ô-sa có chính xác không. Sự cảm nhận ấy được diễn đạt bằng nghệ thuật gì.
? Cách cảm nhận trên cho ta thấy điều gì ở A-li-ô-sa (sự cảm thông của A-li-ô-sa trước hoàn cảnh của bọn trẻ).
- Bình: xuất phát từ sự đồng cảm nên tác giả đã thể hiện chính xác dáng dấp bên ngoài và thế giới nội tâm của bọn trẻ.
? Câu chuyện này được kể ở thời điểm nào. Để miêu tả thời điểm hiện tại, ngòi bút của tác giả có gì đặc biệt (lồng chuyện đời thường và vườn cổ tích).
? Chuyện đời thường và vườn cổ tích được lồng vào nhau qua những chi tiết nào.
- Gợi ý HS tìm trong đoạn: 
+ khi bọn trẻ nói chuyện về dì ghẻ và nói về người mẹ thật -> lo lắng cho các bạn và khát khao tình yêu thương của mẹ.
+ qua hình ảnh người bà nhân hậu -> nhớ nhung hoài niệm những ngày sống tươi đẹp.
? Qua từng chi tiết, tác giả muốn thể hiện điều gì.
? Theo em, yếu tố truyện cổ tích được đan xen vào chuyện đời thường nhằm mục đích gì.
- Giáo dục HS biết trân trọng những hạnh phúc đang có và phải biết chia sẻ cảm thông những người có hoàn cảnh bất hạnh.
Hoạt động 4. Hướng dẫn HS tổng kết bài.
? Qua đoạn trích trên, tác giả muốn thể hiện điều gì.
? Truyện đã sử dụng những nghệ thuật gì đặc sắc.
- GV khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ.
I. Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm:
- Là nhà văn lớn của Nga thế kỷ XX.
- Tác phẩm trích ở chương IX trong tác phẩm Thời thơ ấu.
II. Đọc, tìm bố cục và tìm hiểu từ khó:
1. Đọc:
2. Bố cục: gồm ba phần.
III. Tìm hiểu chi tiết
1. Hình ảnh những đứa trẻ:
- A-li-ô-sa: bố mất, ở với bà, con nhà lao động bình thường.
- Ba đứa trẻ: mẹ mất, sống với bố và dì ghẻ, con nhà quý tộc.
→ Chơi thân với nhau vì có cảnh ngộ giống nhau.
=> Tình bạn hồn nhiên trong sáng.
2. Những 

File đính kèm:

  • docTuan 17.doc